28/03/2014 07:30 GMT+7

Trả giá vì tổ chức sự kiện thể thao không đúng thời điểm

HUY ĐĂNG
HUY ĐĂNG

TT - Các quan chức có trách nhiệm của những nước chủ nhà các sự kiện thể thao lớn như Olympic, Asiad, Euro... đều rất giống nhau về một việc, đó là cho rằng sự kiện sẽ nâng cao vị thế của quốc gia đăng cai trong nhiều phương diện, đặc biệt là kinh tế.

Phóng to
Lễ khai mạc Á vận hội mùa đông 2011. Với ngày hội này, Kazakhstan bị lỗ 1,6 tỉ USD - Ảnh: trang web kazakhstanasianwinter

Nhưng trong một bài báo nghiên cứu năm 2012, giáo sư Ekaterina Romanchuk của Đại học Bộ Tài chính Liên bang Nga đã chỉ ra điều này hoàn toàn không đúng với những đất nước đang trong giai đoạn kinh tế khó khăn.

Tuổi Trẻ xin lược dịch bài báo nghiên cứu của bà Ekaterina Romanchuk (Long - term effects estimation of mega - sport events on hosting countries with transition economies) như một lời cảnh tỉnh cho VN với việc đăng cai Asiad 2019.

Giáo sư Romanchuk đưa ra nhận định trên dựa vào thống kê về nền kinh tế của các quốc gia Ba Lan - Ukraine (tổ chức Euro 2012), Kazakhstan (Á vận hội mùa đông 2011) và Hi Lạp (Olympic 2004). Cụ thể theo thống kê, khoản lỗ mà các quốc gia trên phải chịu cho những lần tổ chức các sự kiện thể thao của mình lần lượt là 16 tỉ USD với Ukraine, 25 tỉ USD với Ba Lan, 1,6 tỉ USD với Kazakhstan và 15 tỉ USD với Hi Lạp.

Chủ yếu các khoản kinh phí này xuất phát từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển những dịch vụ du lịch. Lợi ích lâu dài mà những quốc gia đăng cai các sự kiện thể thao lớn nhắm đến luôn nằm ở sự phát triển du lịch cũng như các giải đấu thể thao sau đó của họ. Nhưng các quốc gia đang trong tình trạng khó khăn thường không đạt được mục đích này.

Không dễ để phát triển du lịch

Theo thống kê từ lịch sử các kỳ Olympic, nguồn lợi tức thu được từ khách du lịch thường không được như mong muốn của các nước chủ nhà. Nguyên nhân được đưa ra là bởi sự sụt giảm lượng khách du lịch thường niên khi nhiều người e ngại những tình trạng quá tải giao thông, mất trật tự của các kỳ đại hội thể thao và đã hủy bỏ kế hoạch du lịch của họ. Đó cũng là vấn đề mà Kazakhstan và Hi Lạp đã phải đối mặt khi tổ chức Á vận hội mùa đông 2011 hay Olympic Athens 2004.

Không những vậy, thu nhập từ du lịch với các quốc gia này cũng chẳng tăng lên bao nhiêu sau khi tổ chức các sự kiện thể thao. Sự tăng vọt giá cả xăng dầu, khách sạn lẫn ô nhiễm khiến nhiều người e ngại đến du lịch ở các quốc gia này và gây ra hậu quả cho ngành du lịch. Thường những quốc gia có nền kinh tế vững vàng sẽ kiểm soát được các vấn đề này, với thành công của ngành du lịch Hàn Quốc sau World Cup 2002 là một minh chứng tiêu biểu. Còn với Hi Lạp đang trong hoàn cảnh khó khăn, kỳ Olympic 2004 chỉ càng khiến họ trở nên suy kiệt.

Bên cạnh đó, các sự kiện thể thao lớn thường chỉ tạo ra một cú hích, còn muốn phát triển du lịch thể thao thật sự cần đến những hoạt động mang tính lâu dài. Sau khi kết thúc các kỳ Euro 2012 hay Á vận hội mùa đông 2011, ngành du lịch thể thao ở Ba Lan, Ukraine và Kazakhstan hầu như không phát triển, vì họ chưa có kế hoạch tổ chức những sự kiện thể thao nào khác trong tương lai.

Những công trình lãng phí

Sau du lịch, việc xây dựng, nâng cấp các sân vận động cũng được kỳ vọng sẽ nâng tầm vóc thể thao của các quốc gia đăng cai. Nhưng nếu không có sự tính toán hợp lý, điều này lại thường gây ra lãng phí như trường hợp của Ba Lan và Ukraine. Để phục vụ Euro 2012, Ba Lan và Ukraine đã xây dựng và nâng cấp một loạt sân vận động mới lên tầm sức chứa 40.000-50.000 chỗ ngồi. Nhưng thống kê về lượng khán giả của giải vô địch bóng đá tại Ba Lan và Ukraine trước và sau Euro, lượng khán giả đến sân mỗi trận của họ chỉ là khoảng 7.000 với Ba Lan và 10.000 với Ukraine. Tức những sân vận động khổng lồ này đã không được tận dụng đúng mức khi Ba Lan và Ukraine không có được những đội bóng danh tiếng như tại Anh hay Tây Ban Nha, những quốc gia đã tận dụng thành công việc nâng cấp sân vận động trong các kỳ Olympic 2012 và 1992.

Những khách sạn mọc lên nhưng sớm phá sản cũng trở thành một sự lãng phí khác. Người ta thống kê được sau các kỳ Olympic mùa đông 1994 ở Na Uy và Olympic 2004 ở Hi Lạp, 40% số khách sạn đã bị phá sản. Trong khi đó, nạn tham nhũng lại trở thành một nỗi nhức nhối đặc biệt sau mỗi lần tổ chức đại hội thể thao. Theo công bố của Ủy ban kiểm toán Kazakhstan, họ đã bị gian lận tài chính đến hơn 67 triệu USD sau kỳ Á vận hội mùa đông 2011. Còn trong quá trình chuẩn bị cho Euro 2012, Ukraine trượt dốc từ hạng 134 xuống hạng 151 trên bảng xếp hạng tình trạnh minh bạch tài chính của thế giới. Nạn tham nhũng này còn gây nên những hệ lụy khác trong chính trị.

HUY ĐĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hàng me tây cổ thụ, điểm check-in nổi tiếng Quảng Ngãi bị lột vỏ do che ruộng lúa

Người dân cho rằng hàng me tây cổ thụ tỏa tán rộng che hết nắng ruộng lúa, giảm năng suất nên đã lột vỏ các nhánh lớn.

Hàng me tây cổ thụ, điểm check-in nổi tiếng Quảng Ngãi bị lột vỏ do che ruộng lúa

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Một người thợ sửa chữa điện tử, điện lạnh ở Nghệ An thấy chiếc xe trôi tự do đã nhanh trí phá cửa kính, đưa tài xế bị đột quỵ bên trong xe đi cấp cứu.

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Đình chỉ phòng khám Phượng Đạt sau vụ bị 'bóc phốt' chặt chém bệnh nhân

Ngày 9-7, Sở Y tế tỉnh Gia Lai đã có quyết định đình chỉ toàn bộ hoạt động chuyên môn đối với Phòng khám đa khoa Phượng Đạt sau vụ bị người nhà bệnh nhân 'bóc phốt' chặt chém trên mạng xã hội.

Đình chỉ phòng khám Phượng Đạt sau vụ bị 'bóc phốt' chặt chém bệnh nhân

Hàng chục xác heo trên kênh cấp nước, cơ quan chức năng vào cuộc

Hơn một tuần qua, cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đã vớt, tiêu hủy hàng chục xác heo chết thả trôi trên nhiều tuyến kênh cung cấp nước sinh hoạt.

Hàng chục xác heo trên kênh cấp nước, cơ quan chức năng vào cuộc

Ông Lương Kim Sơn làm trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi

Ông Lương Kim Sơn - trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy - được tín nhiệm, bổ nhiệm giữ chức trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi.

Ông Lương Kim Sơn làm trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi

Hơn 1.300 hồ sơ trong 7 ngày, Trung tâm hành chính xã Nhà Bè khởi đầu đầy sôi động

Từ ngày 1-7, Trung tâm phục vụ hành chính công xã Nhà Bè (TP.HCM) chính thức hoạt động. Chỉ trong 7 ngày đầu vận hành, trung tâm đã tiếp nhận tổng cộng 1.321 lượt người dân đến nộp hồ sơ thủ tục hành chính.

Hơn 1.300 hồ sơ trong 7 ngày, Trung tâm hành chính xã Nhà Bè khởi đầu đầy sôi động
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar