06/06/2016 09:17 GMT+7

Trả giá cho chống ngập

QUỐC VIỆT
QUỐC VIỆT

TTO - Một con đường hết ngập lẽ ra phải mang đến niềm vui cho người dân nhưng trớ trêu, khi mặt đường được nâng lên cả mét, nhà dân hai bên bỗng biến thành hầm.

Hai dãy tường gạch cao khoảng 1m án ngữ ngay trước cửa một căn nhà trên đường Kinh Dương Vương, quận Bình Tân, TP.HCM - Ảnh: LÊ PHAN

“Chỉ cần sớm cho chúng tôi biết rõ cốt nền đường cần thiết thì giờ đâu phải khốn khổ như vậy. Kinh doanh lụn bại, ăn ở chẳng được, kêu bán cũng chẳng ai thèm ngó căn nhà trị giá mấy tỉ bạc mà như ao hầm thế này!”.

Nhiều cư dân trên đường (Q.Bình Tân, TP.HCM) trút nỗi niềm bức xúc.

Họ nói thẳng nếu nước trên mặt đường cao hơn nền nhà cả 1m hay 1,5m mà dồn xuống nhà mình, họ còn sợ cả chuyện sơ sẩy con nhỏ chết đuối ngay giữa nhà mình, chứ đừng nói ngập chân hay ướt đồ.

Đâu chỉ có khu vực đường Kinh Dương Vương, rất nhiều khu dân cư bên đường khác ở TP.HCM cũng không thoát khỏi thảm cảnh này. Chuyện những con đường bỗng chốc cao thành bờ đê, rồi nhà dân sụt xuống làm ao hồ trữ nước như bi kịch dài tập “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.

Nhưng chính vì vấn đề đô thị chẳng tìm thấy hồi kết có hậu nên nỗi khốn khổ, bức xúc của người dân càng nặng nề thêm.

Một con đường hết ngập lẽ ra phải mang đến niềm vui tiện lợi, sao lại nhiều hệ quả phát sinh, nhiều lời than vãn thế này? Chẳng lẽ gánh nặng cứ mãi đổ trên vai người dân tội nghiệp bên đường?

Cư dân trên đường Kinh Dương Vương mới tạm tính sơ chi phí “đắp ao hồ” nhà mình đã thấy mất ít nhất từ vài trăm triệu đồng, thậm chí không ít nhà còn tốn kém nhiều hơn.

Không chỉ mua vật liệu xây dựng đắp nền nhà lên cao hơn mặt đường, mà còn hàng loạt hạng mục phải sửa chữa, thậm chí thay đổi toàn bộ như hệ thống điện, cấp thoát nước, hầm vệ sinh, cửa nẻo, bếp núc...

Tuy nhiên sau gánh nặng tiền bạc này, họ tiếp tục đối mặt với vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều: những tầng trệt mặt tiền là nơi kiếm sống lâu nay sẽ còn làm được gì khi nó thấp lè tè, thậm chí chui không lọt?

Chỉ có cách khác là đập bỏ căn nhà để xây mới, nhưng không mấy người có thể xoay xở nổi việc tự dưng phải phá nhà đang ở, xây nhà mới thế này.

Câu chuyện cái cốt nền chắc chắn cần phải mổ xẻ nhiều để người dân thành phố không còn tiếp tục gánh họa bên đường.

Nhưng ngay từ bây giờ, câu chuyện nhà dân bỗng chốc hóa hầm cần phải được nhanh chóng tìm kiếm giải pháp giúp giảm thiệt hại cho dân.

Đó có thể là chuyện nghiên cứu cao độ nền đường thế nào cho hợp lý hợp tình, đường thì hết ngập mà nhà dân cũng không đến nỗi phải thành ao sâu vô phương cứu chữa.

Đó cũng có thể là giúp đỡ những gia đình thật sự gặp khó khăn vì các công trình này, như miễn giảm thuế kinh doanh, cho vay ưu đãi để sửa chữa nhà, đơn giản hóa thủ tục xin phép sửa chữa, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, phương tiện làm ăn...

Và không thể chấp nhận giải pháp chống ngập nhà dân theo cách bắt họ phải trả giá bằng nỗi khốn khổ và sự thiệt hại, như những gì cư dân hai bên đường Kinh Dương Vương đang gánh chịu trong những ngày này!

QUỐC VIỆT

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Hai ngày nay, cộng đồng mạng cứ trầm trồ ngợi khen anh Trần Văn Nghĩa đã nhanh trí, dũng cảm sử dụng drone phun thuốc trừ sâu để giải cứu hai em nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước sông Ba đang chảy xiết.

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Trong cuộc điện đàm tối 2-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định với Tổng Bí thư Tô Lâm việc Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, tiếp tục hợp tác giải quyết các vướng mắc trong quan hệ hai nước.

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Bộ máy chính quyền địa phương hai cấp đã vận hành với gần 94% thủ tục hành chính được giải quyết ngay tại cấp phường, xã.

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Chính quyền gần dân

Sáp nhập tỉnh thành, thực hiện chính quyền địa phương hai cấp là sự thay đổi mang tính chiến lược với đích đến cuối cùng là nhằm tạo ra một chính quyền gần dân hơn, đất nước phát triển hơn.

Chính quyền gần dân

Thời khắc lịch sử

Từ ngày 1-7-2025, nước ta chính thức chuyển sang một giai đoạn phát triển mới khi cả nước còn 34 tỉnh, thành.

Thời khắc lịch sử

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh

Tôi đã gắn với nghề "cầm vô lăng" suốt nhiều năm qua từ lái xe taxi, xe công nghệ... rồi đến xe buýt.

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar