18/12/2014 09:31 GMT+7

​Trả đũa tàn bạo

HỮU NGHỊ
HỮU NGHỊ

TT - “Chúng tôi đã lựa chọn trường học này của quân đội do lẽ chính phủ đã nhắm vào gia đình và phụ nữ của chúng tôi. Chúng tôi muốn họ cảm thấy đau đớn”.

Đó là cách giải thích của Muhammad Umar Khorasani, người phát ngôn của tổ chức Taliban tại Pakistan, về chuyện tổ chức tấn công trường học ở Peshawar.

Học sinh ở Karachi (Pakistan) trong buổi tưởng niệm các nạn nhân bị Taliban sát hại - Ảnh: Reuters

Đúng là họ đã chịu tổn thất nhân mạng quá đỗi từ các cuộc tấn công của quân Chính phủ Pakistan gần đây - 1.600 người thiệt mạng từ tháng 6. Nhưng đâu thể suy tính đơn giản kiểu: bọn ngươi bắn bọn ta, bọn ta bắn lại con bọn lính tráng các ngươi là huề!

Càng thảm hại hơn khi có giải thích cho rằng quyết định chọn tấn công trường học là để trả đũa việc trao tặng (phân nửa) giải Nobel hòa bình năm nay cho cô gái 17 tuổi Malala Yousafzai. Malala từng bị Taliban cố giết chết năm 2012 vì “tội” quảng bá quyền được đi học của phụ nữ.

Malala đã bị bắn trên một chuyến xe buýt trong tỉnh Khyber Pakhtunkhwa mà thủ phủ chính là thành phố Peshawar nay đang chìm trong tang ma của 141 người xấu số, trong đó có 132 học sinh.

Cách giải thích đó cũng không phải không có cơ sở khi chỉ vài ngày trước vụ tấn công, Taliban đã lên án Malala câu kết với “bọn quỷ dữ phương Tây” và rằng Ủy ban Nobel đã trao giải cho Malala là để “tuyên truyền quảng bá văn hóa phương Tây, chớ giáo dục gì ai!” (báo The Guardian 17-12-2014).

Vụ thảm sát tại Pakistan làm nhớ lại vụ tấn công vào trường nội trú nữ ở Chibok (Nigeria) rạng sáng 15-4. Nhóm khủng bố Hồi giáo đã bắt đi khoảng 329 nữ sinh. Có 53 em đã trốn thoát được sau đó, số còn lại bị bán đi, hoặc bị ép “lấy” lính phe “thánh chiến” này.

Sau đó, một kẻ tự nhận là thủ lĩnh chủ mưu đã giải thích: “Tôn giáo của tôi cho phép nô lệ. Tôi sẽ lại đi bắt người khác và biến chúng thành nô lệ. Lẽ ra các đứa con gái đó không được đến trường và lấy chồng từ năm lên 9 kia kìa”! (BBC, 5-5-2014).

Không thể tin rằng đó là những hành vi của thế kỷ 21 khi mà con người lẽ ra đã phải tiến hóa lắm lắm rồi!

Xét cho cùng, vụ bắt giữ con tin trong quán cà phê ở Sydney hôm 15-12, vụ tàn sát trường học ở Peshawar hôm 16-12 và vụ bắt cóc nữ sinh ở Chibok có một mẫu số chung. Đó là sự ngạo mạn ra tay một cách phi nhân tính. Những kẻ điên “vô cùng tỉnh táo” tự cho phép xem thường sinh mạng người khác!

Tất nhiên, cũng phải thấy rằng trong chiến tranh luôn có tai ương do đạn lạc, mà ở Pakistan và Afghanistan thường do các vụ không kích bằng máy bay không người lái của Mỹ. Nếu như, cũng vì tính nhân mà cẩn thận hơn khi chấm tọa độ thì sẽ không có tai ương đạn lạc, và không có cớ để lấy oán báo oán.

Người Pakistan dẫu vẫn quen thuộc với cảnh bom đạn, khủng bố thật ra vẫn chưa hiểu nổi vì sao lại có chuyện xả súng bắn có chủ đích vào những đứa trẻ đang lẩn trốn ngay trong lớp học. Chuyện nhân và quả đang bị đẩy đi quá xa, vượt tầm kiểm soát.

HỮU NGHỊ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ thêm vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Sau khi ông Trump cam kết tiếp tục viện trợ vũ khí cho Kiev, Điện Kremlin cảnh báo điều này chỉ khiến chiến sự kéo dài, đồng thời chỉ trích phương Tây vì 'đổ thêm dầu vào lửa' trong xung đột Nga - Ukraine.

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ thêm vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Mức thuế Mỹ đe dọa áp lên hàng hóa Campuchia giảm xuống còn 36% được phía Phnom Penh xem là thắng lợi lớn, nhưng người dân vẫn bất an.

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà Paetongtarn bị đình chỉ

Nội các Thái Lan hủy bỏ dự luật hợp pháp hóa sòng bạc được công bố hồi tháng 3 sau khi Thủ tướng Shinawatra bị tạm đình chỉ;

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà  Paetongtarn bị đình chỉ

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Bắc Kinh đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí nhờ nhiều sáng kiến. Thái Lan cũng đang học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc.

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Cảng lớn nhất châu Âu 'dành sẵn chỗ cho quân sự' nếu xung đột với Nga

Cảng Rotterdam (Hà Lan), cảng lớn nhất châu Âu, đang chuẩn bị cho khả năng xảy ra xung đột với Nga bằng cách dành sẵn chỗ tại bến bãi cho các tàu tiếp tế quân sự.

Cảng lớn nhất châu Âu 'dành sẵn chỗ cho quân sự' nếu xung đột với Nga

Lầu Năm Góc: Mỹ chuyển thêm vũ khí để Ukraine tự bảo vệ trong lúc tìm kiếm hòa bình

TASS ngày 8-7 đưa tin Lầu Năm Góc xác nhận đang chuyển thêm vũ khí phòng thủ cho Ukraine, như tuyên bố trước đó của ông Trump.

Lầu Năm Góc: Mỹ chuyển thêm vũ khí để Ukraine tự bảo vệ trong lúc tìm kiếm hòa bình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar