27/05/2006 14:25 GMT+7

TP.HCM: "Thủ đô của hen suyễn"

Theo VietNamNet
Theo VietNamNet

Tại TP.HCM, cứ 10 trẻ thì có 3 em bị mắc bệnh hen suyễn. Đây là bệnh mạn tính hàng đầu ở trẻ em. Trẻ bị ho, khò khè kéo dài, phải thường xuyên gặp bác sĩ.

Phóng to
Tại TP.HCM, cứ 10 trẻ thì có 3 em bị mắc bệnh hen suyễn. Đây là bệnh mạn tính hàng đầu ở trẻ em. Trẻ bị ho, khò khè kéo dài, phải thường xuyên gặp bác sĩ.

Ngày 26-5, trong buổi nói chuyện "Trẻ em với bệnh hen suyễn" tổ chức tại Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP.HCM, PGS-TS Lê Thị Tuyết Lan, Trường ĐH Y Dược TP.HCM cho biết, số trẻ em VN ở độ tuổi 12-13 có tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn cao nhất châu Á.

Bộ Y tế đưa ra con số 10% trẻ em VN mắc bệnh, còn ở TP.HCM, con số thực tế do tổ chức y tế ISSAC đưa ra là 29,1% trẻ mắc căn bệnh này (số liệu năm 2004). Họ gọi TP.HCM là “thủ đô của hen suyễn”!

Ở nước ta, hiện nay suyễn là một trong những bệnh mạn tính hàng đầu của trẻ em. Trẻ bị ho và khò khè kéo dài, phải thường xuyên gặp bác sĩ.

Dấu hiệu giúp nghi ngờ trẻ bị bệnh suyễn:

1. Có tiếng rít hay tiếng như huýt sáo khi thở ra hay những đợt thở rít tái đi tái lại.

2. Bị ho, đặc biệt về đêm và gần sáng.

3. Đêm ngủ bị thức giấc vì hay khò khè, khó thở.

4. Bị ho hay khò khè sau khi chạy giỡn, vận động nhiều.

5. Có vấn đề về hô hấp vào mùa nào đó nhất định trong năm.

6. Bị ho, thở rít hay khó thở, nặng ngực khi gặp tác nhân kích thích như lông chó, lông mèo, các hóa chất dạng xịt, bụi khói, khói thuốc lá, xúc động mạnh, khóc, cười quá mức, thay đổi thời tiết, các dạng thuốc…

7. Bị cảm nhập vào phổi tái đi tái lại hoặc kéo dài hơn 10 ngày mới hết. Càng nên nghĩ đến bệnh suyễn khi gia đình hoặc bản thân trẻ có người thân bị bệnh có cơ địa dị ứng (chàm, mày đay, lác sữa…)

Nếu trẻ ngoại trừ chứng ho đi tái lại, còn lại đều mạnh khỏe bình thường, cũng nên nghĩ đến bệnh suyễn. Ngoài ra cũng có dạng suyễn không rõ ràng như sổ mũi, tái đi tái lại hoặc chỉ có tằng hắng.

Tuy vậy, việc chẩn đoán đúng bệnh cũng khá khó khăn, bởi triệu chứng bệnh ở trẻ giống với một số bệnh về đường hô hấp khác: viêm phế quản, viêm tiểu phế quản viêm phế quản dạng khò khè… Thuốc kê toa thường là kháng sinh, vì thế trẻ thường bị bệnh lại ngay sau khi dứt thuốc. Có trẻ dùng nhiều quá, đến mức tiêu chảy, chậm lớn mà bệnh vẫn không dứt.

Theo bác sĩ Lê Thị Tuyết Lan, cần có sự phân biệt rõ giữa trẻ bị bệnh suyễn và viêm phế quản để nhận biết bệnh, để điều trị đúng và biết cách kiêng cữ đúng… Dưới đây là một số điều cần chú ‎ý:

Khi trẻ bị một trong những triệu chứng trên, cần thiết đưa trẻ đi bác sĩ. Bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm đúng bệnh của trẻ, đối với trẻ hơn 5 tuổi, làm xétnghiệm hô hấp kí với test giãn phế quản cũng đưalại kết quả khách quan. Hiện nay, ở

VN có khoảng 95% bệnh nhân hen suyễn chưa được kiểm soát. Nhiều bệnh nhân tự tiện đi mua thuốc, thậm chí tự trị bằng một số cách truyền miệng “cây nhà lá vườn” thiếu cơ sở khoa học.

Chăm sóc trẻ bị suyễn tại nhà: Cha mẹ cần và người thân của trẻ cần biết cách thực hiện biện pháp chăm sóc và phòng ngừa như sau:

1. Phòng tránh các tác nhân kích thích:

- Bọc gối, nệm bằng vải không thấm nước; giặt bao mền, gối nệm hàng tuần với nước nóng trên 60o, và phơi nắng; lau chùi nơi ngủ của trẻ thường xuyên.

- Trong nhà không có khói thuốc lá.

- Giữ vệ sinh nhà cửa, không có gín chuột, không nuôi chó mèo, không có khói nhang, kể cả nhang muỗi.

- Không sử dụng hóa chất có mùi nồng gắt như thuốc xịt muỗi, xịt phòng, thuốc tẩy rửa, dầu thơm.

- Không dùng thức ăn gây dị ứng cho trẻ.

- Cho trẻ chích ngừa cảm cúm.

- Giữ ấm cho trẻ.

- Không dùng đồ ăn thức uống lạnh và các loại thuốc gây triệu chứng suyễn ở trẻ.

- Chọn môn thể thao thích hợp, vừa sức trẻ, có nghỉ ngơi xen kẽ và có thể dùng 2 nhát Ventolin trước khi vận động.

2. Sử dụng thuốc ngừa cơn suyễn đúng liều, đúng cách. Luôn đưa bình thuốc cắt cơn bên người trẻ và cho trẻ đi khám đúng hẹn của bác sĩ ngay cả khi đã kiểm soát được cơn suyễn.

3. Cha mẹ nên tham gia Câu lạc bộ bệnh nhân suyễn để có thể giao lưu trao đổi, tham khảo thêm cách chăm sóc trẻ.

4. Cần đưa trẻ đi cấp cứu khi: Thuốc cắt cơn không hiệu quả, hoặc hiệu quả kéo dài không lâu, trẻ vẫn thở nhanh và khó khăn, hoặc có các triệu chứng như nói không nổi, môi và móng tay hoặc chân tím tái; cánh mũi phập phồng, co kéo hõm ức, hõm trên xương đòn, hõm trên các xương sườn, hõm xương sườn…

Bệnh suyễn rất nguy hiểm đối với trẻ, bệnh nhân có nguy cơ dẫn đến tử vong nếu có bệnh sử không tuân thủ kế hoạch điều trị, có vấn đề tâm lí‎ xã hội, hoặc quá lệ thuộc vào thuốc cắt cơn.

Người thân của bệnh nhân cần đặc biệt chú ý đối với bệnh nhân đã từng có bệnh sử cơn hen suyễn sắp tử vong; đã nhập viện hay cấp cứu; đã có đặt ống nội khí quản do hen suyễn; hiện đang uống hoặc ngưng uống Corticosteroides.

Theo VietNamNet

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Những môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45', người ủng hộ, người nói chơi thể thao nặng mà vẫn khỏe

Vì sao 'một số môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45' nhận được nhiều ý kiến chia sẻ, tranh luận từ độc giả.

'Những môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45', người ủng hộ, người nói chơi thể thao nặng mà vẫn khỏe

Quầy thuốc, căng tin bệnh viện đều tiềm ẩn nguy cơ hàng giả: Ai chịu trách nhiệm?

Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhận định từ quầy thuốc bệnh viện đến căng tin, hoàn toàn có thể tiềm ẩn nguy cơ hàng kém chất lượng tuồn vào.

Quầy thuốc, căng tin bệnh viện đều tiềm ẩn nguy cơ hàng giả: Ai chịu trách nhiệm?

Lấy chiếc tăm nhọn dài 7cm nằm hơn 4 tháng trong bụng một bé trai

Bé trai này bị đau bụng bên trái và sốt kéo dài suốt nhiều tháng. Các bác sĩ phát hiện nguyên nhân là một cây tăm xỉa răng nằm trong bụng, gây xuyên tá tràng.

Lấy chiếc tăm nhọn dài 7cm nằm hơn 4 tháng trong bụng một bé trai

Những bài tập cần 'bỏ túi' khi dịch COVID-19 trở lại

Tập luyện thể dục thể thao được xem là cách thức rất tốt để giúp cơ thể chống chọi với dịch bệnh, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 đang quay trở lại.

Những bài tập cần 'bỏ túi' khi dịch COVID-19 trở lại

Trẻ đột nhiên bị phù, coi chừng mắc bệnh lý thận nguy hiểm

Bệnh viện TP Thủ Đức (TP.HCM) vừa tiếp nhận liên tiếp hai trẻ bị phù ở mi mắt và chân, đi khám mới phát hiện mắc bệnh lý thận nguy hiểm.

Trẻ đột nhiên bị phù, coi chừng mắc bệnh lý thận nguy hiểm

Nguy cơ tái phát đột quỵ do rung nhĩ ở mức đáng báo động, làm gì để phòng tránh?

Rung nhĩ, một rối loạn nhịp tim phổ biến được biết đến là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ. Một nghiên cứu quy mô lớn mới đây được công bố trên tạp chí y khoa uy tín cảnh báo nguy cơ tái phát đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ đáng báo động.

Nguy cơ tái phát đột quỵ do rung nhĩ ở mức đáng báo động, làm gì để phòng tránh?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar