17/10/2019 09:36 GMT+7

TP.HCM lo xuất khẩu dần mất lợi thế cạnh tranh

TRẦN VŨ NGHI
TRẦN VŨ NGHI

TTO - Tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu của TP.HCM có dấu hiệu sụt giảm so với cả nước trong thời gian qua. Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong đặt câu hỏi "do thiếu cơ chế chính sách, hay do những yếu kém nội tại của kinh tế thành phố?".

TP.HCM lo xuất khẩu dần mất lợi thế cạnh tranh - Ảnh 1.

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong đề nghị các chuyên gia, sở ngành tìm giải pháp, hiến kế cho hoạt động xuất khẩu của thành phố trong giai đoạn mới - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Phát biểu tại hội nghị Tình hình đầu tư và xuất khẩu trên địa bàn thành phố do UBND TP.HCM tổ chức ngày 17-10, ông Nguyễn Thành Phong, chủ tịch UBND TP, cho rằng việc thành phố tổ chức hội nghị chuyên đề về tình hình đầu tư và xuất khẩu trên địa bàn thành phố giai đoạn 2000-2019 nhằm đánh giá, tổng kết thực trạng hoạt động xuất khẩu của thành phố trong gần 20 năm qua.

"Thành phố muốn lắng nghe sâu hơn các ý kiến đánh giá về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, đặc biệt là các hoạt động xuất khẩu đầu tư gần 20 năm qua, làm cơ sở để xác định vị trí hàng hóa của thành phố trong tổng thể sử dụng hàng hóa của thế giới, từ đó định hướng phát triển phù hợp cho giai đoạn sắp tới", ông Phong nhấn mạnh.

Không chỉ yêu cầu chỉ ra nguyên nhân của các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất khẩu của thành phố do thiếu cơ chế chính sách, yếu kém nội tại của kinh tế thành phố, hay do nguyên nhân nào, ông Phong còn yêu cầu các sở, ngành liên quan đề xuất giải pháp cụ thể để tháo gỡ vướng mắc.

Trong đó, cần nêu rõ giải pháp nào thành phố làm được, giải pháp nào cần sự hỗ trợ phối hợp của trung ương, khuyến nghị các định hướng phát triển xuất khẩu mà thành phố cần tập trung chỉ đạo điều hành trong thời gian tới.

TP.HCM lo xuất khẩu dần mất lợi thế cạnh tranh - Ảnh 2.

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong (trái) cùng các đại biểu tham gia tại hội nghị "Tình hình đầu tư và xuất khẩu trên địa bàn TP.HCM" tổ chức ngày 17-10 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ông Phong cũng cho rắng nếu nhìn cột mốc từ năm 2000 - năm mà Việt Nam ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Mỹ (BTA), cũng là mốc đánh dấu việc đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam nói chung và thành phố nói riêng, thời gian qua hoạt động xuất khẩu của thành phố liên tục phát triển và là lĩnh vực kinh tế quan trọng đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế của thành phố.

Tuy hoạt động xuất khẩu của thành phố vẫn tiếp tục phát triển, số liệu thống kê cho thấy đã có dấu hiệu khựng lại, tốc độ tăng trưởng trong gần 10 năm trở lại đây ở mức không cao, dưới 10%/năm.

Một trong những lý do khiến cơ cấu xuất khẩu chậm chuyển dịch và chịu sự tác động là diễn biến kinh tế thế giới: tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008, khủng hoảng nợ công châu Âu 2010-2012 và gần đây nhất là tác động xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc…

TP.HCM lo xuất khẩu dần mất lợi thế cạnh tranh - Ảnh 3.

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong (bên phải) trong một lần đến làm việc tại Công ty TNHH cơ khí Lập Phúc (TP.HCM) - Ảnh: T.V.N.

Theo đánh giá của Sở Công thương TP.HCM, hoạt động xuất khẩu của thành phố đã đến ngưỡng giới hạn, sẽ khó tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng trong thời gian tới nếu không có giải pháp chiến lược, đột phá.

Kim ngạch xuất khẩu ngày càng phụ thuộc vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (năm 2005 thành phần kinh tế trong nước chiếm 55% và thành phần doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 45% thì đến cuối năm 2018 cơ cấu tương ứng là 48,9% và 51,1%).

Nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như sản phẩm điện, điện tử, dệt may, giày dép chủ yếu do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất, xuất khẩu.

Đầu tư xã hội cho sản xuất hàng xuất khẩu, kết cấu hạ tầng quan trọng phục vụ hoạt động xuất khẩu như cảng biển, sân bay, đường giao thông, kho ngoại quan... còn thiếu và yếu, ảnh hưởng đến khả năng gia tăng quy mô sản xuất, xuất khẩu.

Bên cạnh đó, hiệu quả đầu tư chưa cao, chưa có những dự án quy mô lớn dành cho sản xuất hàng xuất khẩu cũng như phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ nên cơ cấu sản xuất và xuất khẩu chậm được đổi mới để tăng xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến.

Đến năm 2018, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 38,1 tỉ USD, 9 tháng 2019 ước đạt 30,7 tỉ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2018.

Hiện thành phố có nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD/năm, dự kiến năm 2019 sản phẩm máy tính, linh kiện điện tử ước đạt 10 tỉ USD; dệt may ước đạt 4,2 tỉ USD; giày dép khoảng 1,9 tỉ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ chừng 1,6 tỉ USD và nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 500 triệu USD/năm như gạo, thủy hải sản, hàng rau quả, phương tiện vận tải và phụ tùng…

Kiều bào chuyển về TP.HCM 3,8 tỉ USD kèm công nghệ, nhân sự giỏi

TTO - Nhiều chuyên gia, trí thức kiều bào đã có những đóng góp quan trọng, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyển giao công nghệ, là cầu nối cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

TRẦN VŨ NGHI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sản xuất iPhone tại Mỹ, bài toán khó của Apple

Dù chịu áp lực lớn liên tục từ Tổng thống Donald Trump, rất khó để Apple lắp ráp iPhone tại Mỹ với mức chi phí cao gần như gấp 10.

Sản xuất iPhone tại Mỹ, bài toán khó của Apple

Tin tức sáng 25-5: Số người thất nghiệp ở Hà Nội tăng cao, nhất là nhóm 25-34 tuổi

Một số tin tức đáng chú ý: Hơn 14,7 triệu người tham gia góp ý sửa Hiến pháp 2013 qua VNeID; Lộ diện thêm quỹ ngoại nắm hàng chục triệu cổ phiếu ACB; Phạt một công ty chứng khoán vì không giữ tài liệu liên quan trái phiếu Hưng Thịnh...

Tin tức sáng 25-5: Số người thất nghiệp ở Hà Nội tăng cao, nhất là nhóm 25-34 tuổi

Thủ tướng: Nghiên cứu hình thành sàn giao dịch vàng để người dân tự do mua bán

Nghiên cứu hình thành sàn giao dịch vàng theo hướng người dân được tự do giao dịch, mua bán; tách bạch giữa quản lý nhà nước và hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng.

Thủ tướng: Nghiên cứu hình thành sàn giao dịch vàng để người dân tự do mua bán

Xây dựng thương hiệu quốc gia cho sầu riêng: Kiểm soát tại vườn, kiểm nghiệm tại chỗ

Sầu riêng Việt Nam đang có cơ hội vươn xa, nhưng nếu mở rộng vùng trồng thiếu kiểm soát đồng bộ về năng lực sản xuất và chất lượng sẽ là rủi ro lớn cho thương hiệu quốc gia đang dần được gây dựng.

Xây dựng thương hiệu quốc gia cho sầu riêng: Kiểm soát tại vườn, kiểm nghiệm tại chỗ

Ông Trần Lưu Quang: Cần cắt giảm 50% thủ tục cho mô hình liên kết nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp

Ông Trần Lưu Quang - bí thư Trung ương Đảng, trưởng Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương - nhấn mạnh tầm quan trọng của mô hình hợp tác '3 nhà' (nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp), trong đó doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm.

Ông Trần Lưu Quang: Cần cắt giảm 50% thủ tục cho mô hình liên kết nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp

Long An thu giữ gần 25 tấn sữa bột nghi hàng giả ​

Lực lượng chức năng tỉnh Long An phát hiện hơn 11.800 lon sữa bột nhiều nhãn hiệu như Z1000 Gold+, Sanaki Grow IQ Plus (Sun), Gold 1+... không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.

Long An thu giữ gần 25 tấn sữa bột nghi hàng giả ​
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar