28/08/2019 12:54 GMT+7

Gạo Việt Nam xuất khẩu trên 20 năm nhưng chưa đạt thương hiệu quốc tế

CHÍ TUỆ
CHÍ TUỆ

TTO - Đa số các sản phẩm nông sản Việt Nam kém cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã, thương hiệu cũng bị mờ nhạt, như gạo Việt Nam đã xuất khẩu trên 20 năm nhưng chưa đạt thương quốc tế trong khi Campuchia 3 lần được xếp hạng gạo ngon nhất thế giới.

Gạo Việt Nam xuất khẩu trên 20 năm nhưng chưa đạt thương hiệu quốc tế - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại hội nghị Thúc đẩy sản xuất, sử dụng và nâng cao chất lượng phân bón hữu cơ - Ảnh: CHÍ TUỆ

Ông Nguyễn Đình Hạc Thúy, chủ tịch Hiệp hội phân bón Việt Nam nói như vậy tại hội nghị Thúc đẩy sản xuất, sử dụng và nâng cao chất lượng phân bón hữu cơ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức sáng 28-8.

Theo ông Thúy, tại Việt Nam hơn 20 năm qua, phân bón đổ xuống đồng ruộng trên 165 triệu tấn các loại nhưng chủ yếu là phân bón hóa học. Việc sản xuất nông nghiệp hàng hóa do nông dân đua nhau sử dụng phân bón hóa học đã làm cho đất bị suy thoái, chai hóa trầm trọng cho nên sản xuất nông nghiệp các loại cây, củ, quả thời nay sẽ không tự làm ra nông nghiệp hữu cơ hàng hóa được. Vì vậy, nếu không có phân bón hữu cơ đi trước thì không thể có một nền nông nghiệp hữu cơ hàng hóa bên vững, đột phá.

"Trong bối cảnh cơ chế thị trường ngày càng hội nhập sâu với các nước trong khu vực và trên thế giới thì đa số các sản phẩm nông sản Việt Nam kém cạnh tranh về chất lượng mẫu mã, thương hiệu cũng bị mờ nhạt, như gạo Việt Nam đã xuất khẩu trên 20 năm nhưng chúng ta chưa đạt thương quốc tế, trong khi đó Campuchia đi sau ta nhưng gạo thơm Phka Ramdoul (gạo lài Campuchia) đã 3 lần được xếp hạng gạo ngon nhất thế giới vì họ thực hiện nghiêm ngặt quy trình sử dụng phân bón hữu cơ" - ông Thúy nói.

Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, đến tháng 6-2019 có gần 2.500 sản phẩm (chiếm 11,6%) phân bón hữu cơ, tăng 3,5 lần so với thời điểm tháng 12-2017. Cả nước có 265 nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ, chiếm 31,6% trong 838 nhà máy sản xuất phân bón và tăng gần 1,47 lần so với số lượng 180 nhà máy năm 2017. Sản xuất phân bón hữu cơ tại nông hộ cũng phát triển nhanh chóng trong thời gian gần đây.

Tuy nhiên hiện nay ngành phân bón hữu cơ đang gặp nhiều khó khăn, hạn chế như số lượng cơ sở sản xuất và số lượng phân bón vô cơ đang chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với phân bón hữu cơ, chưa có nghiên cứu bài bản hệ thống về hiệu suất sử dụng phân bón, thất thoát dinh dưỡng và các biện pháp khắc phục…

Để hoàn thành mục tiêu sản xuất, tiêu thụ phân bón hữu cơ trong nước đạt 3 triệu tấn vào năm 2020, ông Trung đề nghị hoàn thiện cơ chế chính sách theo hướng ưu tiên, hỗ trợ tối đa cho phát triển phân bón hữu cơ như: ưu tiên kinh phí khoa học, khuyến nông để thực hiện đề tài nghiên cứu, dự án khuyến nông về phân bón hữu cơ; khuyến khích, vận động các doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ phân bón hữu cơ, đặc biệt các doanh nghiệp sản xuất phân bón vô cơ chuyển dần sang sản xuất phân bón hữu cơ...

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, nông nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu đi theo hướng chiều rộng, thâm dụng yếu tố tài nguyên là chính nên chuỗi giá trị ngắn, kém bền vững, bấp bênh về sản xuất, thị trường.

Nông sản Việt Nam đang xuất khẩu đi 180 nước trên thế giới, chúng ta tham gia hiệp định CPTPP, hiệp định EVFTA, đòi hỏi cực kỳ khắt khe vì vậy phải chuyển đổi phát triển nông nghiệp hiện đại, thông minh là một xu hướng tất yếu và bắt buộc vì 100 triệu dân không mua sản phẩm chứ chưa nói đến xuất khẩu.

Sau 30 năm phát triển, nông nghiệp Việt Nam có những khía cạnh áp dụng thái quá, sử dụng nhân tố đầu vào chủ yếu là các yếu tố vô cơ. Mỗi năm Việt Nam sử dụng 13 triệu tấn phân nhưng chủ yếu là phân vô cơ.

"Một đất nước mà sản xuất cho ra năng suất rất cao, như lúa 6,2 tấn/ha, cà phê 2,5-3,5 tấn/ha thậm chí Lâm Đồng đạt 6 tấn/ha đều cao nhất thế giới nhưng tiền thì không nhiều nhất vì lạm dụng quá yếu tố vô cơ nên các sản phẩm nông sản không có giá trị kinh tế cao và để lại hệ lụy cả hệ sinh thái tài nguyên đất, môi trường bị ảnh hưởng. Vì vậy chủ trương của chúng ta phải tích cực chuyển nhanh, đồng bộ một nền nông nghiệp sạch, hữu cơ để khôi phục hệ sinh thái đất, tạo ra sản phẩm chất lượng cao nhất" – ông Cường nói.


CHÍ TUỆ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ doanh nghiệp muốn tuyển sinh viên làm công nhân, 'mặt mày hiền lành, không xăm trổ' duyệt ngay

Tại buổi đối thoại giữa các doanh nghiệp với Ban Quản lý khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng (DSEZA) sáng 23-5, các doanh nghiệp cho biết rất mong muốn mời sinh viên đại học và cả bộ đội vào làm việc, trả lương hấp dẫn.

Chủ doanh nghiệp muốn tuyển sinh viên làm công nhân, 'mặt mày hiền lành, không xăm trổ' duyệt ngay

Sản phẩm đặc trưng xứ Huế 'tìm' người dùng TP.HCM

Một hội nghị kết nối đã diễn ra, mở ra cơ hội cho những sản phẩm đặc trưng của cố đô Huế đến gần hơn với người tiêu dùng phía Nam.

Sản phẩm đặc trưng xứ Huế 'tìm' người dùng TP.HCM

Du lịch golf Việt Nam kỳ vọng hút mạnh khách du lịch Nhật Bản

Một cuộc gặp gỡ cấp cao giữa Việt Nam và Nhật Bản đã hé mở những kế hoạch đầy tham vọng cho ngành du lịch golf.

Du lịch golf Việt Nam kỳ vọng hút mạnh khách du lịch Nhật Bản

TP.HCM: Người dân mua nhà 20 năm vẫn 'trắng' sổ hồng

Người dân đã mua nhà tại 17 dự án ở TP.HCM rơi vào tình trạng 'trắng' sổ hồng nhiều năm, cá biệt có không ít người dân mua nhà tại dự án khu nhà ở 9B4 - 9B8 (khu dân cư Dương Hồng) ở huyện Bình Chánh vẫn chưa có sổ hồng dù đã 20 năm.

TP.HCM: Người dân mua nhà 20 năm vẫn 'trắng' sổ hồng

Thủ tướng: 'Chờ đợi xử lý cả rừng thủ tục thì cơ hội qua mất rồi'

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã bày tỏ sự sốt ruột trước tình trạng vướng mắc chính sách, thủ tục khi thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước và thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí sáng 23-5.

Thủ tướng: 'Chờ đợi xử lý cả rừng thủ tục thì cơ hội qua mất rồi'

Chủ tịch Nguyễn Văn Được chỉ đạo nghiên cứu giao thông xanh toàn TP.HCM mở rộng

Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị Tập đoàn Vingroup đồng hành cùng thành phố thực hiện hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh, hướng tới mục tiêu xây dựng thành phố xanh và thân thiện với môi trường.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được chỉ đạo nghiên cứu giao thông xanh toàn TP.HCM mở rộng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar