09/02/2017 14:00 GMT+7

​TP.HCM cảnh báo bệnh thủy đậu chuẩn bị vào mùa

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Bắt đầu từ tháng 2, các loại bệnh truyền nhiễm như tiêu hóa, hô hấp, tay chân miệng và đặc biệt là bệnh thủy đậu bắt đầu vào mùa.

Các bác sĩ cảnh báo thời điểm này phụ huynh thường lơ là khiến cho mức độ lây lan bệnh mạnh hơn. 

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm-Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, tại các tỉnh miền nam, bệnh thủy đậu diễn ra theo chu kỳ từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm, đỉnh điểm rơi vào khoảng tháng 5-6. 

Từ đầu tháng 1 đến nay, Khoa Nhiễm-Thần kinh tiếp nhận 24 trẻ nhập viện điều trị thủy đậu. 

"Đa phần mắc thủy đậu không nặng lắm nên phụ huynh có thể điều trị tại nhà, chỉ trừ trường hợp nặng, có biến chứng mới phải nhập viện”, bác sĩ Khanh cho biết.

Tuy nhiên, đặc tính của thủy đậu là lây lan nhanh, khó kiểm soát. Bệnh lây qua đường hô hấp và tiếp xúc, sử dụng chung đồ vật, dụng cụ… 

Virus thủy đậu có thể phát tán trước khi phát hiện bệnh và tồn tại trong vùng hầu, họng của người bệnh đến 3 tuần sau khi hết bệnh. 

Do vậy, thông thường nếu trong gia đình hoặc môi trường tập thể chỉ cần một người mắc sẽ lần lượt lây bệnh hết cho những người còn lại. 

Bệnh thủy đậu có thể dẫn đến nhiễm trùng da để lại sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau này; nặng hơn thì có thể gây nhiễm trùng máu. 

Những năm gần đây, bệnh thủy đậu đang có xu hướng chuyển dần từ trẻ nhỏ sang người lớn. 

Nếu như trước đây, đối tượng mắc chủ yếu là trẻ trong độ tuổi mẫu giáo, tiểu học thì nay có nhiều trường hợp là người lớn trong độ tuổi khoảng từ 25-30 mắc bệnh thủy đậu, sau đó lây ngược lại cho trẻ nhỏ.

Để giảm thiểu khả năng mắc bệnh, nên cho trẻ chích ngừa đầy đủ 2 mũi vắcxin thủy đậu, cách nhau tối thiểu 3 tháng. 

Ở các nước tiên tiến trên thế giới, việc chích ngừa đầy đủ khiến cho virus thủy đậu không còn tồn tại trong cộng đồng, tuy nhiên tại Việt Nam, do tình trạng số trẻ chích ngừa bệnh không đủ 100% nên virus dễ lây lan, trẻ dễ mắc bệnh hơn. 

Nhiều phụ huynh vẫn còn có quan niệm sai lầm trong chăm sóc trẻ bị thủy đậu như cho uống tro gốc rạ, tắm nước gốc rạ, hoặc trùm kín, kiêng nước, kiêng gió, kiêng ăn; chính những quan niệm sai lầm đó khiến trẻ dễ bị nhiễm trùng, giảm sức đề kháng và bệnh càng nặng thêm. 

Hiện thủy đậu có thuốc điều trị đặc hiệu và thuốc bôi ngoài da, vì vậy các bác sĩ khuyến cáo nên cho trẻ uống thuốc càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 48 giờ sau khi phát bệnh. 

Nên đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, tắm rửa, giữ vệ sinh thân thể, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng khi mắc thủy đậu.

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: bệnh thủy đậu

Tin cùng chuyên mục

Hoảng hốt tìm cách lấy cây kim băng lại vô tình đẩy dị vật vào sâu trong họng trẻ

Chỉ trong vòng chưa đầy 10 giờ, một bé trai 12 tháng tuổi đã được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 2 vì một tai nạn nguy hiểm.

Hoảng hốt tìm cách lấy cây kim băng lại vô tình đẩy dị vật vào sâu trong họng trẻ

Hàng xóm dùng đũa nhựa đâm vào mắt, nhãn cầu phải của bệnh nhân bị biến dạng nặng

Ông T.T.Đ. (42 tuổi, ngụ tại Biên Hòa, Đồng Nai) khám cấp cứu và nhập viện do mắt bên phải bị sưng húp và hơi lồi.

Hàng xóm dùng đũa nhựa đâm vào mắt, nhãn cầu phải của bệnh nhân bị biến dạng nặng

Tăng cân, mặt tròn như mặt trăng, da mỏng đi, có thể bạn đã mắc hội chứng Cushing

Do thấy tăng cân, da biến đổi khác thường, người phụ nữ 53 tuổi đi khám thì phát hiện mắc hội chứng Cushing.

Tăng cân, mặt tròn như mặt trăng, da mỏng đi, có thể bạn đã mắc hội chứng Cushing

Cẩn trọng trong lựa chọn sử dụng dịch vụ nha khoa

Trong lúc các cơ quan chức năng đang nỗ lực ngăn chặn các hành vi sai phạm, người dân khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ nha khoa cũng cần cẩn trọng trong việc lựa chọn.

Cẩn trọng trong lựa chọn sử dụng dịch vụ nha khoa

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em

Khi trẻ bị phát ban xuất huyết Schonlein - Henoch, dù đã hết ban, tổn thương thận vẫn có thể âm thầm phát triển gây biến chứng nguy hiểm.

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em

Bị thanh gỗ đâm vào chân khi đá bóng, một trẻ 7 tuổi nhập viện nguy kịch

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi L.T.M. (7 tuổi, ở Hà Giang) trong tình trạng nguy kịch, co giật, môi tím tái và suy hô hấp.

Bị thanh gỗ đâm vào chân khi đá bóng, một trẻ 7 tuổi nhập viện nguy kịch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar