27/03/2025 16:52 GMT+7
Trở lại chủ đề

TP.HCM và Đồng Nai phải 'mượn đường' của nhau khi sáp nhập tỉnh theo tỉnh?

A LỘC
và 1 tác giả khác

Với phương án tỉnh nhập tỉnh, sẽ có tình huống hai tỉnh giáp ranh nhưng chưa có đường bộ kết nối trực tiếp và phải mượn đường tỉnh khác để đi. Đồng Nai và TP.HCM có thể gặp tình huống này.

sáp nhập - Ảnh 1.

Chuyên gia nhìn nhận nếu TP.HCM sáp nhập Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ mở ra không gian để phát triển mạnh mẽ kinh tế biển. Trong ảnh: một góc cảng Cái Mép - Thị Vải - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Như nhiều chuyên gia đề xuất, nên sáp nhập Bình Dương , Bà Rịa - Vũng Tàu vào TP.HCM và  Bình Phước nhập vào Đồng Nai. Khi đó sẽ bổ sung cho nhau các tiêu chí về dân số, diện tích và tạo ra một địa bàn mạnh về kinh tế, xã hội.

Tuy nhiên hiện từ TP.HCM đi Bà Rịa - Vũng Tàu không có đường, phải "quá cảnh" Đồng Nai. Tương tự, Đồng Nai đi Bình Phước cũng chưa có đường và phải "quá cảnh" Bình Dương. Như vậy sẽ có tình huống hy hữu nếu sáp nhập như phương án trên là Đồng Nai và TP.HCM phải "mượn đường" của nhau để đi đến xã khác trong cùng địa bàn.

TP.HCM phải "quá cảnh" Nhơn Trạch, Long Thành khi mở rộng?

Để đến Vũng Tàu, người dân TP.HCM phải qua các huyện Long Thành, Nhơn Trạch của Đồng Nai. Phương án thông thường là đi theo cao tốc TP.HCM - Long Thành và rẽ xuống quốc lộ 51 thuộc huyện Long Thành. Hoặc rẽ từ cao tốc qua đường 319 để vào Nhơn Trạch và ra lại quốc lộ 51. 

Ngoài ra người dân cũng có thể đi theo trục xa lộ Hà Nội - quốc lộ 1 đến ngã tư Vũng Tàu qua địa bàn TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai rồi đi tiếp quốc lộ 51. 

Một lựa chọn khác là đi phà Cát Lái từ TP Thủ Đức sang huyện Nhơn Trạch, sau đó đi quốc lộ 51. Với ô tô, ngoài hai phương án trên, người dân cũng có thể tiếp cận đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và quốc lộ 51.

Tất cả phương án giao thông này đều có điểm chung là phải đi qua tỉnh Đồng Nai. Người dân chưa thể có lựa chọn khác khi toàn bộ phần giáp ranh giữa TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay (đoạn Cần Giờ và Phú Mỹ) đều là sông, rừng ngập mặn, hoàn toàn không có đường bộ kết nối.

TP.HCM và Đồng Nai phải 'mượn đường' của nhau khi sáp nhập tỉnh theo tỉnh? - Ảnh 2.

Để đến Vũng Tàu tắm biển, hiện nay người dân TP.HCM đi vòng qua các huyện Long Thành, Nhơn Trạch - Đồ họa: PHƯƠNG NHI

Như vậy, nếu sáp nhập TP.HCM với Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương như hướng đang được đề xuất, khi đó từ trung tâm TP.HCM đi đến các khu vực TP.HCM mở rộng (thuộc Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay) sẽ không có đường trực tiếp, mà phải "quá cảnh" Đồng Nai.

Theo một số chuyên gia, mặc dù "quá cảnh" như trên không phải vấn đề gì rắc rối về mặt giao thông, hiện nay việc đi lại theo các tuyến đường hiện hữu vẫn ổn định, thông suốt. Tuy nhiên nếu có phương án sáp nhập các tỉnh trên thì việc tổ chức giao thông nội tỉnh sẽ có những bất cập nhất định.

Đồng Nai phải mượn đường Phú Giáo, Bắc Tân Uyên

sáp nhập - Ảnh 3.

Đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng qua địa phận huyện Phú Giáo, Bình Dương đang triển khai xây dựng. Đây là một trong các tuyến đường kết nối Đồng Nai với Bình Phước - Ảnh: A LỘC

Tương tự, Đồng Nai và tỉnh Bình Phước có đến 160km đường biên giáp ranh, song đến nay chưa có tuyến đường kết nối trực tiếp nào. Do đó nếu sáp nhập hai tỉnh này, xe cộ đi lại giữa hai tỉnh phải "quá cảnh" Phú Giáo, Bắc Tân Uyên (Bình Dương).

Cụ thể, để đi từ Biên Hòa lên Bình Phước, phải  theo tỉnh lộ 16, vào thành phố Tân Uyên (Bình Dương), sau đó vào đường tỉnh 741 qua huyện Phú Giáo (Bình Dương) đến thành phố Đồng Xoài (Bình Phước).

Cách khác, xe cộ có thể đi thẳng đường tỉnh 743 đến thành phố Thủ Dầu Một rồi theo quốc lộ 13 đi thẳng lên thị xã Chơn Thành (Bình Phước), hoặc rẽ vào đường tỉnh 741 lên thành phố Đồng Xoài. Tuyến đường này rộng hơn nhưng quãng đường xa hơn.

Sau khi cầu Bạch Đằng 2 hoàn thành vào tháng 9-2024, nối huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) với thành phố Tân Uyên, các tài xế có thêm lựa chọn từ thành phố Biên Hòa theo đường tỉnh 768 để vào đường tỉnh 747. 

Sau đó, qua trung tâm huyện Bắc Tân Uyên, thẳng theo đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng lên địa phận huyện Phú Giáo để đến TP Đồng Xoài.

TP.HCM và Đồng Nai phải 'mượn đường' của nhau khi sáp nhập tỉnh theo tỉnh? - Ảnh 4.

Các tuyến đường từ Đồng Nai lên Bình Phước hiện nay đều "quá cảnh" qua tỉnh Bình Dương - Ảnh chụp từ Google maps

Ngoài ra từ quốc lộ 1 (thành phố Biên Hòa), tài xế có thể ra đường tỉnh 768 lên cầu Thủ Biên đi thẳng lên huyện Bắc Tân Uyên. Từ đây xe đi tiếp theo đường tỉnh 746, 741 lên Đồng Xoài.

Các phương án trên cho thấy từ Đồng Nai đi Bình Phước hiện không có hướng nào trực tiếp giữa hai tỉnh, mà đều phải cắt qua Bình Dương.

Các hình thế giao thông hiện hữu này cùng với phương án sáp nhập đang được đề xuất (Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương nhập vào TP.HCM; Bình Phước nhập vào Đồng Nai) sẽ nảy sinh tình huống: TP.HCM và Đồng Nai sau khi sáp nhập sẽ phải "mượn đường" của nhau để di chuyển đến các nơi trong địa phương mình.  

Cho dù giao thông hiện khá liền mạch, nhưng việc đi từ nơi này qua nơi khác trong cùng một tỉnh, thành phải ‘quá cảnh’ qua tỉnh, thành khác là điều khá bất tiện trong việc tổ chức giao thông.

Giải pháp nào?

Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, TP.HCM đang thúc đẩy mạnh việc xây dựng các tuyến đường kết nối trung tâm TP đi Cần Giờ và nối Bà Rịa - Vũng Tàu. Gồm: cầu Cần Giờ, đường sắt đô thị tốc độ cao, đường ven biển Cần Giờ đi Bà Rịa - Vũng Tàu, trong đó có cầu vượt biển Cần Giờ - Vũng Tàu.

Cùng với các dự án giao thông hiện hữu, các dự án này kỳ vọng sẽ nối thẳng các địa phương ở TP.HCM sau mở rộng, sáp nhập.

Tương tự, Bình Phước cũng đề xuất phương án khôi phục cầu Mã Đà với hơn 5.130 tỉ đồng để kết nối trực tiếp với Đồng Nai.

Vừa qua, lãnh đạo Đồng Nai, Bình Phước đã thị sát và có cuộc họp về dự án này.

Ngoài ra theo một số chuyên gia, trong quá trình sáp nhập, nếu linh hoạt điều chỉnh địa giới điều chỉnh một số huyện như Nhơn Trạch, Long Thành của Đồng Nai về TP.HCM; đưa Phú Giáo, Tân Uyên (Bình Dương) về Đồng Nai (sau khi sáp nhập) thì phương án tổ chức giao thông sẽ thuận lợi, tránh phải "mượn đường" của nhau.

TP.HCM - Bà Rịa Vũng Tàu giáp ranh nhưng chưa có đường, nếu sáp nhập giải bài toán đường bộ ra sao?

Giữa TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu hiện chỉ có đường sông, chưa có đường bộ. Bài toán kết nối đường bộ hiện đang được giải quyết để thông suốt giao thông hơn trong tương lai.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cổ đông lớn ồ ạt bán gần 19 triệu cổ phiếu, chuyện gì đang xảy ra ở Novaland?

Gần 19 triệu cổ phiếu NVL của Novaland được các cổ đông lớn và cổ đông nội bộ đăng ký bán, trong đó thành viên gia đình ông Bùi Thành Nhơn là ông Bùi Cao Nhật Quân, bà Bùi Cao Ngọc Quỳnh và bà Cao Thị Ngọc Sương muốn bán hơn 11,5 triệu cổ phiếu.

Cổ đông lớn ồ ạt bán gần 19 triệu cổ phiếu, chuyện gì đang xảy ra ở Novaland?

NÓNG: Mỹ - Trung giảm thuế đối ứng lẫn nhau 115%

Mỹ tạm giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc từ mức 145% xuống còn 30%, trong khi Trung Quốc sẽ hạ mức thuế đối với hàng Mỹ từ 125% xuống 10%.

NÓNG: Mỹ - Trung giảm thuế đối ứng lẫn nhau 115%

Xoài Úc ở Cam Lâm rớt giá chưa từng thấy, nông dân 'treo vườn' không muốn thu hoạch

Xoài Úc ở huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) vốn là sản vật địa phương giúp người dân phát triển kinh tế, nay đã vào mùa nhưng rớt giá mạnh khiến nhiều nhà vườn thất thu.

Xoài Úc ở Cam Lâm rớt giá chưa từng thấy, nông dân 'treo vườn' không muốn thu hoạch

Mỹ tạm ngừng nhập khẩu gia súc sống của Mexico vì sợ giòi ăn thịt

Ngày 11-5, Mỹ thông báo tạm ngừng nhập khẩu ngựa và bò rừng sống của Mexico do lo ngại về loài giòi ăn thịt từng khiến ngành chăn nuôi Mỹ lao đao và mất 30 năm để phục hồi.

Mỹ tạm ngừng nhập khẩu gia súc sống của Mexico vì sợ giòi ăn thịt

Cháy tại Hòa Phát Dung Quất là tin đồn thất thiệt

Mạng xã hội lan truyền thông tin về vụ cháy tại lò cao ở Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất (Quảng Ngãi), gây hoang mang trong dư luận. Nhưng đây là tin đồn thất thiệt.

Cháy tại Hòa Phát Dung Quất là tin đồn thất thiệt

Start-up Việt kiểm tra lỗ hổng bảo mật cho doanh nghiệp ứng dụng AI

Giải pháp của start-up Việt giúp loại bỏ những rủi ro bảo mật phổ biến hiện nay nhắm vào các phương pháp xác thực truyền thống.

Start-up Việt kiểm tra lỗ hổng bảo mật cho doanh nghiệp ứng dụng AI
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar