02/04/2024 16:46 GMT+7

TP.HCM: Số doanh nghiệp mở mới bằng số doanh nghiệp rút lui trong 3 tháng đầu năm

Trong quý 1 năm nay, cứ một doanh nghiệp tham gia vào thị trường thì tương ứng có một doanh nghiệp rút lui ở TP.HCM.

Công nhân đang sản xuất tại một nhà máy ở TP.HCM - Ảnh: NGỌC HIỂN

Công nhân đang sản xuất tại một nhà máy ở TP.HCM - Ảnh: NGỌC HIỂN

Cục Thống kê TP.HCM cho biết trong quý 1-2024, TP.HCM có 16.161 doanh nghiệp tham gia vào thị trường. Tuy nhiên, số liệu thống kê cũng cho thấy số liệu doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường cũng lên đến 16.177 doanh nghiệp, nhiều hơn số doanh nghiệp thành lập mới.

Cục Thống kê TP.HCM cho hay con số này cho thấy cứ một doanh nghiệp tham gia vào thị trường, tương ứng có một doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Theo Cục Thống kê TP, môi trường kinh doanh trong nước chưa được cải thiện rõ nét. Ngay cả với lĩnh vực FDI, trong quý 1-2024, số lượng dự án đã được cấp phép là 247 dự án FDI, tăng 14,4% so với cùng kỳ. 

Tuy nhiên quy mô vốn hiện khá thấp khi đạt 0,44 triệu USD/dự án, chỉ bằng 81% so với quy mô của quý 1-2023 (0,62 triệu USD/dự án). Cục Thống kê cho hay điều này cho thấy TP chưa thu hút được các doanh nghiệp FDI quy mô lớn.

Phân tích cụ thể về tình hình đăng ký doanh nghiệp, Cục Thống kê TP.HCM cho biết từ đầu năm đến ngày 20-3, có 11.000 doanh nghiệp tại TP.HCM được cấp phép thành lập với vốn đăng ký đạt 93.837 tỉ đồng, tăng 12,4% về giấy phép và tăng 5,6% về vốn so với cùng kỳ.

Trong đó, doanh nghiệp cấp phép ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm 13,8% về cấp phép và giảm 39,3% về vốn đăng ký so với giai đoạn này năm ngoái; ngành công nghiệp, xây dựng tăng 10% về cấp phép nhưng giảm 24,3% về vốn; ngành thương mại dịch vụ tăng 13% về cấp phép và 17,1% về vốn.

Nhiều doanh nghiệp còn khó khăn

Báo cáo tình hình quý 1-2024, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) cho biết đầu năm 2024 đến nay, thị trường có dấu hiệu phục hồi nhẹ, nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu nhiều hơn, nhiều doanh nghiệp có đơn hàng đến tháng 6, thậm chí đến cuối năm, mở đầu cho thị trường trong nước đang đón nhận những tín hiệu tích cực.

Mặc dù vậy, HUBA cho hay một số ngành, doanh nghiệp vẫn trong tình trạng khan hiếm đơn hàng do bị mất thị trường truyền thống và người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu. Ngoài ra, các khó khăn từ thể chế kinh tế còn nhiều rào cản, cải cách thủ tục hành chính chưa đạt kỳ vọng và một số vấn đề pháp lý chưa rõ ràng... là những rào cản đối với cộng đồng doanh nghiệp thời gian qua.

Theo HUBA, một số ngành sản xuất hàng xuất khẩu, phụ thuộc vào các thị trường truyền thống như châu Âu, Mỹ... tình trạng thiếu đơn hàng vẫn là khó khăn chưa giải quyết triệt để. Trong khi đó, các ngành hàng thâm dụng lao động như da giày, dệt may vẫn chưa có đủ đơn hàng trung, dài hạn, nên một số doanh nghiệp vẫn chưa thể ổn định sản xuất kinh doanh.

Tăng trưởng GDP phục hồi, sao doanh nghiệp rời thị trường vẫn cao hơn lập mới?

Tăng trưởng GDP quý 1 cao hơn cùng kỳ 4 năm gần đây. Nhưng doanh nghiệp vẫn chưa hết khó khăn khi số đơn vị giải thể, ngừng hoạt động trong quý đầu năm vẫn cao hơn số thành lập mới, quay lại thị trường.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế, đã làm là phải thành công

Để tăng trưởng 2 con số thì phải có vốn, trong khi chúng ta đang thiếu vốn. Do đó Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng phải xây dựng, phát triển trung tâm tài chính quốc tế để bổ sung nguồn lực tài chính.

Thủ tướng: Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế, đã làm là phải thành công

Quảng Nam yêu cầu kiểm tra giá nước sạch tăng, cao hơn Đà Nẵng

Liên quan việc Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam áp dụng đơn giá nước sạch mới trong tháng 5, giá nước tăng, tỉnh Quảng Nam yêu cầu kiểm tra.

Quảng Nam yêu cầu kiểm tra giá nước sạch tăng, cao hơn Đà Nẵng

Đề xuất giữ lại 2 Công ty Xổ số kiến thiết Cà Mau và Bạc Liêu sau khi hợp nhất hai tỉnh

Trong cuộc họp giữa hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu bàn về các phương án sau khi hợp nhất, một số đại biểu đề xuất giữ nguyên trạng 7 công ty nhà nước của 2 tỉnh, trong đó có Công ty Xổ số kiến thiết Cà Mau và Bạc Liêu.

Đề xuất giữ lại 2 Công ty Xổ số kiến thiết Cà Mau và Bạc Liêu sau khi hợp nhất hai tỉnh

Gỡ vướng cho các dự án năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận

Nhiều dự án năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận chậm tiến độ do vướng mắc về khung giá điện, đặc biệt với các dự án điện gió và thủy điện tích năng.

Gỡ vướng cho các dự án năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận

LotusBiz: Giải pháp mới của Vietnam Airlines cho khách hàng doanh nghiệp

Với thông điệp 'Thêm giá trị cho mỗi chuyến công tác', ngày 22-5 Vietnam Airlines chính thức ra mắt chương trình LotusBiz, dành riêng cho tổ chức và doanh nghiệp.

LotusBiz: Giải pháp mới của Vietnam Airlines cho khách hàng doanh nghiệp

Chống buôn lậu, hàng giả 22-5: Đề xuất cấm 'quảng cáo lố' đối với mỹ phẩm

Đà Nẵng thu gần 2.000 sản phẩm không rõ xuất xứ gắn nhãn hiệu nổi tiếng ở các phố du lịch; Bộ Y tế đề xuất cấm sử dụng ngôn từ quảng cáo lố trong quảng cáo mỹ phẩm; Bắt nhiều vụ vận chuyển thực phẩm không rõ nguồn gốc...

Chống buôn lậu, hàng giả 22-5: Đề xuất cấm 'quảng cáo lố' đối với mỹ phẩm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar