06/10/2023 11:57 GMT+7
Trở lại chủ đề

TP.HCM phát hiện vài ca đậu mùa khỉ trong hai tuần, có đáng lo?

Trong hai tuần qua, việc phát hiện các ca đậu mùa khỉ (Mpox) ở phía Nam làm dấy lên lo lắng về khả năng lây lan và mức độ nguy hiểm của bệnh này trong cộng đồng.

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP.HCM) là nơi được Sở Y tế TP.HCM phân công tiếp nhận cách ly, điều trị các ca đậu mùa khỉ ở khu vực phía Nam - Ảnh: XUÂN MAI

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP.HCM) là nơi được Sở Y tế TP.HCM phân công tiếp nhận cách ly, điều trị các ca đậu mùa khỉ ở khu vực phía Nam - Ảnh: XUÂN MAI

Sáng 6-10, bác sĩ CKII Huỳnh Thị Thúy Hoa (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, TP.HCM) cho biết bệnh đậu mùa khỉ không dễ lây lan ra cộng đồng, mặc dù chúng có nhiều đường lây như: tiếp xúc gần, thân mật kéo dài (hôn, quan hệ tình dục, hít phải giọt bắn, dịch tiết...) hoặc từ nguồn động vật hoang dã.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), bệnh đậu mùa khỉ hiện nay có hai đặc điểm quan trọng và đây sẽ là cơ sở kiến thức để người dân hiểu, biết cách phòng bệnh cũng như bình tĩnh, không hoang mang quá mức nếu không thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao.

Thứ nhất, hầu hết các trường hợp trong đợt bùng phát đậu mùa khỉ trên hơn 100 quốc gia vào năm 2022 - 2023 được xác định là những người đồng tính nam (MSM), song tính (bisexual) và chú ý những người có nhiều bạn tình hoặc người mới có bạn tình là nhóm có nguy cơ cao. Bệnh đậu mùa khỉ chủ yếu lây qua quan hệ tình dục.

Thứ hai, đa số bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ có phát ban, bóng nước xuất hiện ở bộ phận sinh dục: dương vật, tinh hoàn, môi âm hộ, âm đạo, hậu môn… do liên quan đến đường lây là quan hệ tình dục không an toàn, không dùng bao cao su bảo vệ.

Qua hai đặc điểm mô tả trên, chúng ta có thể thấy rằng bệnh đậu mùa khỉ không dễ lây lan ra cộng đồng và có cách lây gần giống HIV do tiếp xúc, cọ xát với mụn nước hoặc quan hệ tình dục với người đang mắc bệnh.

Tuy nhiên, đậu mùa khỉ sẽ tự thải trừ hoàn toàn vi rút và lành bệnh nếu bệnh nhân có miễn dịch tốt. Bệnh chỉ diễn tiến nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng đối với người suy giảm miễn dịch nặng (AIDS, xơ gan, đái tháo đường...).

Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ nặng bao gồm các tổn thương lớn hơn, lan rộng hơn (đặc biệt là ở miệng, mắt và bộ phận sinh dục), nhiễm trùng thứ phát ở da hoặc nhiễm trùng máu và phổi.

Từ những phân tích trên, chúng ta thấy rằng bệnh đậu mùa khỉ không dễ lây lan cho tất cả mọi người trong cộng đồng, chỉ dễ lây lan trên một số nhóm người có nguy cơ như đồng tính nam (MSM), người song giới (bisexual), người có nhiều bạn tình quan hệ tình dục không an toàn, không bảo vệ bằng bao cao su...

"Người dân không nên lo lắng quá mức và hãy cảnh giác, chủ động phòng ngừa tích cực nếu thuộc nhóm nguy cơ và tránh tiếp xúc gần với người có triệu chứng nghi ngờ đậu mùa khỉ. Nếu có các triệu chứng nghi ngờ đậu mùa khỉ thì đến các cơ sở y tế địa phương để được chẩn đoán xác định và chủ động cách ly, tránh lây cho người khác", bác sĩ Hoa khuyến cáo.

Trước đó, Tổ chức Y tế thế giới đã chính thức tuyên bố "bệnh Mpox không còn là tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng gây lo ngại trên toàn cầu" và bệnh này đã được dỡ bỏ mức cảnh báo cao nhất vào ngày 11-5-2023.

Các dấu hiệu nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ

Ngành y tế TP.HCM khuyến cáo người dân nếu phát hiện bản thân hoặc người xung quanh có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ cần đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị đúng.

Trường hợp được xem là nghi ngờ mắc bệnh:

* Có phát ban cấp tính dạng mụn nước hoặc mụn mủ nhưng không giải thích được.

* Có một hoặc các triệu chứng như đau đầu, sốt trên 38,5 độ C, nổi hạch, đau cơ, đau lưng, mệt mỏi...

* Đặc biệt, trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng có tiếp xúc với ca bệnh hoặc ca bệnh nghi ngờ (thông qua tiếp xúc trực tiếp với da hoặc tổn thương da (bao gồm cả quan hệ tình dục)) hoặc tiếp xúc với các vật dụng bị ô nhiễm như quần áo, giường, đồ cá nhân của người bệnh...

Sang thương trên da của một bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ ở TP.HCM - Ảnh: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới cung cấp

Sang thương trên da của một bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ ở TP.HCM - Ảnh: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới cung cấp

TP.HCM ngăn bệnh đậu mùa khỉ ra sao?

Chưa đầy một tuần sau hai ca bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện trong nước, TP.HCM lại phát hiện thêm một ca đậu mùa khỉ "nội địa" mới. Người này cư trú tại huyện Bình Chánh.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Châu Âu bùng phát vi rút gây bệnh có thể tổn thương nội tạng

Giới chức y tế châu Âu vừa phát cảnh báo về nguy cơ du khách đến Pháp có thể nhiễm vi rút Chikungunya, một loại virus nguy hiểm thường thấy ở Nam Mỹ và Ấn Độ.

Châu Âu bùng phát vi rút gây bệnh có thể tổn thương nội tạng

Mập mờ nguồn gốc sản phẩm hỗ trợ tình dục

Các sản phẩm hỗ trợ tình dục như kem bôi, kẹo ngậm, tăng cường sinh lý... được rao tràn lan, và dễ mua như… rau.

Mập mờ nguồn gốc sản phẩm hỗ trợ tình dục

Từ 2026 người dân được khám sức khỏe định kỳ miễn phí

'Khám sức khỏe định kỳ là để người dân chủ động đánh giá tình trạng hiện tại, dự phòng, tầm soát, chẩn đoán sớm các bệnh lý có thể xảy ra, giúp ngành y tế địa phương xác định được cơ cấu bệnh tật tại địa phương".

Từ 2026 người dân được khám sức khỏe định kỳ miễn phí

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Tối 9-7, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) và Bệnh viện Nhi đồng 2 đã thông tin về tình hình sức khỏe của 3 bệnh nhân được chuyển đến TP.HCM.

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Xếp hạng 10 cơ sở y tế ở TP.HCM có điểm cao nhất và thấp nhất

Sở Y tế TP.HCM vừa công bố bảng xếp hạng 10 bệnh viện có điểm chất lượng cao nhất và thấp nhất, sau khi kiểm tra chất lượng các bệnh viện trên địa bàn.

Xếp hạng 10 cơ sở y tế ở TP.HCM có điểm cao nhất và thấp nhất

TP.HCM nâng cấp 168 trạm y tế thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe

Sau sáp nhập, TP.HCM tập trung nâng cao năng lực 168 trạm y tế trên địa bàn thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe người dân.

TP.HCM nâng cấp 168 trạm y tế thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar