13/03/2019 16:56 GMT+7

TP.HCM khảo sát 'trải nghiệm' người bệnh điều trị nội trú

HOÀNG LỘC
HOÀNG LỘC

TTO - Lần đầu tiên bộ câu hỏi khảo sát trải nghiệm của người bệnh trong thời gian điều trị nội trú tại bệnh viện được Sở Y tế TP.HCM áp dụng. Đây được xem là “công cụ” cải tiến chất lượng, hướng đến sự hài lòng của người bệnh.

TP.HCM khảo sát trải nghiệm người bệnh điều trị nội trú - Ảnh 1.

Bộ khảo sát trải nghiệm của người bệnh trong thời gian điều trị nội trú tại bệnh viện Sở Y tế TP.HCM áp dụng - Nguồn Sở Y tế TP.

Theo Sở Y tế, bộ câu hỏi dùng để khảo sát trải nghiệm người bệnh được nhóm nghiên cứu của sở phối hợp với trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch xây dựng, thử nghiệm, hiệu chỉnh sau một thời gian nghiên cứu.

Bộ câu hỏi gồm 46 câu trắc nghiệm và 3 câu tự luận. Trong đó chia ra 5 nội dung quan trọng gồm thông tin chung của người được phỏng vấn; trải nghiệm lúc nhập viện; trải nghiệm trong thời gian nằm viện; trải nghiệm chi trả viện phí; trải nghiệm trước khi xuất viện và nhận xét chung về bệnh viện.

Đặc biệt bộ câu hỏi khảo sát này dành một dung lượng khá lớn xoáy vào vấn đề khá nhức nhối bấy lâu nay là tinh thần thái độ phục vụ của nhân viên y tế, hoạt động khám chữa bệnh và các tiện ích phục vụ người bệnh.

TP.HCM khảo sát trải nghiệm người bệnh điều trị nội trú - Ảnh 2.

Bộ câu hỏi khảo sát này dành một dung lượng khá lớn xoáy vào vấn đề khá nhức nhối bấy lâu nay là tinh thần thái độ phục vụ của nhân viên y tế - Nguồn Sở Y tế

Theo Sở Y tế, bộ câu hỏi này sẽ được áp dụng triển khai ở các bệnh viện công lập và tư nhân trên địa bàn TP.HCM. Tần suất khảo sát định kỳ ít nhất 2 lần/năm (6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm), khuyến khích các bệnh viện khảo sát định kỳ và thường xuyên mỗi tháng hoặc mỗi quí.

Đối tượng khảo sát gồm người bệnh (16 tuổi trở lên), thân nhân/ người chăm sóc (18 tuổi trở lên). Đặc biệt người bệnh phải điều trị nội trú các khoa lâm sàng trong thời gian nghiên cứu, không mắc các bệnh ảnh hưởng đến nhận thức và tri giác. Thời điểm khảo sát sau khi người bệnh hoàn tất đầy đủ thủ tục xuất viện, chuẩn bị rời khỏi bệnh viện.

Trong nỗ lực cải tiến chất lượng, hướng đến sự hài lòng của người bệnh, trước đó Sở Y tế TP triển khai hệ thống đường dây nóng, ki-ốt "khảo sát ý kiến không hài lòng của người bệnh đến khám bệnh tại khoa khám bệnh của các bệnh viện".

Đảm bảo độ tin cậy, đại diện

Theo Sở Y tế, để bảo đảm độ tin cậy và tính đại diện, đồng thời giúp bệnh viện xác định chính xác những vấn đề còn hạn chế, việc chọn mẫu phải đảm bảo đầy đủ các khoa trong bệnh viện và căn cứ dựa theo số lượng người bệnh xuất viện tại các khoa bệnh viện tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên.

Cụ thể, đối với bệnh viện có trên 500 giường, lượng người bệnh cần khảo sát ít nhất là 100 người bệnh/đợt khảo sát; bệnh viện từ 200 - 500 giường, lượng người bệnh cần khảo sát ít nhất là 50 người bệnh/đợt khảo sát và bệnh viện dưới 200 giường lượng người bệnh cần khảo sát ít nhất là 30 người bệnh/đợt khảo sát

HOÀNG LỘC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Quy định mới cho phép kê đơn thuốc mãn tính tối đa 90 ngày nhưng tại nhiều bệnh viện, bệnh nhân vẫn chỉ nhận thuốc 28 ngày.

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Làm thế nào để chủ trương này thực sự đi vào cuộc sống? Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của người dân, bác sĩ và chuyên gia.

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Thấy con trai bị sốc phản vệ, lên cơn co giật, người mẹ nhanh trí nhờ cán bộ Cục Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ trên cao tốc dùng mô tô đặc chủng dẫn đường đến bệnh viện nhanh chóng.

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Đó là thông tin được PGS Nguyễn Thị Bích Đào - chủ tịch Hội Đái tháo đường và nội tiết TP.HCM - chia sẻ tại hội thảo khoa học Chiến lược quản lý các bệnh lý tim mạch - chuyển hóa từ khuyến cáo đến thực hành lâm sàng do Bệnh viện Gia An 115 tổ chức.

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Cách nhận biết, điều trị bệnh 13% dân số thế giới mắc: Kém khoáng men răng hàm - răng cửa

Kém khoáng hóa men răng hàm - răng cửa (MIH) là bệnh lý phổ biến liên quan đến khiếm khuyết cấu trúc men răng trong quá trình phát triển, với tỉ lệ xác định khoảng 13% dân số thế giới.

Cách nhận biết, điều trị bệnh 13% dân số thế giới mắc: Kém khoáng men răng hàm - răng cửa

Bệnh viện Chợ Rẫy ứng dụng nhiều phương pháp tiên tiến trong điều trị ung thư

Tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), các phương pháp điều trị hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, phối hợp đa mô thức tiên tiến đã và đang được triển khai, giúp quản lý bệnh tốt từ giai đoạn sớm, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư.

Bệnh viện Chợ Rẫy ứng dụng nhiều phương pháp tiên tiến trong điều trị ung thư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar