09/08/2023 09:03 GMT+7

TP.HCM khám sức khỏe miễn phí cho người cao tuổi, không phân biệt thường trú hay tạm trú

Nhiều quận ở TP.HCM đã bắt đầu tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên). Đến năm 2024, hơn 1 triệu người cao tuổi sẽ được thăm khám định kỳ hằng năm.

Người cao tuổi đang được thăm khám sức khỏe miễn phí tại trạm y tế phường Linh Trung (TP Thủ Đức) -  Ảnh: THU HIẾN

Người cao tuổi đang được thăm khám sức khỏe miễn phí tại trạm y tế phường Linh Trung (TP Thủ Đức) - Ảnh: THU HIẾN

Người cao tuổi tại TP.HCM rất phấn khởi khi được khám sức khỏe miễn phí.

Không phân biệt thường trú hay tạm trú

7h30 sáng 7-8, tại trạm y tế phường Linh Trung (TP Thủ Đức, TP.HCM) có hàng trăm người cao tuổi xếp hàng ngồi đợi đến lượt khám sức khỏe. Phía trong trạm đã bố trí thành nhiều khu vực khác nhau: khu vực tiếp đón, nộp hồ sơ, xét nghiệm máu, siêu âm, khám tổng quát… để thuận tiện cho các cụ khám mà không phải chờ đợi lâu.

Đúng thời gian thư mời ghi chú, 7h sáng ông P.K. (76 tuổi, phường Linh Trung) đã tranh thủ dậy sớm, vệ sinh cá nhân, thay đồ rồi đạp xe đạp đến trạm y tế phường Linh Trung để khám sức khỏe miễn phí. Mặc dù ông K. mới chuyển đến phường được hai tháng nay nhưng vài ngày trước, tổ trưởng tổ dân phố đã đến tận nhà ông để phát thư mời cho ông đến trạm y tế khám sức khỏe.

Bản thân vốn mắc nhiều bệnh nền như: đau khớp, đau vai gáy, cao huyết áp nhưng vì kinh tế khó khăn, ông K. không có điều kiện thăm khám sức khỏe thường xuyên. "Nghe có khám sức khỏe miễn phí tôi vui lắm nên phải đi sớm, trước đến nay tôi chưa đi khám tổng quát bao giờ vì không có điều kiện kinh tế. Ở đây có đầy đủ các thứ như xét nghiệm máu, chụp X-quang, siêu âm, khám tổng quát… Tuy nhiên, hôm nay thấy đông quá, đợi cũng hơi lâu", ông K. vui mừng nói.

Cũng tranh thủ đi khám trong buổi sáng cùng ngày, vợ chồng ông Nguyễn Văn B. (78 tuổi) và bà Hoàng Thị H. (75 tuổi, ngụ phường Linh Trung) vốn mắc bệnh cao huyết áp từ nhiều năm nay nhưng cũng không đi khám thường xuyên được. Nghe trạm y tế gần nhà có khám sức khỏe miễn phí, hai vợ chồng ông B. không khỏi phấn khởi tranh thủ đến sớm.

Sau khi làm xét nghiệm máu, siêu âm, khám tổng quát tại trạm, kết quả ngoài cao huyết áp, ông B. còn mắc thêm bệnh thoái hóa khớp, còn bà H. có sức khỏe tốt. Sau khi được các bác sĩ căn dặn cách chăm sóc sức khỏe, cả hai ông bà đều được cấp phát thuốc miễn phí ngay tại trạm.

Là một trong 32 phường của TP Thủ Đức tổ chức chiến dịch khám sức khỏe cho người cao tuổi, bà Hồ Thị Tuyết Huê - trưởng trạm y tế phường Linh Trung - cho biết trong hai ngày phát động chiến dịch khám sức khỏe cho người cao tuổi, trạm y tế khám cho hơn 1.000 người.

Sáng đầu tiên triển khai chiến dịch khám nên số lượng các cụ đến đông, khoảng 300 người. Do đó trạm y tế đã nhờ sự hỗ trợ từ các bác sĩ của trung tâm y tế hoặc các trạm y tế lân cận, ngoài ra còn có lực lượng phường hỗ trợ hướng dẫn các cụ như: Đoàn thanh niên, Hội chữ thập đỏ…

"Các cụ đa phần phát hiện bệnh mạn tính như: cao huyết áp, đái tháo đường, xương khớp… Do trạm được chuyển đổi theo nguyên lý y học gia đình, nên thuốc đảm bảo sẽ đầy đủ. Sau khi khám hết, nếu phát hiện các cụ có dấu hiệu nghi ngờ bệnh nặng, các bác sĩ sẽ chuyển lên bệnh viện tuyến trên. Những ngày thường các cụ đến trạm vẫn sẽ có người khám thường xuyên", bác sĩ Huê cho hay.

Người lớn tuổi ở TP.HCM được khám sức khỏe, xét nghiệm máu, chụp X-quang, siêu âm, khám tổng quát… - Ảnh: THU HIẾN

Người lớn tuổi ở TP.HCM được khám sức khỏe, xét nghiệm máu, chụp X-quang, siêu âm, khám tổng quát… - Ảnh: THU HIẾN

Tập trung nguồn lực

Bác sĩ Nguyễn Trung Hòa - giám đốc Trung tâm Y tế quận Gò Vấp (TP.HCM) - cho biết hiện quận đang triển khai kế hoạch, tập huấn rất kỹ cho các nhân viên y tế, đến ngày 14-8 sẽ thực hiện chiến dịch khám sức khỏe cho người cao tuổi trên toàn quận đến cuối tháng 8-2023.

Hiện quận Gò Vấp có hơn 67.000 người cao tuổi, dự kiến trong năm 2023 sẽ khám cho khoảng 6.000-8.000 người, tương ứng với mỗi phường khám khoảng 400-500 người theo nguồn ngân sách các phường hiện có. Đến năm 2024 sẽ triển khai đồng loạt cho tất cả người cao tuổi trên quận, không phân biệt thường trú hay tạm trú.

Bác sĩ Hòa cũng cho hay khó khăn lớn nhất của địa phương hiện nay là khi tổ chức chiến dịch không phải tất cả người cao tuổi đều đồng ý tham gia. Điều này sẽ gây khó khăn cho công tác lập hồ sơ sức khỏe điện tử toàn dân sau này. Do đó trung tâm y tế sẽ là lực lượng chủ lực phối hợp với trạm y tế để bổ sung nguồn lực, phương tiện, nhân sự là các bác sĩ chuyên khoa để tạo được niềm tin, thu hút người cao tuổi đến khám.

Bà Đoàn Thị Thanh Điệp - phó chủ tịch UBND phường Linh Trung - cho biết trên địa bàn phường Linh Trung có gần 4.000 người trên 60 tuổi và dự kiến sẽ có hơn 50% số các cụ đến khám và chi phí khám sẽ do ngân sách chi trả. Bên cạnh đó, UBND phường đã vận động các nhà hảo tâm tặng thêm một phần quà cho các cô chú sau khi khám bệnh xong. Còn tại khu vực khám, phường cũng chuẩn bị nước uống và mỗi cô chú được một phần cháo để ăn sau khi lấy máu xét nghiệm.

"Trường hợp các cụ đã lớn tuổi, đi lại khó khăn, các cô chú tại khu phố sẽ báo về phường, phường sẽ hỗ trợ xe đến tận nhà để đưa các cụ đến trạm y tế thăm khám", bà Điệp cho hay.

Gần 150 tỉ đồng/năm "đánh chặn" bệnh từ xa

UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch khám sức khỏe, phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm ở người cao tuổi trên địa bàn TP trong giai đoạn 2024-2025 và những năm tiếp theo. Theo đó, TP sẽ chi gần 150 tỉ đồng mỗi năm để khám sức khỏe miễn phí cho trên 1 triệu người cao tuổi nhằm "đánh chặn" bệnh tật từ xa, giảm chi phí điều trị và tăng chất lượng sống cho người cao tuổi. Độ tuổi đi khám hiện nay từ 60 tuổi trở lên.

Trong năm 2023, mỗi quận, huyện tại TP sẽ chọn ít nhất một phường để triển khai khám nhằm đúc rút kinh nghiệm và triển khai đồng loạt vào năm 2024.

Khi khám sức khỏe người cao tuổi sẽ được làm xét nghiệm cận lâm sàng, siêu âm tổng quát, xét nghiệm máu (định lượng glucose, định lượng creatinin, định lượng triglyceride, định lượng LDL-C).

Bắt đầu triển khai khám sức khỏe miễn phí cho người cao tuổi tại TP.HCM

Trong năm 2023, mỗi quận, huyện tại TP.HCM chọn ra ít nhất một phường để triển khai khám sức khỏe miễn phí cho người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên).

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ngày 5-7, tòa án Pháp đã tuyên một bác sĩ phụ khoa 10 năm tù vì xâm hại tình dục 9 bệnh nhân trong quá trình khám bệnh.

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Trước tình hình hàng loạt tai nạn điện thương tâm liên tục xảy ra, yêu cầu về 1 thiết bị chống giật an toàn cao, hiệu quả, ngăn ngừa tối đa các nguy cơ xảy ra tai nạn điện được đặt ra cấp bách.

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam bị gãy dương vật, do thói quen bẻ 'cậu nhỏ' vào buổi sáng khi thức dậy.

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 26 quy định nhiều nội dung mới về việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, hướng đến mục tiêu quản lý minh bạch, hiệu quả và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bệnh.

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Một nam bệnh nhân tại TP.HCM nghi bị bạn gái quen qua mạng lừa đảo sang Campuchia, trên người có nhiều vết thương, dấu hiệu bị chích điện dẫn đến tổn thương đa cơ quan.

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh bé nhà mình đưa ngón tay cái hoặc thậm chí nhiều ngón tay vào miệng mút? Đừng quá lo lắng và hoang mang, nhưng nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục có thể ảnh hưởng tới răng, hàm... của trẻ.

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar