16/01/2023 17:44 GMT+7
Trở lại chủ đề

TP.HCM: Diễn tập kích hoạt lại Bệnh viện dã chiến số 13

Ngày 16-1, Sở Y tế TP.HCM cho biết đã tổ chức diễn tập kích hoạt lại Bệnh viện dã chiến số 13 với quy mô 100 giường hồi sức tích cực.

TP.HCM: Diễn tập kích hoạt lại Bệnh viện dã chiến số 13 - Ảnh 1.

Diễn tập tiếp nhận bệnh nhân mắc COVID-19 trong tình trạng nặng tại Bệnh viện dã chiến số 13 chiều 16-1 - Ảnh: Sở Y tế cung cấp

Tình huống giả định là xuất hiện biến thể phụ mới tại TP.HCM và có nhiều trường hợp mắc bệnh nặng tăng cao, Sở Y tế đã kích hoạt cho Bệnh viện dã chiến số 13 (đặt tại huyện Bình Chánh) hoạt động trở lại với quy mô 100 giường hồi sức tích cực.

Thời gian chuẩn bị để bệnh viện chính thức tiếp nhận người mắc COVID-19 nặng là 24 giờ.

Cụ thể, tình huống giả định là trong khoảng thời gian nghỉ Tết âm lịch 2023 (từ ngày 20-1 đến ngày 26-1), TP đã xuất hiện một biến thể phụ mới của Omicron.

Cũng trong thời gian này, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới và các bệnh viện đa khoa có số ca mắc COVID-19 gia tăng (gấp 3-4 lần so với thời gian trước đó), hầu hết là có triệu chứng và số ca nặng cần thở oxy cũng tăng.

Tổ công tác đặc biệt về điều phối người bệnh COVID-19 nặng và nguy kịch của Sở Y tế báo cáo ban giám đốc Sở Y tế tình hình dịch bệnh COVID-19 đang có diễn biến theo chiều hướng xấu.

Khoa COVID-19 của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới đã sử dụng hết 50 giường (trong tổng số 70 giường hồi sức), các khoa/đơn vị điều trị COVID-19 của các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa của TP cũng đã sử dụng gần 50% công suất giường bệnh, cho đến thời điểm này chưa có trường hợp nào tử vong.

Trước tình hình này, ban giám đốc Sở Y tế lập tức triệu tập Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của ngành y tế, thống nhất báo cáo trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP cho kích hoạt lại Bệnh viện dã chiến số 13 để thu dung và điều trị các trường hợp COVID-19 nặng cần hồi sức tích cực.

Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP đã đồng ý và yêu cầu Sở Y tế, chỉ đạo toàn ngành y tế phối hợp để kích hoạt lại Bệnh viện dã chiến số 13 với quy mô 100 giường hồi sức tích cực trong vòng 24 giờ để tiếp nhận người bệnh nặng.

Tùy theo diễn tiến của tình hình dịch bệnh chủ động điều chỉnh quy mô của Bệnh viện dã chiến số 13 nhằm đảm bảo luôn sẵn sàng tiếp nhận và xử trí hiệu quả người bệnh nặng, hạn chế đến mức thấp nhất số ca tử vong do COVID-19.

Đối với công tác chuẩn bị thuốc, trang thiết bị y tế, trong vòng 24 giờ cần phải có tổng cộng 100 giường hồi sức và sẽ cần 100 máy thở (có sẵn 30 cái, huy động 70 cái), 100 monitor (có sẵn 25 cái, huy động 75 cái), 2 máy X-quang di động (có sẵn).

Sở Y tế huy động nguồn lực bổ sung thêm 70 máy thở từ 11 bệnh viện trên địa bàn TP. Riêng thuốc, vật tư y tế tiêu hao, phương tiện phòng hộ, Sở Y tế giao Bệnh viện Bệnh nhiệt đới dự trù và chuẩn bị đủ cơ số cho 100 giường.

Các máy xét nghiệm (huyết học, sinh hóa cơ bản), trang thiết bị hồi sức nâng cao, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới phối hợp phòng kế hoạch tài chính của Sở Y tế tham mưu giám đốc sở điều động từ các đơn vị trên địa bàn TP.

Bên cạnh đó, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới bố trí một xe cấp cứu trực tại Bệnh viện dã chiến số 13, Trung tâm cấp cứu 115 sẵn sàng xe cấp cứu vận chuyển người bệnh tại nhà và hỗ trợ các bệnh viện khác khi cần chuyển bệnh.

Yêu cầu về huy động nhân lực tham gia công tác tại Bệnh viện dã chiến số 13 để chăm sóc 100 người bệnh nặng cần hồi sức cần có 54 bác sĩ (trong đó có ít nhất 27 bác sĩ được đào tạo về hồi sức cấp cứu) và 108 điều dưỡng.

Sở Y tế tham mưu trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP tăng cường nhân lực phục vụ tại Bệnh viện dã chiến số 13 do Bộ tư lệnh điều động (dự kiến ít nhất 40 chiến sĩ), và nhân lực đảm bảo an ninh trật tự do UBND huyện Bình Chánh điều động.

Mặt khác, Sở Y tế huy động nhóm chuyên viên phụ trách công tác nhận định tình hình và diễn tiến dịch bệnh COVID-19, nhóm chuyên gia hỗ trợ tư vấn từ xa, nhóm điều phối và chuyển người bệnh nặng về Bệnh viện dã chiến số 13, nhóm hỗ trợ nhân lực và công tác hậu cần.

TP.HCM: Dịch được kiểm soát, tạm ngưng hoạt động bệnh viện dã chiến 3 tầng số 14 và 16

TTO - Theo Sở Y tế TP.HCM, hiện dịch bệnh đã được kiểm soát, TP đã lên kế hoạch tạm ngưng hoạt động bệnh viện dã chiến 3 tầng số 14 và 16, tất cả các bệnh viện trên địa bàn TP phải vừa khám bệnh vừa lập khoa COVID-19.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Tối 9-7, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) và Bệnh viện Nhi đồng 2 đã thông tin về tình hình sức khỏe của 3 bệnh nhân được chuyển đến TP.HCM.

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Xếp hạng 10 cơ sở y tế ở TP.HCM có điểm cao nhất và thấp nhất

Sở Y tế TP.HCM vừa công bố bảng xếp hạng 10 bệnh viện có điểm chất lượng cao nhất và thấp nhất, sau khi kiểm tra chất lượng các bệnh viện trên địa bàn.

Xếp hạng 10 cơ sở y tế ở TP.HCM có điểm cao nhất và thấp nhất

TP.HCM nâng cấp 168 trạm y tế thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe

Sau sáp nhập, TP.HCM tập trung nâng cao năng lực 168 trạm y tế trên địa bàn thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe người dân.

TP.HCM nâng cấp 168 trạm y tế thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Một người thợ sửa chữa điện tử, điện lạnh ở Nghệ An thấy chiếc xe trôi tự do đã nhanh trí phá cửa kính, đưa tài xế bị đột quỵ bên trong xe đi cấp cứu.

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế cho những trường hợp nào?

HĐND TP Hà Nội thông qua nghị quyết quy định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế cho các trường hợp chính sách.

Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế cho những trường hợp nào?

'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng

Gần đây trên mạng xã hội nhiều TikToker sống ở vùng cao đã khai thác và bán cây kê huyết đằng, có người gọi là cỏ máu. Đây là vị thuốc có khả năng chữa bệnh, nhưng cần kết hợp đúng cách với các dược liệu khác mới mang lại hiệu quả cao.

'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar