28/10/2019 16:34 GMT+7

TP.HCM: Đã có nơi điều trị trẻ tự kỷ theo gói kỹ thuật cao

XUÂN MAI
XUÂN MAI

TTO - Đối với những trẻ tự kỷ tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam, thay vì phải lặn lội di chuyển đoạn đường xa đến Bệnh viện Châm cứu trung ương (Hà Nội) để được chăm sóc, điều trị theo gói kỹ thuật cao thì nay khoảng cách này đã được rút ngắn.

TP.HCM: Đã có nơi điều trị trẻ tự kỷ theo gói kỹ thuật cao - Ảnh 1.

Bệnh viện Châm cứu trung ương chuyển giao gói kỹ thuật điều trị hội chứng tự kỷ trẻ em cho Viện Y dược học dân tộc TP.HCM - Ảnh: XUÂN MAI

Ngày 28-10, Viện Y dược học dân tộc TP.HCM đã tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật cao “Tư vấn, điều trị hỗ trợ và chăm sóc đặc biệt cho trẻ tự kỷ và thiểu năng não” và “Điều trị và chăm sóc đặc biệt cho người bại liệt” từ Bệnh viện Châm cứu trung ương (Bộ Y tế). 

Tại buổi chuyển giao, GS.TS Nghiêm Hữu Thành - chủ tịch hội đồng khoa học Bệnh viện Châm cứu trung ương (Bộ Y tế) - cho biết số lượt trẻ mắc bệnh tự kỷ đến điều trị tại Bệnh viện Châm cứu trung ương ngày càng tăng.

Trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 200-300 bệnh nhi trên khắp cả nước đến tư vấn, điều trị và chăm sóc, trong đó có nhiều bệnh nhi đến từ TP.HCM và các tỉnh phía Nam. 

"Chúng tôi thấu hiểu những khó khăn của gia đình có trẻ tự kỷ mà họ đang gánh phải. Chúng tôi đã hứa nhiều gia đình bệnh nhi tại TP.HCM và khu vực phía Nam là họ sẽ có cơ hội tiếp cận điều trị theo gói kỹ thuật của bệnh viện tại gần khu vực họ sinh sống" - ông Thành nói.

Đến nay, sau nhiều năm khảo sát cơ sở vật chất, tình hình nhân lực, thực tiễn hoạt động Viện Y dược học dân tộc TP.HCM, kết thúc thời gian đào tạo nhân lực chuyên môn… Bệnh viện Châm cứu trung ương đã chuyển giao tuyệt đối và toàn diện gói kỹ thuật cao điều trị tự kỷ cho Viện Y dược TP.HCM. 

TS.BS Trương Thị Ngọc Lan - phó viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM  - VIDEO: XUÂN MAI 

TS.BS Trương Thị Ngọc Lan - phó viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM - bày tỏ lời cảm ơn đến Bệnh viện Châm cứu trung ương và hi vọng việc hợp tác giữa hai bên ngày càng gắn kết nhằm nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân. 

TS Lan cho biết thêm, mô hình điều trị trẻ tự kỷ bằng kỹ thuật cao thường trải qua 1-2 đợt và mỗi đợt kéo dài 1-2 tháng. 

Với quá trình điều trị tương đối lâu dài và tốn kém, viện sẽ kiến nghị Bộ Y tế đưa kỹ thuật này vào danh mục được BHYT thanh toán, nhằm giúp giảm bớt gánh nặng kinh tế cho bệnh nhân.

Tự kỷ là tật hay bệnh?

TTO - Hiện nay người tự kỷ dường như không được hưởng các chính sách đối với người khuyết tật, và theo đại biểu quốc hội, đây là vấn đề lớn cần quan tâm.

XUÂN MAI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quầy thuốc, căng tin bệnh viện đều tiềm ẩn nguy cơ hàng giả: Ai chịu trách nhiệm?

Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhận định từ quầy thuốc bệnh viện đến căng tin, hoàn toàn có thể tiềm ẩn nguy cơ hàng kém chất lượng tuồn vào.

Quầy thuốc, căng tin bệnh viện đều tiềm ẩn nguy cơ hàng giả: Ai chịu trách nhiệm?

Lấy chiếc tăm nhọn dài 7cm nằm hơn 4 tháng trong bụng một bé trai

Bé trai này bị đau bụng bên trái và sốt kéo dài suốt nhiều tháng. Các bác sĩ phát hiện nguyên nhân là một cây tăm xỉa răng nằm trong bụng, gây xuyên tá tràng.

Lấy chiếc tăm nhọn dài 7cm nằm hơn 4 tháng trong bụng một bé trai

Những bài tập cần 'bỏ túi' khi dịch COVID-19 trở lại

Tập luyện thể dục thể thao được xem là cách thức rất tốt để giúp cơ thể chống chọi với dịch bệnh, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 đang quay trở lại.

Những bài tập cần 'bỏ túi' khi dịch COVID-19 trở lại

Trẻ đột nhiên bị phù, coi chừng mắc bệnh lý thận nguy hiểm

Bệnh viện TP Thủ Đức (TP.HCM) vừa tiếp nhận liên tiếp hai trẻ bị phù ở mi mắt và chân, đi khám mới phát hiện mắc bệnh lý thận nguy hiểm.

Trẻ đột nhiên bị phù, coi chừng mắc bệnh lý thận nguy hiểm

Nguy cơ tái phát đột quỵ do rung nhĩ ở mức đáng báo động, làm gì để phòng tránh?

Rung nhĩ, một rối loạn nhịp tim phổ biến được biết đến là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ. Một nghiên cứu quy mô lớn mới đây được công bố trên tạp chí y khoa uy tín cảnh báo nguy cơ tái phát đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ đáng báo động.

Nguy cơ tái phát đột quỵ do rung nhĩ ở mức đáng báo động, làm gì để phòng tránh?

Tin tức sáng 24-5: Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 2 đầu tư hơn 10.000 tỉ sẽ hoạt động từ tháng 12-2025

Tin tức đáng chú ý: Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 2 đầu tư hơn 10.000 tỉ sẽ hoạt động từ tháng 12-2025; Quốc hội bàn Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội; Mức độ phơi nhiễm khói thuốc lá ở địa điểm công cộng cao...

Tin tức sáng 24-5: Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 2 đầu tư hơn 10.000 tỉ sẽ hoạt động từ tháng 12-2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar