20/01/2019 17:20 GMT+7

TP.HCM có nội lực doanh nghiệp từ trăm năm trước

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TTO - Đó là điều tâm đắc của nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Hiệp - tác giả quyển sách 'Lịch sử doanh nghiệp và công nghiệp ở Sài Gòn và Nam Kỳ từ giữa thế kỷ XIX đến năm 1945' - vừa ra mắt sáng 20-1 tại Đường sách TP.HCM.

TP.HCM có nội lực doanh nghiệp từ trăm năm trước - Ảnh 1.

Bến Bình Đông ở Chợ Lớn nơi có hàng loạt nhà máy xay lúa - Ảnh: tư liệu

Cùng với TS Nguyễn Thị Hậu, nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Hiệp có buổi trò chuyện về đề tài thú vị mà ông theo đuổi suốt ba năm, cho đến khi hoàn thành tập sách này.

Chú tâm vào mảng doanh nghiệp và công nghiệp, nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Hiệp trong tập sách của mình đã dựng lại bức tranh kinh tế ở Sài Gòn và Nam Kỳ từ giữa thế kỷ 19 cho đến nửa đầu thế kỷ 20.

Theo ông, buổi đầu của doanh nghiệp và công nghiệp ở Sài Gòn và Nam Kỳ lục tỉnh thuộc về các cộng đồng người Hoa, người Pháp và người Ấn.

Phần đầu của tập sách, ông Hiệp khảo sát kỹ về hoạt động kinh tế, kỹ nghệ và thương mại của người Pháp tại Sài Gòn và Nam Kỳ. 

Hàng loạt các công ty, xưởng, dịch vụ được tìm hiểu, từ công xưởng hải quân (xưởng Ba Son) đến các công ty dịch vụ tàu hơi nước, công ty dịch vụ tàu biển, ngân hàng Đông Dương, các công ty bia rượu thuốc lá, các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng...

Nhưng đóng góp quan trọng của tập sách này là phần khảo cứu về Doanh nghiệp và công nghiệp của người Việt ở Sài Gòn và Nam Kỳ. 

Nếu nhớ lại Việt Nam mãi đến năm 1999 mới có Luật Doanh nghiệp kết quả của hành trình gần mười năm thực hiện mô hình công ty tư nhân sau Đổi mới, thì việc tại Sài Gòn và Nam kỳ đã có doanh nghiệp của người Việt từ đầu thế kỷ 20 là một dữ liệu đáng xem xét.

Ông Nguyễn Đức Hiệp viết trong tập sách của mình: "Những doanh nghiệp đầu tiên của người Việt ở Sài Gòn vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 phần lớn trong ngành in ấn và xuất bản sách báo. Các ông Đinh Thái Sơn, Nguyễn Văn Của, Joseph Viết đã thiết lập các nhà in qua đó phát triển và phổ biến báo chí, văn học chữ quốc ngữ. 

Nhưng đây chỉ là số nhỏ doanh nhân người Việt trong thương trường và công nghiệp. Hầu như các công ty, doanh nghiệp quan trọng trong nền kinh tế Sài Gòn và Nam kỳ từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 là của người Pháp và người Hoa".

Cũng theo ông Hiệp, khi ấy, tiếng nói của người Việt trong Hội đồng Thành phố "lép vế" hơn hẳn cộng đồng Pháp, Ấn, Hoa do lâu nay chỉ làm khách hàng của họ. Nên chính những trí thức Việt Nam đầu tiên bước vào thương trường ấy đã vận động một phong trào làm ăn của người Việt, gọi là phong trào Minh Tân, khởi đi từ đầu thế kỷ 20.

Chính trong phong trào Minh Tân này, mà các thương hiệu hàng hóa của người Việt xuất hiện, cạnh tranh sòng phẳng với hàng hóa của Pháp, của người Hoa, người Ấn trên thị trường, lại còn xuất khẩu đi các nước.

Đó là thương hiệu xà bông Cô Ba của ông Trương Văn Bền, nước mắm Liên Thành của nhóm chí sĩ yêu nước khởi nghiệp từ Phan Thiết, công ty tín dụng An Nam của nhóm trí thức và tài chủ như Lê Văn Gồng, Trần Trinh Trạch (tức Hội đồng Trạch - cha công tử Bạc Liêu), rồi công ty dệt Lê Phát Vĩnh, công ty giấy Lê Văn Trung, công ty xe đò Trần Đắc Nghĩa, công ty thể thao Nguyễn Văn Trân, công ty xây dựng Nguyễn Văn Sâm...

Thú vị hơn, chính các doanh nghiệp Việt nam ra đời trong phong trào Minh Tân trong thời kỳ sơ khai ấy đã gắn sự nghiệp phát triển kinh tế với việc khuyến khích, cấp học bổng cho con em người Việt ra nước ngoài du học, mục tiêu là học lấy công nghệ kỹ thuật hiện đại để quay về làm giàu, canh tân đất nước. 

Chính ông Trần Chánh Chiếu - một người tiên phong lập ra công ty Minh Tân Công Nghệ, đã vì các hoạt động xã hội như vậy mà bị người Pháp bắt.

"Việc hướng tới cộng đồng và xã hội là nét tích cực có tính truyền thống của và Nam kỳ. Đặc tính này vẫn còn được duy trì phát huy cho mãi đến ngày nay", TS Nguyễn Thị Hậu nhận xét.

Điều tâm đắc của ông Hiệp khi thực hiện công trình Lịch sử doanh nghiệp và công nghiệp ở Sài Gòn và Nam Kỳ từ giữa thế kỷ XIX đến năm 1945 là ông nhận ra "nội lực doanh nghiệp của Sài Gòn mạnh từ những ngày đầu như vậy, chỉ cần trong từng hoàn cảnh, gặp được chính sách đúng đắn của nhà đương cục là phát triển rất tốt".

TP.HCM có nội lực doanh nghiệp từ trăm năm trước - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Đức Hiệp (giữa) cho rằng các doanh nghiệp ở Sài Gòn có nội lực tốt từ buổi đầu hình thành - Ảnh: L.Điền

Và khi đề cập điều này, ông cũng cho rằng giai đoạn sau 1975 khi các doanh nghiệp tư nhân bị xóa bỏ là một sai lầm đáng tiếc. 

Theo ông, mấy năm trở lại đây có dấu hiệu các thương hiệu nước mắm Liên Thành và xà bông Cô Ba được trở lại, "nhưng chúng ta chưa có cách phát triển tốt các thương hiệu có tuổi đời trăm năm như vậy", ông Hiệp tiếc nuối.

Đề cập đến lợi thế địa chính trị của Sài Gòn, cùng với phân tích sức sống mãnh liệt tiềm ẩn nơi đô thị phía Nam này, cả tác giả Nguyễn Đức Hiệp và TS Nguyễn Thị Hậu đều tin tưởng rằng Sài Gòn vẫn còn giữ nguyên thế mạnh là một trung tâm kinh tế với nội lực lớn mạnh, có thể hấp dẫn các doanh nhân trong nước khởi nghiệp, và tiếp tục hấp dẫn các nhà nghiên cứu viết sách về lịch sử Sài Gòn.

TP.HCM có nội lực doanh nghiệp từ trăm năm trước - Ảnh 3.

Tập sách mới nhất của nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Hiệp về Sài Gòn vừa ra mắt - Ảnh: L.Điền

TTO - Những câu chuyện về Sài Gòn xưa và nay một lần nữa được các bạn đọc trao đổi sôi nổi tại Đường sách TP.HCM vào sáng 22-7 nhân dịp ra mắt cuốn Sài Gòn - Chợ Lớn Thể thao và báo chí trước 1945.

LAM ĐIỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hoài Linh sẽ diễn trên Sân khấu Mới, vai ông già Nam Bộ từ truyện Nguyễn Ngọc Tư

Vào đầu tháng 8, một sân khấu mới tinh sẽ ra mắt tại TP.HCM. Vở diễn đầu tiên sẽ có sự góp mặt của nghệ sĩ Hoài Linh.

Hoài Linh sẽ diễn trên Sân khấu Mới, vai ông già Nam Bộ từ truyện Nguyễn Ngọc Tư

Hơn 100 người nổi tiếng đồng hành cùng Viet Nam Love khơi lòng tự hào dân tộc, tinh thần Việt Nam

Dự án Viet Nam Love do đạo diễn Trần Thành Trung khởi xướng với nhiều hoạt động ý nghĩa hướng đến cộng đồng, như lời tri ân của thế hệ trẻ hôm nay.

Hơn 100 người nổi tiếng đồng hành cùng Viet Nam Love khơi lòng tự hào dân tộc, tinh thần Việt Nam

Có một nơi chuyên xuất bản sách của các lãnh tụ, tướng lĩnh, những cuốn sách đi khắp chiến trường

Có một nhà xuất bản trong 75 năm qua đã xuất bản nhiều tác phẩm lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà lãnh đạo Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, những vị tướng Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Văn Tiến Dũng, Đồng Sĩ Nguyên…

Có một nơi chuyên xuất bản sách của các lãnh tụ, tướng lĩnh, những cuốn sách đi khắp chiến trường

Doanh thu Đường sách TP Thủ Đức 6 tháng đầu năm đạt hơn 6,1 tỉ đồng

Theo Ban quản lý Đường sách TP Thủ Đức, doanh thu 6 tháng đầu năm của Đường sách chỉ đạt hơn 6,1 tỉ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ năm 2024 do nhiều yếu tố, điều kiện khách quan.

Doanh thu Đường sách TP Thủ Đức 6 tháng đầu năm đạt hơn 6,1 tỉ đồng

Vũ Linh trổ tài diễn hài cùng Diệp Lang, Bảo Quốc trong Không bán tình em

Trang cải lương xưa đưa lên đoạn trích Không bán tình em, trong đó người hâm mộ thích thú khi được xem lại cố nghệ sĩ Vũ Linh trổ tài diễn hài cùng nghệ sĩ đàn anh Diệp Lang và Bảo Quốc.

Vũ Linh trổ tài diễn hài cùng Diệp Lang, Bảo Quốc trong Không bán tình em

Đọc sách cho con nghe trước khi ngủ là khoảnh khắc thiêng liêng nhất với ba mẹ

Theo các nhà nghiên cứu, nhà văn tại Anh, giọng đọc ấm áp của ba mẹ trước giờ đi ngủ là điều kỳ diệu nhất mà tuổi thơ của một đứa trẻ có thể giữ lại.

Đọc sách cho con nghe trước khi ngủ là khoảnh khắc thiêng liêng nhất với ba mẹ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar