16/12/2020 17:03 GMT+7

TP.HCM cần làm gì để trở thành trung tâm tài chính quốc tế?

BÔNG MAI
BÔNG MAI

TTO - Nhiều chuyên gia kinh tế trong nước cùng các lãnh đạo KPMG - 1 trong 4 (Big4) công ty kiểm toán quốc tế hàng đầu thế giới - cùng hiến kế để TP.HCM thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

TP.HCM cần làm gì để trở thành trung tâm tài chính quốc tế? - Ảnh 1.

Bà Lê Ngọc Thùy Trang - tổng giám đốc HIFC - Ảnh: BÔNG MAI

Hội thảo trực tuyến "Chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng trung tâm tài chính quốc tế" do Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM (HFIC) tổ chức vào hôm nay 16-12.

Tại chương trình, bà Lê Ngọc Thùy Trang - tổng giám đốc HIFC - cho biết nhằm đón đầu sự dịch chuyển nguồn lực của nhà đầu tư trên thế giới, từ năm 2018 Thành ủy và UBND TP.HCM đã giao cho HFIC và Trường đại học Fulbright Việt Nam xây dựng đề án phát triển TP.HCM thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế. 

Đến nay đang triển khai nghiên cứu xây dựng đề án khả thi, dự kiến hoàn thành vào cuối tháng 12 này. Bên cạnh đó, UBND TP đã kiến nghị Chính phủ đưa mục tiêu phát triển trung tâm tài chính khu vực và quốc tế TP.HCM vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2045 của đất nước.

TS Nguyễn Xuân Thành, thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ - Trường đại học Fulbright Việt Nam, nhận định rằng TP.HCM đang còn ở vị trí thấp trong xếp hạng trung tâm tài chính quốc tế, xếp dưới Singapore, Thâm Quyến, Hong Kong, Bangkok... Chưa kể, giao thông, công nghệ thông tin vẫn là thách thức lớn.

Vì vậy, thành phố cần trao đổi với các công ty khởi nghiệp, giải quyết các lo ngại hạ tầng công nghệ và an ninh mạng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, thành thạo tiếng Anh, có chứng chỉ báo cáo tài chính quốc tế, chứng chỉ hành nghề tài chính, kiểm toán chuyên nghiệp...

TP.HCM có nhiều tiềm lực trở thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế trong tầm nhìn dài hạn"

TS Nguyễn Xuân Thành, thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ - Trường đại học Fulbright Việt Nam

TP.HCM cần làm gì để trở thành trung tâm tài chính quốc tế? - Ảnh 3.

Ông Luke Treloar - giám đốc điều hành khối tư vấn chiến lược KPMG Việt Nam - điều phối chương trình - Ảnh: BÔNG MAI

Tại hội thảo, ông Andrew Weir - phó chủ tịch KPMG, Hong Kong - cho rằng TP.HCM cần phát triển là trung tâm tài chính khu vực và quốc tế, nếu không sẽ bị rủi ro tụt lại phía sau.

TP.HCM cần quan tâm các trụ cột chính: sự minh bạch cơ chế quản lý nhà nước, sự hỗ trợ của Chính phủ trong thiết lập trung tâm tài chính, đảm bảo môi trường cạnh tranh giúp nguồn vốn có điểm đến, đa dạng công cụ tài chính bằng việc quan tâm thị trường chứng khoán...

Thành phố cũng nhìn nhận việc phát triển lĩnh vực tài chính là cầu nối kết nối thị trường lao động. Vì nếu phát triển trung tâm tài chính quốc tế nhưng người hưởng lợi là công ty nước ngoài chứ không phải người dân và cộng đồng thì ý nghĩa bị hạn chế.

Từ thực tiễn, ông Umair Harmeed - phó tổng giám đốc khối tư vấn dịch vụ tài chính KPMG, Singapore - cho biết ở Trung Đông, Dubai là trường hợp điển hình, ngay từ đầu đã khoanh vùng đất để tạo trung tâm tài chính, mời chuyên gia về phát triển pháp lý, đảm bảo chuẩn quản trị quốc tế. Đồng thời, Dubai ưu đãi thuế nếu doanh nghiệp cam kết đầu tư trong vòng 30 năm.

Hay Abu Dhabi còn dùng nguồn ngay trong nước, mời các quỹ lớn đầu tư vào trung tâm tài chính này.

Ông Paul Kent - phó tổng giám đốc khối tư vấn kinh tế và pháp lí KPMG, Singapore - chia sẻ, thị trường tài chính chỉ mới phát triển mạnh nhất ở Singapore trong 30 năm trở lại đây, nhưng đứng thứ 4 đóng góp GDP, xuất khẩu dịch vụ tài chính ra thế giới.

Điểm mấu chốt của sự phát triển là Singapore kết nối giữa dịch vụ tài chính và các nền kinh tế khác, kết hợp các cụm ngành, tạo động lực phát triển nền kinh tế.

Đồng thời, Singapore cũng tạo môi trường cạnh tranh, có hơn 400 công ty đổi mới sáng tạo, tập trung mạnh thị trường số, phát triển nguồn nhân lực, ưu đãi thuế cho cá nhân và doanh nghiệp...

'TP.HCM đang tích cực làm việc với trung ương để thành lập bộ máy TP Thủ Đức'

TTO - Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM Huỳnh Thanh Nhân cho biết chính quyền TP Thủ Đức phải được triển khai trong 60 ngày từ khi nghị quyết thông qua, nhưng vướng việc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND. TP.HCM đang tích cực tham mưu, giải quyết.

BÔNG MAI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

ByteDance bác tin bán TikTok cho liên doanh Mỹ

Tổng thống Trump từng tuyên bố ông sẽ tiết lộ những người mua tiềm năng của TikTok trong vòng 2 tuần.

ByteDance bác tin bán TikTok cho liên doanh Mỹ

Thành lập Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ

Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ thực hiện quản lý nhà nước trực tiếp đối với khu công nghiệp, khu chế xuất tại TP Cần Thơ.

Thành lập Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ

Hàng loạt dự án tỉ đô chuyển mình: Vốn bơm mạnh, công trường hối hả

Ngược chiều suy giảm của năm 2024, nửa đầu 2025 đánh dấu cú hích lớn trong giải ngân đầu tư công, với hàng loạt công trình tỉ đô được tăng tốc tiến độ, đẩy mạnh thi công.

Hàng loạt dự án tỉ đô chuyển mình: Vốn bơm mạnh, công trường hối hả

Dự án lấn biển Cần Giờ của Vingroup được duyệt giá đất hơn 27.300 tỉ đồng

UBND TP.HCM vừa ban hành các quyết định phê duyệt giá đất đối với 9 dự án bất động sản trên địa bàn, với tổng số tiền đất hơn 52.000 tỉ đồng.

Dự án lấn biển Cần Giờ của Vingroup được duyệt giá đất hơn 27.300 tỉ đồng

Liên danh Đèo Cả - Fecon - PowerChina - Sucgi muốn được làm metro số 2 và một số metro khác

Liên danh gồm Đèo Cả, Fecon (Việt Nam) và Tập đoàn PowerChina, Công ty Sucgi (Trung Quốc) đề xuất tham gia làm metro số 2 và các tuyến đường sắt đô thị tại TP.HCM.

Liên danh Đèo Cả - Fecon - PowerChina - Sucgi muốn được làm metro số 2 và một số metro khác

Tạm dừng sản xuất, kiểm nghiệm bún tươi đổi màu từ trắng sang đỏ ở Đà Nẵng

Phường Hòa Xuân, TP Đà Nẵng đã yêu cầu cơ sở sản xuất có bún đổi màu từ trắng sang đỏ tạm dừng sản xuất. Đồng thời lấy mẫu kiểm nghiệm số bún đổi màu.

Tạm dừng sản xuất, kiểm nghiệm bún tươi đổi màu từ trắng sang đỏ ở Đà Nẵng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar