16/04/2021 16:47 GMT+7

TP.HCM: Bệnh tay chân miệng độ nặng tăng mạnh, giống đợt dịch 10 năm trước

XUÂN MAI
XUÂN MAI

TTO - Trong 3 tháng đầu năm 2021, số ca tay chân miệng tại TP.HCM đã tăng gần gấp đôi so với trung bình cùng kỳ 3 năm trước. Đáng lưu ý số ca tay chân miệng độ nặng (từ 2b trở lên) đang có khuynh hướng gia tăng, giống như đợt dịch của 10 năm trước.

TP.HCM: Bệnh tay chân miệng độ nặng tăng mạnh, giống đợt dịch 10 năm trước - Ảnh 1.

Phòng cấp cứu số 1 khoa nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) chật kín bệnh nhi mắc tay chân miệng độ nặng vào tối 14-4 - Ảnh: XUÂN MAI

Chiều 16-4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) phát cảnh báo số ca bị tay chân miệng biến chứng nặng có xu hướng gia tăng tại TP.HCM.

Theo đánh giá của các chuyên gia, hiện nay TP.HCM có nguy cơ bùng phát dịch bệnh tay chân miệng với xu hướng gia tăng các ca bệnh có biến chứng nặng giống như đợt dịch tay chân miệng vào 10 năm trước (năm 2011). 

ThS.BS Lê Hồng Nga - trưởng khoa phòng chống bệnh truyền nhiễm HCDC - cho biết số ca mắc tay chân miệng tại TP.HCM từ năm 2014 - 2020 giảm nhiều so với giai đoạn năm 2011 -  2013. Trong vòng 6 năm qua, thành phố không có tử vong vì tay chân miệng. 

Tuy nhiên trong 3 tháng đầu năm 2021, số ca tay chân miệng đã tăng gần gấp đôi so với trung bình cùng kỳ 3 năm trước. Đáng lưu ý số ca tay chân miệng độ nặng (từ 2b trở lên) đang có khuynh hướng gia tăng.

Trước tình hình này, ngành y tế TP.HCM đã triển khai tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn nhân viên y tế phụ trách công tác phòng, chống dịch, đồng thời đưa ứng dụng công nghệ thông tin (báo cáo trực tuyến, phần mềm GIS), phát triển các công cụ tiện ích trên các phần mềm, ứng dụng để phát hiện sớm, xử lý các ca bệnh, ổ dịch và kiểm soát bệnh truyền nhiễm tại trường học, cộng đồng.

Trước đó, trong cuộc họp giữa các chuyên gia chuyên ngành bệnh truyền nhiễm ngày 15-4, ông Nguyễn Hữu Hưng - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho biết trong thời gian tới, ngành y tế TP sẽ tăng cường các hoạt động truyền thông đến người dân về dịch bệnh tay chân miệng, tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn cho nhân viên y tế, rà soát lại cơ số vật tư y tế để đối phó nguy cơ bùng phát dịch tay chân miệng. 

Ngành y tế sẽ phối hợp với ngành giáo dục nhằm tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tay chân miệng trong trường học.

Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 5 tuổi. Bệnh tay chân miệng có tốc độ lây lan nhanh, dễ thành dịch, thời điểm dịch bùng phát vào tháng 3 - 5 và tháng 8 - 9 hằng năm.

Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ, tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Bệnh tay chân miệng tăng: Nguy hiểm biến chứng huyết áp cao ở trẻ

TTO - 'Con vẫn vui chơi bình thường nhưng khi ngủ lại giật mình, đo thân nhiệt không thấy con sốt. Đi bệnh viện, bác sĩ đo thân nhiệt ở hậu môn mới biết con sốt 41 độ C, chọc nước dịch tủy xác định mắc tay chân miệng, huyết áp rất cao'.

XUÂN MAI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Nghiên cứu mới cho thấy siêu vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa có thể phát triển mạnh trong môi trường vô trùng bằng cách ăn nhựa y tế.

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Ngã vào xô đựng 15cm nước, bé gái đuối nước nguy kịch

Ngày 21-5, Bệnh viện Bạch Mai thông tin vừa tiếp nhận và xử trí một bé gái 19 tháng tuổi bị đuối nước do ngã vào xô đựng nước thải điều hòa của gia đình chỉ chứa 10-15cm nước.

Ngã vào xô đựng 15cm nước, bé gái đuối nước nguy kịch

Nhiều người bị sốt, ho trong lúc ca COVID-19 tăng nhẹ, bảo vệ sức khỏe sao?

Gần đây, nhiều người trong một gia đình, cơ quan cùng chung biểu hiện sốt, đau đầu, ho, sổ mũi… Thời điểm này, số ca mắc COVID-19 ở nước ta cũng tăng nhẹ.

Nhiều người bị sốt, ho trong lúc ca COVID-19 tăng nhẹ, bảo vệ sức khỏe sao?

Sau ồn ào, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM sẽ kiểm tra sản phẩm giảm cân của DJ Ngân 98

Chiều 20-5, đại diện Sở An toàn thực phẩm TP.HCM cho biết sẽ kiểm tra sản phẩm giảm cân của người bán nổi tiếng trên mạng xã hội là Ngân 98, sau ồn ào thời gian gần đây.

Sau ồn ào, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM sẽ kiểm tra sản phẩm giảm cân của DJ Ngân 98

Thu hồi hàng loạt giấy công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Ngày 21-5, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có quyết định thu hồi hiệu lực giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với nhiều sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe của các công ty khác nhau trên cả nước.

Thu hồi hàng loạt giấy công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Ăn gì, vệ sinh răng thế nào khi đang niềng răng?

Niềng răng là phương pháp điều trị được sử dụng phổ biến hiện nay, giúp dịch chuyển răng mang lại hàm răng đều đặn. Tuy nhiên, khi niềng răng thường dễ bám thức ăn và mảng bám hơn và làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm lợi.

Ăn gì, vệ sinh răng thế nào khi đang niềng răng?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar