31/05/2024 12:30 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tốt nghiệp chưa thi, trường nghề đã khai giảng

Khai giảng nhiều khóa trước cả thi tốt nghiệp THPT, kết nối mạnh với doanh nghiệp và hiệp hội các nước để cung ứng nguồn lao động 'xuyên biên giới'... nhiều trường nghề cho thấy bức tranh tươi mới trong mùa tuyển sinh 2024.

Sinh viên tìm hiểu thông tin tuyển sinh tại Trường cao đẳng Cơ điện Hà Nội trong Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2024 của báo Tuổi Trẻ - Ảnh: HCEM

Sinh viên tìm hiểu thông tin tuyển sinh tại Trường cao đẳng Cơ điện Hà Nội trong Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2024 của báo Tuổi Trẻ - Ảnh: HCEM

Năm 2024, Trường cao đẳng Du lịch Sài Gòn ghi nhận những biến chuyển tích cực trong tuyển sinh hệ cao đẳng. Khóa đầu tiên sẽ khai giảng vào ngày 18-6, tức trước hơn một tuần lễ so với lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (27 đến 29-6).

Tổng số học viên sẽ nhập học trong khóa tuyển sớm này khoảng 200 bạn, phân đều cho cả bốn ngành học của trường gồm quản trị khách sạn, quản trị lữ hành, kỹ thuật chế biến món ăn và hướng dẫn viên du lịch.

Trường nghề khai giảng sớm

ThS Ngô Thị Quỳnh Xuân, hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ thời gian gần đây nhà trường luôn tuyển sinh và khai giảng được các khóa sớm, thường trước kỳ thi tốt nghiệp THPT. Học viên là những bạn đã tốt nghiệp THPT các năm trước hoặc những bạn đang học tại các trường đại học, cao đẳng khác muốn chuyển ngành, chuyển trường.

Theo cô Xuân, năm nay thị trường lao động vẫn ghi nhận thiếu hụt nhân lực trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt là các vị trí hướng dẫn viên và bếp, tỉ lệ thuận số lượng thí sinh tìm hiểu hai ngành này.

Trong khi đó, PGS.TS Bùi Văn Hưng, hiệu trưởng Trường cao đẳng Kỹ nghệ II, cho biết trường sẽ tuyển sinh ba đợt năm 2024. Đợt đầu tiên dự kiến khai giảng ngay từ giữa tháng 6, với tổng chỉ tiêu trong năm nay là 1.500 thí sinh.

Đợt nhập học trước khi thi tốt nghiệp THPT sẽ dành cho những học sinh đã có bằng tốt nghiệp THPT các năm trước, thu hút nhiều vào các ngành về kỹ thuật như cơ khí, ô tô, hàn...

Đặc biệt trong đợt tuyển sinh lần này, ông Hưng cho biết Trường cao đẳng Kỹ nghệ II sẽ phối hợp cùng Học viện hàng không Vietjet đào tạo kỹ thuật viên bảo dưỡng tàu bay mức A. Học viên sẽ học các kiến thức kỹ thuật cơ bản tại trường và các kiến thức chuyên ngành hàng không tại Vietjet.

Dự kiến sẽ có hai lớp, mỗi lớp 16 học viên, thời gian đào tạo 2,5 năm. Học viên sẽ được ưu tiên tuyển dụng làm việc tại các trung tâm bảo dưỡng của Vietjet hoặc tại Lào.

Rộng cửa đi Nhật, Hàn, Đài Loan, châu Âu

Theo ghi nhận, điểm nhấn đào tạo nghề trong năm 2024 là hoạt động tăng cường kết nối để cung ứng lao động "xuyên biên giới", diễn ra vô cùng nhộn nhịp kể từ sau dịch COVID-19.

TS Đồng Văn Ngọc, hiệu trưởng Trường cao đẳng Cơ điện Hà Nội, cho biết các doanh nghiệp từ Nhật, Hàn, Đài Loan, Đức, Phần Lan trực tiếp hợp tác với trường để đào tạo cung ứng nguồn lao động các nghề cắt gọt kim loại, hàn, điện, ô tô, công nghệ thông tin...

Chẳng hạn tại Nhật, trường kết hợp với Công ty Aichi Toyota, hiện có hơn 200 showroom, trung tâm bảo dưỡng ô tô tại tỉnh Aichi. Trong thời gian đào tạo kéo dài 12 tháng, các chuyên gia từ Nhật sẽ trực tiếp sang Việt Nam giảng dạy, kiểm tra, đánh giá. Kết thúc khóa học, học viên được nhận làm việc tại Nhật theo dạng visa đặc định 5 năm.

"Tháng 3-2024, 19 bạn đầu tiên đã sang Nhật làm việc. Tháng 12-2024, lứa thứ hai gồm 24 bạn sẽ tiếp tục sang Nhật. Trong tháng 7-2024, chúng tôi sẽ tiếp tục tuyển sinh khóa tiếp theo để sang Nhật vào năm 2025", ông Ngọc nói.

Trong khi đó, Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại TP.HCM cho biết ngay trong tháng 5-2024, năm trường nghề tại TP.HCM - gồm Trường cao đẳng Lý Tự Trọng, Trường cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng, Trường cao đẳng Quốc tế TP.HCM, Trường cao đẳng Kinh tế TP.HCM và Trường trung cấp Nguyễn Tất Thành - đã có chuyến làm việc tại Đài Loan và ký kết hợp tác với bốn trường đại học ở đây trong chương trình học bổng INTENSE.

Chương trình INTENSE được Bộ Giáo dục Đài Loan chủ trì, cấp học bổng, sinh hoạt phí và đảm bảo việc làm tại Đài Loan cho sinh viên Việt Nam học các ngành STEM, chất bán dẫn và tài chính. Tổng cộng trong năm 2024, chương trình sẽ tuyển khoảng 6.000 sinh viên ở ba nước Việt Nam, Indonesia và Philippines cho hai kỳ nhập học mùa thu (tháng 9) và mùa xuân (tháng 2).

TS Trần Thanh Nhàn, phó hiệu trưởng Trường cao đẳng Văn Lang Sài Gòn, cho biết hiện nay trường có thể cung cấp việc làm "xuyên biên giới" cho các bạn theo học gần như tất cả ngành nghề tại trường.

Trường không thông qua bên trung gian thứ ba mà kết nối trực tiếp với các doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng lao động tại Nhật, Hàn, Đài Loan và cả Úc, Canada. Lộ trình đào tạo gồm bốn học kỳ tại Việt Nam và hai học kỳ chuyển tiếp, sau đó các bạn có thể đi làm. Mức thu nhập được cam kết là từ 600 triệu - 1 tỉ đồng trong ba năm.

"Nếu có ý định học nghề và đi làm ở nước ngoài, các bạn nên xác định ngay từ đầu để có lộ trình. Ngoài tích lũy kỹ năng nghề, các bạn cần chú trọng nâng cao ngoại ngữ ở đất nước mình nhắm đến làm việc để tăng cơ hội cho mình", bà Nhàn nói.

Chuẩn bị nhân lực cho sân bay Long Thành

TS Nguyễn Khánh Cường, hiệu trưởng Trường cao đẳng Công nghệ quốc tế Lilama 2 (Đồng Nai), cho biết trường vừa mới ký kết hợp tác đào tạo cùng Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Công ty cổ phần Phục vụ mặt đất Sài Gòn (SAGS).

Theo ông Cường, đây là sự chuẩn bị quan trọng về nguồn lao động để đón đầu nhân lực cho Cảng hàng không quốc tế Long Thành dự kiến đưa vào khai thác năm 2026.

Trong chương trình đào tạo này, trường dự kiến sẽ tuyển các ngành về kỹ thuật cơ khí, cắt gọt kim loại, bảo dưỡng thiết bị cơ khí, điện, tự động hóa... nhằm có được đội ngũ vận hành, bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống trong sân bay. Số lượng cụ thể sẽ tùy vào đặt hàng từ phía đối tác, đồng thời chuyên gia của cả hai bên sẽ cùng tham gia đào tạo.

Khát lao động

Theo TS Đồng Văn Ngọc, các nước như Nhật, Hàn ở châu Á hay Đức ở châu Âu rất "khát" lao động, do vậy hằng năm đều phải bổ sung nguồn lực từ các nước có dân số trẻ như Việt Nam.

Các đối tác sẵn sàng tạo điều kiện tối đa cho người học để có được nguồn lao động, ưu đãi cả về học phí, lệ phí, cam kết chế độ làm việc, thậm chí sẵn sàng trả lương trong quá trình học.

Lạ lùng học sinh giỏi lớp 9 không lên lớp 10 mà chọn trường nghề

Thật lạ khi ngày thi tuyển sinh lớp 10 tại TP.HCM còn hơn 1 tháng, nhiều học sinh lớp 9 đã rẽ hướng đăng ký học các trường nghề. Càng lạ hơn khi lựa chọn "bỏ" lớp 10 công lập có không ít học sinh giỏi.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Tối 12-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có văn bản hướng dẫn tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026.

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk đã có báo cáo gửi Thường trực Tỉnh ủy về kết quả xác minh vụ nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học trước kỳ thi tốt nghiệp.

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Ông Nguyễn Thanh Hiệp - hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo, đồng thời đến nhận nhiệm vụ và công tác tại Sở Y tế TP.HCM.

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường: Viết bản kiểm điểm có đủ sức răn đe?

Bản kiểm điểm liệu có đủ sức răn đe đối với những học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường?

Học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường: Viết bản kiểm điểm có đủ sức răn đe?

Khảo sát để tuyển sinh lớp 6 Trường Trần Đại Nghĩa vào ngày 16-6

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa có văn bản chính thức về việc khảo sát để tuyển sinh lớp 6 Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa. Theo đó kỳ khảo sát sẽ diễn ra ngày 16-6.

Khảo sát để tuyển sinh lớp 6 Trường Trần Đại Nghĩa vào ngày 16-6

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar