22/01/2025 14:56 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tổng thống Trump sẽ phải tính toán lợi ích đan xen ở châu Á

Không giống như châu Âu, Mỹ không có hệ thống đồng minh bài bản tại châu Á. Với cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung, Tổng thống Trump sẽ phải cân nhắc nhiều thứ trong triển khai chính sách đối ngoại, an ninh và kinh tế.

Tổng thống Trump sẽ phải tính toán lợi ích đan xen ở châu Á - Ảnh 1.

Tổng thống Trump phát biểu tại phòng Roosevelt trong Nhà Trắng ngày 21-1, kế bên là lãnh đạo Tập đoàn SoftBank của Nhật Bản - Ảnh: AFP

Trong bài phát biểu nhậm chức ngày 20-1, Tổng thống Donald Trump đã nhắc đến nhiều vấn đề nội bộ của nước Mỹ. Người ta không ngạc nhiên với sự ưu tiên này, song đồng thời đặt câu hỏi sự thiếu vắng những vấn đề khác như Trung Quốc, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Xung quanh thắc mắc này, Tuổi Trẻ Online đã có cuộc trao đổi với nguyên thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh, người có hai năm trực tiếp chứng kiến nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump trên cương vị đại sứ Việt Nam tại Mỹ từ năm 2014 đến 2018.

* Những điểm nào đáng chú ý trong bài phát biểu của Tổng thống Trump, thưa ông?

- Nếu nhìn vào bài phát biểu nhậm chức của Tổng thống Donald Trump, có thể thấy có một số điểm lớn nổi bật. Trước hết, ông khẳng định chủ thuyết Nước Mỹ vĩ đại trở lại (Make America Great Again - MAGA) và Nước Mỹ trên hết (America First). Đây là thông điệp lớn, nhất quán của ông trong suốt 8 năm qua.

Ở khía cạnh đối ngoại, chính sách đối ngoại của Mỹ chắc chắn sẽ bị chi phối bởi MAGA và America First. Trong bài phát biểu ngày 20-1, ông Trump đã tuyên bố nước Mỹ sẽ bước vào thời kỳ hoàng kim, đưa Mỹ lại trở thành một quốc gia được tôn trọng và không bị lợi dụng ở cả trong lẫn ngoài nước.

Để làm được điều đó, chính quyền Trump 2.0 chắc chắn sẽ theo đuổi hòa bình dựa trên sức mạnh. Cùng với tăng cường phát triển kinh tế trong nước, xây dựng năng lực quốc phòng và nâng cao sức mạnh công nghệ.

Tổng thống Trump cũng đã phát đi thông điệp rằng nước Mỹ dưới thời ông sẽ kiến tạo hòa bình và chấm dứt các xung đột, không để Washington sa lầy vào những cuộc chiến không hồi kết, tốn người tốn của.

Trong chủ thuyết đối ngoại của ông Trump, cạnh tranh nước lớn vẫn sẽ là một phần, dù trong bài phát biểu ông không đề cập cụ thể. Không nhắc tên nhưng ai cũng hiểu Trung Quốc được xem là đối thủ hàng đầu của chính quyền mới. Đồng thời, nhìn vào Trung Quốc chúng ta cũng có thể hiểu cách hành xử sắp tới của tân tổng thống Mỹ.

Ông Trump đã từng nói rằng ông sẽ tiếp tục cuộc chiến thương mại, đặc biệt có thể áp mức thuế quan tới 60% lên hàng hóa Trung Quốc. Nhưng hai tuần trước lễ nhậm chức, ông ấy lại cảnh báo mức thuế quan chỉ 10% nếu Trung Quốc không giải quyết vấn đề chất gây nghiện fentanyl tràn vào Mỹ.

Điều này cho thấy ông Trump, nếu có áp thuế quan, sẽ thực hiện theo từng bước và có cấp độ. Đồng thời đe dọa áp thuế quan giống như một đòn bẩy để ông ấy đạt được một thỏa thuận với Trung Quốc.

Thuế quan là một công cụ ưa thích của tân tổng thống, bởi ông muốn thông qua đó để thay đổi cán cân thương mại, chấm dứt cái mà ông mô tả là bất bình đẳng, đồng thời tăng nguồn thu cho nước Mỹ.

Tổng thống Trump sẽ phải tính toán lợi ích đan xen ở châu Á - Ảnh 3.

Trang bìa nhiều tờ báo của Nhật Bản đưa tin về ngày đầu tiên của ông Trump sau khi trở lại Nhà Trắng - Ảnh: AFP

* Ông Trump không nhắc nhiều đến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Cách tiếp cận với khu vực mà Việt Nam là một phần của chính quyền mới ở Mỹ thế nào?

- Với những quốc gia khác có vấn đề thương mại với Mỹ, ông Trump có nhiều lựa chọn lẫn các yếu tố phải cân nhắc để hành xử. Mặc dù không đề cập đến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong bài phát biểu, điều đó không có nghĩa Tổng thống Trump không quan tâm đến khu vực này.

Đây vẫn là khu vực có ý nghĩa quan trọng đối với Mỹ trong cục diện và tương quan lực lượng thế giới hiện nay, khi trọng tâm địa chiến lược và địa kinh tế đang dịch chuyển từ tây sang đông.

Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có Trung Quốc, nhưng khác với châu Âu - nơi hệ thống đồng minh của Mỹ đã tương đối bài bản dựa trên lợi ích an ninh, kinh tế và cả hệ giá trị - châu Á và Thái Bình Dương lại không có một hệ thống đồng minh như vậy.

Đặt trong bối cảnh khu vực này là trọng tâm của cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung, chắc chắn sự thực dụng của Washington trong quan hệ kinh tế, thương mại với từng quốc gia sẽ phải tính đến cả yếu tố kết nối đồng minh và đối tác để tạo ra sức mạnh tổng thể, tăng lợi ích của Mỹ tại khu vực cũng như tạo ưu thế của họ trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc.

Cách tiếp cận của ông Trump chắc chắn vẫn dựa trên lợi ích nước Mỹ, nhưng sẽ có những điểm khác. Đồng minh bây giờ không chỉ thuần túy dựa trên hệ giá trị và lợi ích chiến lược mà còn phải dựa trên những lợi ích rất thực dụng trong quan hệ về kinh tế, thương mại và công nghệ với nước Mỹ.

Ở chiều ngược lại, trong quan hệ giữa Mỹ với các đối thủ, nhất là với Trung Quốc, cạnh tranh nước lớn sẽ không đi theo lối mòn là ý thức hệ mà là vừa cạnh tranh vừa duy trì lợi thế của nước Mỹ, vừa tìm kiếm các thỏa thuận kinh tế và thương mại có lợi cho Washington. Tất nhiên cũng có những thứ sẽ được tiếp nối từ thời chính quyền Joe Biden như bảo vệ công nghệ lõi và tăng cường sức mạnh quân sự.

Với phong cách làm việc một cách thực dụng, thực tế, ông Trump sẽ ít coi trọng các cơ chế đa phương mà thích song phương hơn. Đó cũng là bài toán cho các thiết chế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương như APEC, ASEAN và sẽ cần theo dõi thêm để có câu trả lời xác đáng.

Với các vấn đề của khu vực, khi nhìn qua lăng kính là cạnh tranh Mỹ - Trung, các nước sẽ phải có những sự lựa chọn rất khác so với trước đây, bao gồm cả áp lực chọn bên. Ở chiều ngược lại, Washington sẽ phải nhìn giá trị của đồng minh và đối tác không chỉ dựa trên mối quan hệ giữa Mỹ với họ mà còn là cuộc cạnh tranh với Trung Quốc sẽ diễn biến như thế nào.

Trump 2.0 và 3 việc Việt Nam cần làm

Tổng thống Mỹ Donald Trump trở lại Nhà Trắng khi chúng ta đã chứng kiến xu hướng Trung Quốc + 1, tức dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc để bảo đảm an toàn hơn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lũ lụt kinh hoàng ở Texas bước sang ngày thứ 5, hơn 104 người thiệt mạng

Tính đến ngày 8-7, trận bão lụt tại bang Texas, Mỹ đã kéo dài 5 ngày, khiến ít nhất 104 người thiệt mạng.

Lũ lụt kinh hoàng ở Texas bước sang ngày thứ 5, hơn 104 người thiệt mạng

BRICS bác bỏ việc 'chống Mỹ'

Sau lời đe dọa của tổng thống Mỹ cuối tuần trước, các nước tham gia hội nghị BRICS bác bỏ cáo buộc rằng khối này 'chống Mỹ'.

BRICS bác bỏ việc 'chống Mỹ'

Tương tác giữa các lãnh đạo cấp cao cho thấy chất lượng của quan hệ Việt - Mỹ

Đại sứ Mỹ nói cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Trump đã giúp thúc đẩy quan hệ Việt - Mỹ.

Tương tác giữa các lãnh đạo cấp cao cho thấy chất lượng của quan hệ Việt - Mỹ

Video giả ồ ạt xuất hiện sau trận lũ thảm khốc ở Texas

Chuyên gia cảnh báo nhiều video gắn mác lũ lụt Texas thực chất là hình cũ cắt ghép, dễ gây hiểu lầm về quy mô và tính chất thảm họa.

Video giả ồ ạt xuất hiện sau trận lũ thảm khốc ở Texas

Hàn Quốc đề xuất cho trẻ trên 14 tuổi có quyền tự quyết về xét nghiệm gene

Từ năm sau, thanh thiếu niên Hàn Quốc từ 14 tuổi trở lên có thể tự quyết việc làm xét nghiệm gene ngoài cơ sở y tế.

Hàn Quốc đề xuất cho trẻ trên 14 tuổi có quyền tự quyết về xét nghiệm gene

Trung Quốc cảnh báo ông Trump về thuế quan

Tờ Nhân Dân Nhật báo nhấn mạnh 'đối thoại và hợp tác là con đường đúng đắn duy nhất' trong lúc Bắc Kinh đối mặt với thời hạn 12-8.

Trung Quốc cảnh báo ông Trump về thuế quan
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar