03/06/2017 10:59 GMT+7

Tổng thống Trump lúng túng với việc dời sứ quán

NGUYỄN NGỌC HÙNG
NGUYỄN NGỌC HÙNG

TTO - Việc dời một cơ quan ngoại giao không phải là chuyện khó trong quyền lực của tổng thống Mỹ. Nhưng chuyện ở Israel không hề đơn giản. Vì sao như vậy?

Tòa nhà đại sứ quán Mỹ ở Tel Aviv, Israel - Ảnh: Reuters

Sắc lệnh của tổng thống Donald Trump ký ngày 1-6 về việc hoãn di dời đại sứ quán Mỹ tại Israel từ thành phố Tel Aviv sang Jerusalem tuy khiến chính quyền của thủ tướng Benjamin Netanyahu “thất vọng”, nhưng lập tức nhận được sự hoan nghênh của chính quyền Palestine và chính phủ hoàng gia Jordan.

Sắc lệnh mới của ông Donald Trump thực ra vẫn không hoàn toàn từ bỏ lời hứa của tân tổng thống Mỹ khi vận động tranh cử là sẽ chuyển đại sứ quán Mỹ về Jerusalem. Đây không phải là một quyết định hoàn toàn mang dấu ấn cá nhân của ông Trump.

"Cái bẫy" của ông Obama?

Năm 1995, Quốc hội Mỹ đã ban hành luật buộc chính quyền Mỹ phải chuyển đại sứ quán về Jerusalem. Nhưng các đời tổng thống Mỹ từ đó đến nay đều trì hoãn thực thi việc này.

Trước khi rời Nhà Trắng trong tháng 1-2017, ông Barack Obama cũng kịp ký‎ gia hạn sắc lệnh của các đời tổng thống trước ông về việc trì hoãn thực hiện luật của quốc hội năm 1995 về việc này. Như vậy, về mặt chính thức, luật của Quốc hội Mỹ năm 1995 vẫn có hiệu lực thi hành, chỉ bị trì hoãn nhờ các sắc lệnh của tổng thống.

Khi vào Nhà Trắng, ông Trump có ý định không chấp nhận sắc lệnh mới ký của ông Obama. Sau khi nhậm chức, tân tổng thống vẫn khẳng định sẽ sớm thực hiện luật của Quốc hội năm 1995. Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm của ông Trump và thể hiện rõ ràng tình cảm thiên vị của ông đối với Israel.

Thực ra việc bảo vệ Israel được nêu lên công khai là một trong ba trụ cột của đường lối đối ngoại chính quyền Donald Trump tại Trung Đông. Hai trụ cột còn lại là tiêu diệt khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) và kiềm chế Iran. Thậm chí tổng thống Trump còn bổ nhiệm con rể của mình, ông Jared Kushner, một tín đồ Do Thái giáo, làm trợ lý đặc biệt phụ trách “hồ sơ hòa bình Israel - Palestine”.

Được Israel sẽ mất Ảrập

Nhưng lập trường của tổng thống Trump thiên vị hoàn toàn đối với Israel dường như đã có phần lung lay sau khi tiếp cận “hồ sơ” vô cùng rắc rối và phức tạp này. 

Chỉ trong 3 tháng đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống, ông Trump đã liên tiếp gặp nhiều nguyên thủ quốc gia Ảrập láng giềng của Israel để tìm hiểu cặn kẽ vấn đề từ nhiều phía khác nhau.

Cụ thể, ông đã mời đến Nhà Trắng các nhân vật như quốc vương Jordan, phó hoàng thái tử Saudi Arabia, hoàng thái tử tiểu vương Abu Dhabi và tổng thống Palestine. Tổng thống Mỹ cũng điện đàm với tổng thống Ai Cập, trong đó có nội dung “hồ sơ Palestine - Israel”.

Chặng dừng chân thứ nhất trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của tân tổng thống Trump là thủ đô Riyadh của Saudi Arabia - một dịp quý giá để ông này kiểm chứng độ phức tạp của vấn đề.

Ba cuộc họp thượng đỉnh mà tổng thống Mỹ thực hiện trong hai ngày 20 và 21-5 (với Saudi Arabia, với Tổ chức hợp tác vùng Vịnh và với 55 quốc gia Hồi giáo trên thế giới) cho ông thấy lập trường kiên định của khối Ảrập - Hồi giáo không chấp nhận việc Mỹ chuyển đại sứ quán về Jerusalem.

Phía Ảrập - Hồi giáo đã cho tân tổng thống Mỹ biết rõ lập trường của họ là nếu Mỹ cứ nhất quyết chuyển đại sứ quán về Jerusalem thì sẽ: 1) Gia tăng thái độ thù địch của người Ảrập - Hồi giáo đối với Mỹ; tạo thêm môi trường khuyến khích các tổ chức cực đoan; 2) Đẩy tham vọng về khôi phục hòa đàm Palestine - Israel vào ngõ cụt hoàn toàn!

Người biểu tình do nhóm cánh tả Peace Now (Hòa bình ngay) của Israel tổ chức hôm 27-5 tại TP Tel Aviv với chủ điểm "Hai quốc gia - Một niềm hi vọng, Cuộc biểu tình chống 50 năm chiếm đóng" - Ảnh: Reuters

Tham vọng rất kỳ vĩ của Donald Trump, mà bị nhiều ý kiến cho là “không tưởng” vào giai đoạn hiện nay, to lớn hơn rất nhiều so với mục tiêu mà các đời tổng thống trước muốn thực hiện. Ông Trump không chỉ muốn đạt được một giải pháp chấm dứt thù địch giữa Israel với Palestine mà ông còn muốn kiến tạo một liên minh chưa từng có giữa Ảrập với Israel để cùng chống “kẻ thù chung” là Iran!

Nếu cứ nhất quyết thực hiện cam kết chuyển đại sứ quán Mỹ về Jerusalem, thì có thể làm hài lòng Israel, nhưng sẽ chấm dứt hi vọng tập hợp người Ảrập - Hồi giáo trong một liên minh do Mỹ đứng đầu chống Iran và chống khủng bố cực đoan.

Cho đến nay, trong nội bộ chính quyền Mỹ, vẫn còn một số quan chức chóp bu ra sức thuyết phục ông Trump thực hiện cam kết chuyển đại sứ quán về Jerusalem.

Đại diện cho số này là tân đại sứ Mỹ tại Israel, ông David Friedman và có thể cả phó tổng thống Mike Pence. Nhưng nhiều quan chức cao cấp khác, như cố vấn an ninh quốc gia McMaster, bộ trưởng ngoại giao Rex Tillerson, bộ trưởng quốc phòng- James Mattis… đều khuyên tân tổng thống từ bỏ cam kết về việc này.

NGUYỄN NGỌC HÙNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sự thật về video cô gái nhảy dù tử nạn khi đang biểu diễn

Một video khiến dân mạng hoang mang vì được cho là ghi lại khoảnh khắc một nữ vận động viên nhảy dù tử nạn khi đang biểu diễn.

Sự thật về video cô gái nhảy dù tử nạn khi đang biểu diễn

Nga tuyên bố kiểm soát hoàn toàn vùng Luhansk của Ukraine

Sau 3 năm phát động chiến dịch quân sự, Nga tuyên bố đã giành quyền kiểm soát toàn bộ khu vực Luhansk ở miền đông Ukraine.

Nga tuyên bố kiểm soát hoàn toàn vùng Luhansk của Ukraine

Xôn xao hình ảnh nhóm cảnh sát quỳ gối trước những người Hồi giáo

Hình ảnh một nhóm cảnh sát quỳ gối trước những người mặc trang phục Hồi giáo đang gây xôn xao trên các nền tảng mạng xã hội.

Xôn xao hình ảnh nhóm cảnh sát quỳ gối trước những người Hồi giáo

California, Mỹ: Truy quét nhập cư khiến nông sản thối rữa, nông trại lao đao

Nhiều nông trại California khủng hoảng, nông dân đối mặt phá sản vì thiếu lao động do các cuộc truy quét nhập cư gần đây.

California, Mỹ: Truy quét nhập cư khiến nông sản thối rữa, nông trại lao đao

Cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra ra hầu tòa về tội khi quân

Ngày 1-7, ông Thaksin chính thức tham gia phiên tòa đầu tiên liên quan đến cáo buộc xúc phạm hoàng gia Thái Lan.

Cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra ra hầu tòa về tội khi quân

Ông Trump bảo DOGE cắt tài trợ với dự án của ông Musk để tiết kiệm ngân sách

Ông Trump đề xuất cắt tài trợ hàng tỉ USD cho các dự án liên quan ông Musk sau khi ông này nhiều lần than phiền chuyện ngân sách.

Ông Trump bảo DOGE cắt tài trợ với dự án của ông Musk để tiết kiệm ngân sách
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar