23/05/2025 17:22 GMT+7

Tổng thống Philippines bất ngờ cải tổ nội các, thay ngoại trưởng

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr sẽ giữ lại các bộ trưởng phụ trách thương mại, tài chính, ngân sách và kinh tế, nhưng sẽ thay ngoại trưởng trong cuộc cải tổ nội các của ông.

Philippines - Ảnh 1.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr - Ảnh: REUTERS

Thông báo trên được ông Lucas Bersamin, thư ký điều hành Văn phòng Tổng thống Philippines, đưa ra ngày 23-5.

Theo Hãng tin Reuters, ông Bersamin công bố những thay đổi này sau khi Tổng thống Marcos bất ngờ yêu cầu các bộ trưởng trong nội các của mình từ chức, sau kết quả không như kỳ vọng của ông trong cuộc bầu cử giữa kỳ tuần trước.

Vị này giải thích nhà lãnh đạo Philippines quyết định giữ lại một số thành viên của đội ngũ kinh tế để tránh gây ra thêm "những vấn đề trong nhận thức" về định hướng phát triển của đất nước.

Trong khi đó, người thay thế Ngoại trưởng Enrique Manalo là Thứ trưởng Ngoại giao Theresa Lazaro, sẽ chính thức tiếp nhận vị trí mới từ ngày 31-7. Còn ông Manalo sẽ được bổ nhiệm làm đại diện thường trực của Philippines tại Liên hợp quốc.

Ông Bersamin cho biết thêm bộ trưởng Môi trường sẽ được thay thế bởi bộ trưởng Năng lượng, đồng thời nhấn mạnh quá trình đánh giá hiệu quả công việc vẫn đang diễn ra và các quyết định khác sẽ được công bố sau.

"Tôi không gọi đây là cuộc thanh trừng, mà là một cuộc thanh lọc. Sẽ còn nhiều động thái tiếp theo" - ông Bersamin nói.

Chia sẻ với Hãng tin AFP, các nhà phân tích bình luận cuộc cải tổ nội các này nhằm khôi phục sự ủng hộ, sau khi đảng của ông Marcos nhận kết quả bầu cử giữa kỳ đáng thất vọng.

Với cuộc cải tổ nội các này, Tổng thống Marcos muốn thiết lập lại chương trình nghị sự và khẳng định quyền lực của mình trong nửa cuối nhiệm kỳ sáu năm, trong lúc tỉ lệ ủng hộ sụt giảm.

Hàng chục triệu người Philippines (hơn 68 triệu cử tri đăng ký) đã đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử giữa kỳ hôm 12-5, theo đó quyết định một nửa số ghế trong số 24 thượng nghị sĩ, toàn bộ 317 thành viên Hạ viện, cùng hơn 17.000 thống đốc, thị trưởng và quan chức địa phương.

Ông Marcos được bầu làm tổng thống Philippines vào năm 2022, và còn 3 năm nữa để hoàn thành nhiệm kỳ sáu năm của mình vào năm 2028.

Trong cuộc bầu cử vừa qua, chỉ có 6 ứng viên thượng nghị sĩ được ông Marcos ủng hộ đã chiến thắng - kết quả không đáp ứng được kỳ vọng.

Philippines: Tổng thống Marcos mở lối giảng hòa với gia tộc Duterte

Tổng thống Philippines chủ trương "thêm bạn, bớt thù", muốn sử dụng ba năm còn lại của nhiệm kỳ để tập trung thực hiện chương trình nghị sự.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường

Với nhiều sinh viên quốc tế, quyết định theo học hay tốt nghiệp tại Harvard đang trở thành một giấc mơ chông chênh hơn bao giờ hết.

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường

Nhật Bản mở kho gạo dự trữ để ngăn người dân mua gạo ngoại nhập

Hôm 23-5, Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản Shinjiro Koizumi cam kết sẽ sớm đưa gạo giá rẻ từ kho dự trữ quốc gia ra thị trường, nhằm ngăn người dân chuyển sang tiêu thụ gạo nhập khẩu.

Nhật Bản mở kho gạo dự trữ để ngăn người dân mua gạo ngoại nhập

Từ năm 2026, người ngoại tình tại Mỹ và Nam Phi sẽ bị bắt?

Thông tin người ngoại tình trong hôn nhân sẽ bị xử lý hình sự gây xôn xao tại Mỹ và Nam Phi trong nhiều tháng qua, nhưng thực tế không có dự luật nào như vậy tồn tại.

Từ năm 2026, người ngoại tình tại Mỹ và Nam Phi sẽ bị bắt?

Nhóm G7 nhất trí giải quyết mất cân bằng kinh tế toàn cầu

Sau 3 ngày đàm phán, các nước G7 gửi đi thông điệp về sự đoàn kết dù vẫn còn nhiều bất đồng, bao gồm chia rẽ về vấn đề thuế quan.

Nhóm G7 nhất trí giải quyết mất cân bằng kinh tế toàn cầu

Nga, Ukraine tấn công nhau dữ dội hậu đàm phán

Nga và Ukraine tăng cường tấn công giữa lúc thông tin về lần đàm phán tiếp theo vẫn chưa rõ ràng.

Nga, Ukraine tấn công nhau dữ dội hậu đàm phán

Sự thật về cáo buộc ông Biden giấu bệnh ung thư: Chuyên gia nói gì?

Dư luận tranh cãi sau phát ngôn của ông Trump về "ung thư giai đoạn 9" của ông Biden - một thuật ngữ y học không tồn tại - khiến nhiều người đặt câu hỏi: liệu đây là sự nhầm lẫn hay một chiến thuật chính trị có chủ đích?

Sự thật về cáo buộc ông Biden giấu bệnh ung thư: Chuyên gia nói gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar