04/02/2010 07:48 GMT+7

Tổng thống Obama vẫn gặp Đạt Lai Lạt Ma

HẢI MINH
HẢI MINH

TT - Ngày 3-2, Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo Mỹ rằng cuộc gặp giữa Tổng thống Barack Obama với Đạt Lai Lạt Ma sẽ làm quan hệ giữa hai nước thêm căng thẳng, sau hợp đồng bán vũ khí gây tranh cãi của Washington cho Đài Loan. Trước đó một ngày, Nhà Trắng tái khẳng định ông Obama sẽ gặp Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo Phật giáo của Tây Tạng hiện đang lưu vong ở nước ngoài.

Reuters dẫn nguồn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết đích thân Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã đề nghị ông Obama không gặp Đạt Lai Lạt Ma. Ông Mã Triều Húc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao, nói trên trang web chính thức của bộ này rằng chính quyền Bắc Kinh “phản đối mạnh mẽ việc nhà lãnh đạo Mỹ liên hệ với Đạt Lai Lạt Ma dưới bất cứ hình thức và bối cảnh nào”. Ông Mã nhấn mạnh trong cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai ông Obama và Hồ Cẩm Đào hồi tháng 11-2009, nhà lãnh đạo Trung Quốc “đã giải thích lập trường kiên quyết phản đối bất cứ nhà lãnh đạo hay quan chức chính phủ nào gặp Đạt Lai Lạt Ma”.

Phản ứng giận dữ của Trung Quốc đối với tuyên bố của Nhà Trắng là dễ hiểu bởi trước giờ nước này vẫn khẳng định Tây Tạng là “một phần lãnh thổ không thể tách rời” của họ, như báo Le Figaro (Pháp) nhận xét thời điểm được chọn (cho cuộc gặp) là không vô tình.

Lần này, nó lại diễn tiến sau hàng loạt sự kiện mà Mỹ không hài lòng: chuyến thăm Trung Quốc ít thành công của ông Obama vào giữa tháng 11-2009, việc Bắc Kinh từ chối xem xét lại tỉ giá đồng nhân dân tệ, thất bại của Mỹ tại hội nghị khí hậu ở Copenhagen, xung đột quanh vụ Google và việc Trung Quốc từ chối hưởng ứng những biện pháp trừng phạt Iran.

Giải thích về phản ứng của Washington và Bắc Kinh, báo này cũng cho rằng cả Washington lẫn Bắc Kinh đều đang lên giọng. Phản ứng của Bắc Kinh mang cung giọng cao hơn so với cung giọng trong những lần trước đây. Cung giọng của Washington đối với Bắc Kinh từ nhiều tuần qua cũng đang thay đổi theo hướng càng lúc càng mạnh mẽ hơn, nhưng “không mang bản chất xung đột” mà chỉ muốn “ấn định một số giới hạn”.

Nhận định về diễn biến quan hệ Mỹ - Trung, một tờ báo khác của Pháp viết: quan hệ Washington và Bắc Kinh là quá thiết yếu cho hai nước để có thể vì vụ bán vũ khí cho Đài Loan mà xem xét lại. Làm sao ông Obama có thể hi vọng tăng gấp đôi xuất khẩu của Mỹ như đã hứa trong thông điệp liên bang đầu năm, nếu như không có được sự xem xét lại tỉ giá đồng nhân dân tệ. Còn Trung Quốc lại đang cần những nhà chế tạo nước ngoài để phát triển ngành công nghiệp hàng không của mình.

HẢI MINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điện Kremlin 'sốc' trước cái chết cựu bộ trưởng Giao thông vừa bị cách chức

Điện Kremlin gọi đây là sự việc 'bi thảm và đau buồn', khẳng định nguyên nhân cái chết của cựu bộ trưởng Giao thông sẽ được làm rõ qua quá trình điều tra.

Điện Kremlin 'sốc' trước cái chết cựu bộ trưởng Giao thông vừa bị cách chức

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Sau khi ông Trump cam kết tiếp tục viện trợ vũ khí cho Kiev, Điện Kremlin cảnh báo điều này chỉ khiến chiến sự kéo dài, đồng thời chỉ trích phương Tây vì 'đổ thêm dầu vào lửa' trong xung đột Nga - Ukraine.

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Mức thuế Mỹ đe dọa áp lên hàng hóa Campuchia giảm xuống còn 36% được phía Phnom Penh xem là thắng lợi lớn, nhưng người dân vẫn bất an.

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà Paetongtarn bị đình chỉ

Nội các Thái Lan hủy bỏ dự luật hợp pháp hóa sòng bạc được công bố hồi tháng 3 sau khi Thủ tướng Shinawatra bị tạm đình chỉ;

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà  Paetongtarn bị đình chỉ

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Bắc Kinh đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí nhờ nhiều sáng kiến. Thái Lan cũng đang học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc.

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Cảng lớn nhất châu Âu 'dành sẵn chỗ cho quân sự' nếu xung đột với Nga

Cảng Rotterdam (Hà Lan), cảng lớn nhất châu Âu, đang chuẩn bị cho khả năng xảy ra xung đột với Nga bằng cách dành sẵn chỗ tại bến bãi cho các tàu tiếp tế quân sự.

Cảng lớn nhất châu Âu 'dành sẵn chỗ cho quân sự' nếu xung đột với Nga
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar