24/06/2016 13:59 GMT+7

Tổng thống Indonesia gửi thông điệp đến Trung Quốc

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Thăm quần đảo Natuna, nơi thường xuyên bị tàu cá Trung Quốc quấy rối, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã tổ chức họp nội các và đưa ra chỉ thị phát triển quốc phòng, nghề cá, năng lượng tại đây.

Tổng thống Widodo trên tàu chiến Imam Bonjol - Ảnh: AFP

Jakarta Post ngày 24-6 đưa diễn tiến về chuyến thăm này. Việc Tổng thống Widodo ngày 23-6 đích thân ra khơi trên chiến tàu chiến Imam Bonjol để đến quần đảo Natuna được báo chí quốc tế và khu vực nhìn nhận như một thông điệp cứng rắn đến Trung Quốc. Nhiều bộ trưởng các bộ ngoại giao, an ninh và ngư nghiệp, các vấn đề hàng hải tháp tùng ông Widodo.

“Bên cạnh việc phát triển kinh tế trong các lĩnh vực ngư nghiệp, dầu khí, tư lệnh quân đội Indonesia cũng truyền đạt các kế hoạch phát triển hạ tầng quốc phòng ở Natuna và các vùng biển xung quanh” - Ngoại trưởng Retno Marsudi cho biết.

Trong khi đó, Bộ trưởng du lịch Arief Yahya cũng tuyên bố sẽ bắt tay ngay vào kế hoạch biến Natuna thành điểm đến du lịch mới.

Căng thẳng giữa Indonesia và Trung Quốc leo thang liên tục vài tháng qua do các vụ chạm trán giữa tàu hải quân Indonesia và tàu cá Trung Quốc đánh bắt cá trái phép tại Natuna, vùng biển thuộc chủ quyền của Jakarta nhưng bị Bắc Kinh đưa vào đường chín đoạn phi pháp.

Trong diễn biến mới nhất, Trung Quốc cáo buộc phía Indonesia bắn tàu đánh cá trái phép của nước này làm bị thương một thủy thủ người Trung Quốc.

“Chúng tôi cam kết duy trì quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc không có nghĩa là Indonesia sẵn sàng bán biển. Cần làm rõ các đảo ở Natuna và vùng biển xung quanh thuộc về chúng tôi” - chuyên gia Evan Laksmana, Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế ở Jakarta, bình luận về thông điệp chuyến thăm của ông Widodo.

Theo ông Laksmana, dù Jakarta cố né tránh xung đột trên Biển Đông nhưng nước này có thể trở nên kiên định hơn nếu chủ quyền bị thách thức. Bên cạnh đó là áp lực từ phán quyết của Tòa trọng tài thường trực The Hague vào tháng sau. “Áp lực quốc tế và trong nước đòi Indonesia phải đưa ra quan điểm” - ông cho biết.

Phản ứng trước chuyến thăm, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 23-6 nhắc lại Bắc Kinh “không có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Indonesia” và thừa nhận chủ quyền của Jakarta đối với quần đảo Natuna.

Nhưng nói về việc Bắc Kinh vơ vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia vào đường chín đoạn trên Biển Đông, bà Hoa Xuân Oánh lại mâu thuẫn cho rằng “hai nước có những tuyên bố chồng lấn về các quyền hàng hải và lợi ích trên một số vùng nước thuộc Biển Đông”.

Cụm từ “tuyên bố chồng lấn” cũng được sử dụng trong một tuyên bố khác của Trung Quốc hồi đầu tuần.

Giới phân tích lo ngại việc Trung Quốc không ngại khẳng định tranh chấp quyền hàng hải với Indonesia làm tăng căng thẳng trong thời gian tới.

TRẦN PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điện đàm hơn 2 tiếng, ông Trump và ông Putin đã thảo luận những gì?

Nga hé lộ mở đầu điện đàm, ông Putin đã chúc mừng ông Trump đón đứa cháu thứ 11. Tổng thống Nga khẳng định vai trò của ông Trump, nhấn mạnh Nga sẵn sàng làm việc với Ukraine về bản ghi nhớ cho hiệp ước hòa bình.

Điện đàm hơn 2 tiếng, ông Trump và ông Putin đã thảo luận những gì?

Hậu điện đàm Trump - Putin, ông Zelensky khẳng định không rút quân khỏi 4 vùng Nga sáp nhập

Ông Zelensky khẳng định sẽ không rút quân khỏi 4 vùng phía đông Ukraine mà Nga sáp nhập, đề nghị được nêu quan điểm về bản ghi nhớ hòa bình với Nga, đồng thời tuyên bố EU sẽ áp thêm trừng phạt lên Nga.

Hậu điện đàm Trump - Putin, ông Zelensky khẳng định không rút quân khỏi 4 vùng Nga sáp nhập

Tin tức thế giới 20-5: Tuyên bố của ông Putin và ông Trump sau điện đàm về Ukraine

Ông Trump nói Nga và Ukraine sẽ bắt đầu đàm phán ngừng bắn "ngay lập tức"; Ông Putin khẳng định Nga sẵn sàng làm việc với Ukraine.

Tin tức thế giới 20-5: Tuyên bố của ông Putin và ông Trump sau điện đàm về Ukraine

Ông Trump gọi ông Zelensky trước, điện đàm với ông Putin sau

Cuộc điện đàm giữa ông Trump và ông Putin bắt đầu trễ hơn dự kiến, ngay sau khi nhà lãnh đạo Mỹ kết thúc cuộc gọi với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Ông Trump gọi ông Zelensky trước, điện đàm với ông Putin sau

Ông Trump mời Giáo hoàng Leo XIV về thăm quê

Ông Trump đã chuyển thư mời Giáo hoàng Leo XIV thăm Mỹ, cũng là nơi ông được sinh ra. Tuy nhiên, chuyến thăm có thể sẽ khó diễn ra sớm.

Ông Trump mời Giáo hoàng Leo XIV về thăm quê

Ông Biden trải lòng sau khi mắc ung thư

Trong thông điệp đầu tiên sau khi được chẩn đoán mắc ung thư, ông Biden đã gửi lời cảm ơn đến những người ủng hộ và quan tâm mình, cho rằng đây là căn bệnh mà ai cũng có thể gặp phải.

Ông Biden trải lòng sau khi mắc ung thư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar