26/02/2018 13:05 GMT+7

Tội phạm mạng gây thiệt hại gần 600 tỉ USD cho thế giới trong năm 2017

ĐỖ DƯƠNG
ĐỖ DƯƠNG

TTO - Trong năm 2017 tội phạm mạng gây tổn thất gần 600 tỉ USD cho nền kinh tế toàn cầu và không đâu trên thế giới vắng mặt loại hình tội phạm ngày càng tinh vi này.

Tội phạm mạng gây thiệt hại gần 600 tỉ USD cho thế giới trong năm 2017 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: AFP

Theo báo cáo mới nhất của hãng bảo mật Mcafee và CSIS, trong bối cảnh hiện tại, các công nghệ mới cùng những kết nối mới vừa mang lại cơ hội mới, nhưng cũng đồng thời những nguy cơ cho với các quốc gia.

Tội phạm mạng hiện đã gây ảnh hưởng tới mọi khu vực trên toàn cầu. Có lẽ, bước đầu tiên để chống lại loại hình tội phạm này là cần hiểu rõ quy mô cũng như phạm vi tấn công của chúng.

Hãng bảo mật McAfee đã phối hợp với Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) nghiên cứu về mức độ tác động trên phạm vi toàn cầu của tội phạm mạng, từ đó đánh giá được mức độ thiệt hại khác nhau ở các khu vực và những yếu tố khác liên quan.

Theo báo cáo này, Nga, Triều Tiên và Iran là những nước có các nhóm tin tặc hoạt động đông đảo nhất trong các vụ tấn công tổ chức tài chính, trong khi đó Trung Quốc là quốc gia có hacker hoạt động "tích cực" nhất trong lĩnh vực do thám trên mạng.

Với tổng mức thiệt hại kinh tế ước tính gần 600 tỉ USD năm 2017, tương đương 0,8% GDP toàn cầu, sự tổn thất kinh tế do tội phạm mạng gây ra trên phạm vi thế giới đã cao hơn đáng kể so với mức thiệt hại khoảng 445 tỉ USD ba năm trước đó.

Báo cáo cho biết trong ba năm qua, tội phạm mạng đã liên tục triển khai các dạng thức công nghệ mới để giảm bớt việc tham gia trực tiếp quá trình tấn công nhưng vẫn có thể mở rộng quy mô đối tượng bị nhắm tới.

Theo đó các phần mềm mã độc đang trở thành công cụ tấn công mạng được sử dụng ngày càng nhiều hơn.

Các chiêu thức thủ đoạn với công cụ này của tội phạm mạng cũng ngày càng tinh vi, phức tạp hơn như ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo và mã hóa, cùng với đó là tình trạng lạm dụng các đồng tiền điện tử rất khó truy nguyên chủ sở hữu và sự luân chuyển của dòng tiền.

Các nước giàu hơn bị thiệt hại kinh tế lớn hơn trong các vụ tấn công mạng, tuy nhiên chính các nước thuộc nhóm thu nhập trung bình mới là những nước chịu tổn thất kinh tế nặng nề nhất do công nghệ bảo mật vẫn chưa thực sự hoàn thiện.

ĐỖ DƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Telegram để hổng cho nhiều cái xấu, dù là nền tảng của nhiều doanh nghiệp công nghệ

Với nhiều người dùng tại Việt Nam, Telegram là một nền tảng tin nhắn tức thời cũng phổ biến như Messenger, Wechat, Zalo, WhatsApp hay Line.

Telegram để hổng cho nhiều cái xấu, dù là nền tảng của nhiều doanh nghiệp công nghệ

Thanh toán QR, NFC liên tục tăng trưởng mạnh

Thanh toán QR và thanh toán công nghệ NFC đã vượt qua các phương thức thanh toán khác để trở thành những "người dẫn đường" trong hành trình số hóa của nền kinh tế.

Thanh toán QR, NFC liên tục tăng trưởng mạnh

Ngăn chặn hoạt động của Telegram tại Việt Nam do có dấu hiệu vi phạm pháp luật

Cơ quan công an phát hiện trong tổng số 9.600 kênh, nhóm Telegram tại Việt Nam, có tới 68% kênh, nhóm xấu độc. Nhiều hội, nhóm do các đối tượng chống đối, phản động lập ra. Xảy ra nhiều vụ lừa đảo, rao bán dữ liệu người dùng, ma túy...

Ngăn chặn hoạt động của Telegram tại Việt Nam do có dấu hiệu vi phạm pháp luật

Công nghệ của Elon Musk có thể giúp xóa mù?

Tỉ phú Elon Musk tuyên bố chip Blindsight sẽ được cấy ghép trên người mù hoàn toàn vào cuối năm 2025, mở ra hy vọng khôi phục thị lực.

Công nghệ của Elon Musk có thể giúp xóa mù?

Liên thông bệnh án điện tử ở Khánh Hòa để giảm thủ tục giấy tờ cho bệnh nhân

Tỉnh Khánh Hòa vừa có kế hoạch thực hiện hồ sơ bệnh án điện tử tại tất cả bệnh viện, trung tâm y tế, cơ sở khám chữa bệnh công, tư trên địa bàn tỉnh, để kết nối liên thông với nhau và với các bệnh viện tuyến trên.

Liên thông bệnh án điện tử ở Khánh Hòa để giảm thủ tục giấy tờ cho bệnh nhân

Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM: Bị số lạ gọi liên tục, đừng vội gọi lại coi chừng sập bẫy

Nếu bị gọi nhá máy liên tục, có dấu hiệu lừa đảo hoặc gây thiệt hại tinh thần, vật chất, người dân nên trình báo cơ quan công an địa phương để được hỗ trợ, xử lý theo quy định.

Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM: Bị số lạ gọi liên tục, đừng vội gọi lại coi chừng sập bẫy
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar