29/10/2013 08:31 GMT+7

Tội phạm: đánh chỗ này dạt về chỗ khác

LÊ KIÊN thực hiện
LÊ KIÊN thực hiện

TT - Trao đổi với Tuổi Trẻ ngay sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm ngày 28-10, đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương - ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp - nói:

Phóng to
Đại biểu Đỗ Văn Đương - Ảnh: V.Dũng

- Tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm trong thời gian qua diễn biến rất phức tạp và rất đáng lo ngại. Trước hết cần phải phân tích rằng tình hình tội phạm có nguyên nhân từ tình trạng kinh tế - xã hội của chúng ta đang rất khó khăn, số doanh nghiệp giải thể nhiều, người lao động mất việc làm khá lớn, ngay cả số được ra tù, đặc xá hằng năm cũng khá nhiều và trong số đó cũng không tìm được việc làm đã tiềm ẩn nguy cơ phát sinh tội phạm... Lực lượng công an đã ra tay trấn áp mạnh nhưng cứ đánh chỗ này thì tội phạm lại dạt về chỗ khác, đánh ở TP lớn thì lại dạt địa bàn hoạt động về nông thôn. Tôi cho rằng chưa giải quyết căn cơ được những khó khăn của kinh tế - xã hội thì cũng khó giải quyết dứt điểm được tình hình tội phạm, và cả hệ thống chính trị phải vào cuộc chứ trông chờ vào mình lực lượng công an thì cũng khó.

* Thưa ông, nhưng cũng nhiều ý kiến đặt câu hỏi về trách nhiệm của lực lượng chức năng, đặc biệt là của ngành công an trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, bởi biên chế của ngành này đã không ngừng được tăng lên?

- Tôi nghĩ biên chế ngành công an luôn tăng lên nhưng cũng không theo kịp được sự gia tăng của tội phạm. Hiện nay dân số nước ta đã gần 90 triệu người và đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập thì tội phạm nước ngoài vào VN cũng không ít. Lực lượng chức năng của ta hiện nay vẫn chạy theo vụ việc chứ chưa thật sự đi vào căn cơ, gốc rễ để giải quyết tình hình, đặc biệt là công tác phòng ngừa bởi phòng ngừa mới là hướng chính. Tôi muốn nói rằng công tác xử lý chỉ là một mặt của phòng ngừa, bởi xử lý nghiêm thì có tính răn đe, nhưng cuối cùng cái gốc vẫn phải là giải quyết phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa. Ví dụ nếu không giải quyết công ăn việc làm tốt thì nhàn cư vi bất thiện, con người ta vẫn phải sống và nếu không có công ăn việc làm thì phải đi ăn trộm ăn cắp.

Nói tóm lại, giải quyết tình trạng tội phạm cần có giải pháp căn cơ, phối hợp đồng bộ, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền các cấp. Tôi cho rằng tới đây nghị quyết của Quốc hội phải quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, bộ, ngành, nếu để xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật, bảo kê doanh nghiệp, bảo kê cho hoạt động vi phạm trên địa bàn, lĩnh vực quản lý của anh thì phải bị xử lý. Đặc biệt cần làm rõ vai trò của chủ tịch UBND các cấp và người đứng đầu lực lượng công an ở đó.

LÊ KIÊN thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: 'Không chủ trương ngăn báo chí dự sơ kết'

TTO -  Về việc phóng viên được “mời” ra khỏi hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, ông Trần Hồng Hà, bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường khẳng định lãnh đạo bộ không chủ trương ngăn báo chí tham dự.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: 'Không chủ trương ngăn báo chí dự sơ kết'

Chỉ đạo báo chí không họp Thường vụ Quốc hội liệu có phù hợp?

TTO - Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chỉ đạo: kể từ phiên họp thứ 12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (ngày 11-7), phóng viên chỉ được dự 5 phút đầu, cuối cuộc họp sẽ ra thông cáo báo chí. Liệu chỉ đạo này có phù hợp?

Chỉ đạo báo chí không họp Thường vụ Quốc hội liệu có phù hợp?

Chưa có kết luận vụ bổ nhiệm tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ

TTO - Sáng 27-6, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có buổi tiếp xúc với 200 cử tri phương Hưng Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ.

Chưa có kết luận vụ bổ nhiệm tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ

14 nhóm người được trợ giúp pháp lý miễn phí

TTO - Những người thuộc 14 nhóm này sẽ trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.

14 nhóm người được trợ giúp pháp lý miễn phí

Có hay không, BHYT làm khó người bệnh?

TTO - Bảo hiểm y tế (BHYT) làm khó dân là một nội dung khá “nóng”được đặt ra trên bàn nghị sự Quốc hội tuần qua. Có hay không vấn đề này?

Có hay không, BHYT làm khó người bệnh?

Tăng kiểm tra chống bổ nhiệm người nhà

TTO - Đó là khẳng định của Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình khi trả lời chất vấn ngày 15-6.

Tăng kiểm tra chống bổ nhiệm người nhà
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar