26/07/2020 10:36 GMT+7

Tội nghiệp cá voi sắp chết đói vì bị cụt đuôi

TƯỜNG NGUYỄN
TƯỜNG NGUYỄN

TTO - "Nó đang trong tình trạng gầy nhom, đến mức có cảm giác nó không bơi được nữa", ông Arnaud Gauffier, giám đốc Chương trình của Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (WWF) Pháp, nói với hãng tin AFP.

Hình ảnh cá voi cụt đuôi Fluker gầy nhom lờ đờ dưới nước - Nguồn: WWF


Con cá voi vây được đặt tên Fluker đã trở nên quen thuộc với các chuyên gia làm việc tại khu bảo tồn biển Pelagos, vùng biển được bảo vệ ngoài khơi nước Pháp, Ý và Monaco, trong hơn 20 năm qua.

Ngày 24-7, nhiếp ảnh gia dưới nước Alexis Rosenfeld đã đăng một số ảnh chụp Fluker hồi đầu tháng 7 ở vùng biển ngoài khơi thành phố Toulon, miền nam nước Pháp, trong chuyến đi trên tàu Blue Panda của WWF.

Trong loạt ảnh này, người ta thấy con cá voi lộ rõ vẻ gầy gò. Dù cá voi vây có thể sống nhiều tháng không cần thức ăn, nhưng việc mất toàn bộ cái đuôi khiến Fluker không thể lặn bình thường, cản trở hoạt động săn nhuyễn thể.

Vào cuối tháng 6 vừa qua, ban quản lý khu bảo tồn biển Pelagos đã nhìn thấy lại Fliker và đã cảnh báo về tình trạng gầy gò của nó cùng một số vết lở loét trên cơ thể. Lúc đó nó còn bơi được khoảng 100 km mỗi ngày. Họ cũng đã yêu cầu các tàu thuyền trong khu vực tránh lại gần Fluker.

Tội nghiệp cá voi sắp chết đói vì bị cụt đuôi - Ảnh 2.

Hình ảnh cá voi cụt đuôi Fluker qua ống kính của nhiếp ảnh gia dưới nước Alexis Rosenfeld - Ảnh: WWF

Cá voi vây, động vật lớn thứ hai trên thế giới sau cá voi xanh, sinh sống ở vùng biển sâu thuộc những đại dương lớn, chủ yếu ở khu vực ôn đới và vùng cực, theo Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ.

Cá voi vây nhờ vào đuôi để di chuyển dưới nước và sống nhờ loài nhuyễn thể lọc ra dưới nước khi bơi lặn.

Vào cuối thập niên 1990, các nhà nghiên cứu trong khu vực lần đầu tiên trông thấy Fluker, và đặc biệt chú ý đến nó bởi nó bị mất một nửa chiếc đuôi.

Nó vẫn sống sót qua nhiều năm, nhưng giờ đây, thời gian tồn tại của nó có vẻ như chỉ còn tính bằng ngày.

Đến cuối năm ngoái, các nhà chuyên môn đã thấy nó đã mất cả chiếc đuôi. Các chuyên gia cho rằng nửa đuôi còn lại của nó bị chân vịt tàu biển cắt lìa hoặc bị lưới đánh cá cứa mất.

"Mất đi bộ phận tạo lực đẩy, Fluker không thể lặn xuống những vùng biển sâu để tìm nhuyễn thể nữa. Hoạt động của con người đã đẩy con cá voi tới tình trạng này", ông Gauffier lên án.

Ở quần đảo Pelagos, tổ chức phi chính phủ WWF ước tính khoảng 10 - 40 con cá voi vây chết mỗi năm do va chạm với tàu biển.

Từ chỗ là "kho báu sinh học biển", theo nghị sĩ Pháp Jean-Christophe Lagarde, khu vực quần đảo Pelagos nay trở thành vùng biển nhộn nhịp của tàu dầu và phà chở khách - tăng gấp đôi cường độ đi lại chỉ trong 20 năm qua.

Khó khăn nhất là không ai có thể kiểm soát được vận tốc của các tàu này. Theo AFP, ông Arnaud Gauffier đang đề nghị thiết lập "vùng biển đặc biệt dễ tổn thương" ở phía tây bắc biển Địa Trung Hải nhằm buộc tàu thuyền giảm tốc độ, giảm thiểu sự gây hại cho động vật biển.

Đại tuyệt chủng lần 6 diễn ra quá nhanh, lỗi hoàn toàn do con người

TTO - Trận đại tuyệt chủng lần 6 trên Trái đất không phải một tương lai nào đó, nó đang diễn ra và nhanh hơn mọi dự đoán. Rất tiếc con người phải chịu trách nhiệm hoàn toàn.

TƯỜNG NGUYỄN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia quân sự lên tiếng về drone nhỏ ‘bằng con muỗi’ của Trung Quốc

Mẫu drone nhỏ bằng con muỗi của Trung Quốc thu hút nhiều sự quan tâm và phân tích từ các chuyên gia quân sự trên thế giới.

Chuyên gia quân sự lên tiếng về drone nhỏ ‘bằng con muỗi’ của Trung Quốc

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

AI đang giúp cảnh báo sớm thiên tai như động đất, lũ, sóng thần nhờ phân tích dữ liệu cảm biến, vệ tinh và mô phỏng lan truyền.

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

Người Đông Nam Á đang 'ăn nhựa mỗi ngày' mà không hay biết

Vi nhựa đang âm thầm len lỏi vào chuỗi thực phẩm của khu vực Đông Nam Á, trong đó có Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam.

Người Đông Nam Á đang 'ăn nhựa mỗi ngày' mà không hay biết

'Mây sóng thần' cuồn cuộn trên bờ biển Bồ Đào Nha

Mây cuộn khổng lồ như sóng thần bất ngờ xuất hiện trên bầu trời Bồ Đào Nha, gây choáng ngợp và được giới chuyên gia cảnh báo là dấu hiệu khí hậu cực đoan.

'Mây sóng thần' cuồn cuộn trên bờ biển Bồ Đào Nha

Lạ lùng cá voi sát thủ tặng cá cho người

Các nhà khoa học vừa công bố nghiên cứu hé lộ một hiện tượng kỳ lạ nhưng đầy thú vị: cá voi sát thủ trên khắp thế giới liên tục tặng 'quà' là cá và mực cho con người.

Lạ lùng cá voi sát thủ tặng cá cho người

Cực quang trắng cực hiếm xuất hiện trên bầu trời Na Uy?

Video lan truyền ghi lại hiện tượng “cực quang trắng cực hiếm" ở Na Uy, NASA xác nhận cực quang có thể có màu trắng.

Cực quang trắng cực hiếm xuất hiện trên bầu trời Na Uy?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar