19/07/2022 11:21 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tôi mãi cảm động vì câu nói 'Y bác sĩ không biết khi nào được về'

HOÀNG LÊ
HOÀNG LÊ

TTO - Nghệ sĩ Kim Đào kể trong thời gian chị và con trai điều trị COVID-19 trong Bệnh viện Dã chiến số 8 (TP.HCM), có bệnh nhân quậy đòi ra viện, y tá đã có tâm sự khiến họ rất cảm động.

Tôi mãi cảm động vì câu nói Y bác sĩ không biết khi nào được về - Ảnh 1.

Kim Đào cùng con trai một năm sau khi mắc COVID-19 - Ảnh: Facebook nhân vật

Là tay ngang bước vào diễn xuất, diễn viên Kim Đào luôn được khán giả yêu mến qua cách diễn dễ thương, hài hước. 

Hiện nay chị là gương mặt quen thuộc khi tham gia khá nhiều chương trình hài và game show trên truyền hình, diễn tại các sân khấu và là diễn viên lồng tiếng.

Cách đây một năm, Kim Đào và con trai mắc COVID-19. Cả hai mẹ con đều phải vào bệnh viện dã chiến để chữa bệnh. Nói về hành trình chống chọi với COVID-19, chị kể: 

"Sinh nhật con trai là ngày 10-7-2021, lúc đó tình hình dịch bệnh ở thành phố căng thẳng lắm. Hai mẹ con vì vậy không tổ chức sinh nhật gì, chỉ mua một cái bánh sinh nhật, cùng thổi nến. Lúc đó con còn ước là hết dịch, được đi học… 

Vậy mà chỉ ngày hôm sau cả xóm đi test COVID-19, con trai tôi mắc bệnh, phải đi cách ly ở bệnh viện dã chiến. Tôi đi theo chăm sóc con và kết quả là cũng bị bệnh theo con".

"Hơn 2 tuần trong bệnh viện dã chiến là những ngày tôi sẽ mãi không thể quên trong cuộc sống. Nhất là hình ảnh bác sĩ, y tá quên cả bản thân để chăm sóc người bệnh", nghệ sĩ Kim Đào chia sẻ.

Chị thú thật rằng những ngày ở trong bệnh viện dã chiến chị cảm thấy rất hoang mang: "Mọi thứ thật là đáng sợ. Lúc đó chưa có nhiều vắc xin. Lực lượng bác sĩ, y tá không có đủ để chữa cho các bệnh nhân…

Nhìn các nhân viên y tế lúc nào cũng bận rộn, tôi thật sự cảm kích. Họ đã phải gạt cuộc sống riêng tư của bản thân, gia đình sang một bên để chăm sóc bệnh nhân".

Kim Đào kể một kỷ niệm mà chị không thể quên đó là trong bệnh viện nhiều bệnh nhân gần hết bệnh, họ thấy bức bách, muốn được về nhà sớm, dù xét nghiệm lại vẫn còn 2 vạch. 

Có một số người còn "quậy", bảo tại sao mình hết bệnh mà vẫn bị "nhốt". Có một cô y tá đã trả lời như trút tâm sự rằng: "Khi mọi người hết bệnh, chúng tôi cho về thôi. Mọi người còn có thời hạn để về, còn anh em y bác sĩ tụi em không biết khi nào về".

"Nghe cô y tá nói vậy, tôi và mọi người vô cùng xúc động và thương đội ngũ y tế. Riêng bản thân tôi luôn dặn lòng mình phải cố gắng giữ gìn sức khỏe, tập thể dục, ăn uống đầy đủ, cố gắng hợp tác với bác sĩ để bảo vệ mình và bảo vệ người thân. 

Và sau hơn 2 tuần chữa trị, tôi và con trai hoàn toàn khỏe mạnh, được trở về nhà. Khỏi nói là tôi vui mừng đến như thế nào", Kim Đào kể.

Trải qua những ngày tháng khó quên ấy, Kim Đào bảo nhìn vào mặt tích cực, chị cảm thấy trân quý cuộc sống hơn và phát hiện thêm những khả năng của bản thân. Trong thế bí ấy, chị viết kịch bản, rồi làm nhà sản xuất web drama bên cạnh nghề diễn viên nhiều năm qua.

Một năm sau hành trình chữa bệnh COVID-19 căng thẳng, Kim Đào lại vừa tổ chức sinh nhật thêm một tuổi cho con trai mình. Lần này là chuyến du lịch nước ngoài ý nghĩa của hai mẹ con.

"Thật sự nhìn lại chặng đường vừa qua, tôi và con trai biết ơn các bác sĩ, y tá và lực lượng tuyến đầu chống dịch. Vì vậy tôi thật sự cầu mong họ có nhiều sức khỏe để cống hiến cho đời, cứu sống nhiều người", chị nói.

Mời bạn cùng Tuổi Trẻ gửi lời tri ân

Năm 2021, hàng chục nghìn bác sĩ, điều dưỡng, sinh viên y khoa các trường đại học, chiến sĩ quân y… từ mọi miền đã tới các tỉnh thành phía Nam, trong đó có TP.HCM, để cùng các địa phương chống dịch COVID-19. Trong đồ bảo hộ bít bùng, khẩu trang kín mít, nhiều bệnh nhân không biết mặt người ngày đêm điều trị, chăm sóc mình.

Rất nhiều cảm xúc, lưu luyến, nhiều lời cảm ơn chưa kịp nói khi người bệnh xuất viện, khi các bác sĩ, điều dưỡng... rời đi lúc đại dịch bớt căng thẳng.

Tuổi Trẻ Online mời bạn gửi lời tri ân những thiên thần áo trắng, chia sẻ các kỷ niệm, cảm xúc, kỷ vật còn lưu giữ trong những ngày bạn hoặc người thân điều trị COVID-19. Bài viết, hình ảnh vui lòng gửi về: [email protected].

Tuổi Trẻ Online cảm ơn bạn.

'Tôi sống lại từ tiếng gọi của bác sĩ: Dũng ơi, tỉnh dậy đi em'

TTO - Đó là những lời tâm sự từ đáy lòng của Vũ Quốc Dũng (28 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM) - người có cân nặng 140kg và là một trong số các ca bệnh COVID-19 hiếm gặp được các y bác sĩ Bệnh viện dã chiến số 16 hồi sinh.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu học lớp 6 làm chatbot, hiến kế cho tập đoàn công nghệ bồi dưỡng nhân tài

Đại biểu dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ thuộc Đoàn đại biểu TP.HCM học lớp 6 đã làm chatbot, hiến kế cho Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội - Viettel bồi dưỡng nhân tài.

Đại biểu học lớp 6 làm chatbot, hiến kế cho tập đoàn công nghệ bồi dưỡng nhân tài

Gặp nam quân nhân với những clip 'đa nhiệm' viral mạng xã hội khi tham gia duyệt binh ở Nga

Không chỉ với nhiệm vụ tham gia duyệt binh tại Nga, nam quân nhân Bùi Quang Linh, quê Thái Bình, còn viral khắp cõi mạng những ngày qua bởi những clip 'đa nhiệm' như làm phóng viên, quay phim, MC, thậm chí làm ca sĩ hát tiếng Trung Quốc…

Gặp nam quân nhân với những clip 'đa nhiệm' viral mạng xã hội khi tham gia duyệt binh ở Nga

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy

Trường Y Icahn tại Mount Sinai, New York, trở thành trường y đầu tiên ở Mỹ tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào chương trình đào tạo bác sĩ.

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy

'Viện dưỡng lão cho người trẻ' nở rộ ở Trung Quốc

Sau nhiều năm bị cuốn vào guồng quay công việc tại các thành phố lớn, nhiều người trẻ Trung Quốc chọn về quê “nghỉ hưu sớm" để tìm lại sự cân bằng và ý nghĩa cuộc sống.

'Viện dưỡng lão cho người trẻ' nở rộ ở Trung Quốc

Bác sĩ kể chuyện cứu cô gái co giật vì tai nạn giữa đêm và dòng chữ ‘lạ’ trên xe

Thấy cô gái nằm bất tỉnh, sùi bọt mép sau vụ tai nạn, bác sĩ Phạm Tiến Mạnh vội tấp xe vào lề để sơ cứu ngay cho nạn nhân. Nhờ xử trí kịp thời, cô gái thoát khỏi cơn nguy kịch.

Bác sĩ kể chuyện cứu cô gái co giật vì tai nạn giữa đêm và dòng chữ ‘lạ’ trên xe

Nghề quét rác thu nhập trên 1 tỉ đồng mỗi năm vẫn bị chê

Theo Forbes, nhiều công việc từng không được xã hội ưa chuộng lại có mức thu nhập rất cạnh tranh và bảo đảm việc làm ổn định trong bối cảnh thị trường lao động đầy bất ổn.

Nghề quét rác thu nhập trên 1 tỉ đồng mỗi năm vẫn bị chê
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar