24/10/2017 14:34 GMT+7

Tôi hạnh phúc với Batender

NGUYỄN TOÀN MỸ - Giám sát bar nhà hàng Firkin, Q.1, TP.HCM  ​(TẤN KHÔI ghi)
NGUYỄN TOÀN MỸ - Giám sát bar nhà hàng Firkin, Q.1, TP.HCM ​(TẤN KHÔI ghi)

TTO - Sinh năm 1993, tôi từng chọn học nghề tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật Miền Nam, ngành kỹ thuật xây dựng. Học được 2 năm thì thấy không hợp nên tôi bỏ ngang.

Tôi hạnh phúc với Batender - Ảnh 1.

Nguyễn Toàn Mỹ chế biến thức uống cho khách - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tôi chuyển sang học nghề pha chế và rất hài lòng với công việc hiện tại.

Thời gian học khóa pha chế tại Trường Việt Úc (VAAC) 3 tháng rưỡi, tuy ngắn nhưng đã trang bị cho tôi nhiều kỹ năng cơ bản, kiến thức nền tảng về nghề, để sau đó ra làm được việc, tiếp tục rèn luyện tại các nhà hàng, quán bar khác.

Nghề pha chế mang lại cho bartender rất nhiều thứ. Đặc biệt, bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc, trò chuyện với nhiều người, từ trong nước lẫn ngoài nước, với đủ nghề nghiệp khác nhau. Chính những lần trò chuyện đó sẽ cho bạn cơ hội học hỏi, có thêm kiến thức đời sống cùng những điều thú vị khác từ người khách của mình.

Qua nhiều năm làm nghề, tôi nhận ra một bartender giỏi ngoài kỹ năng thì phải am hiểu văn hóa, cảm thụ mùi, vị tốt. Hiểu rõ tính năng của từng loại thức uống, trái cây và khả năng kết hợp được với nhau giữa chúng, từ đó mới có thể sáng tạo ra những thức uống mới mang màu sắc riêng của mình. 

Còn để có thể trở thành một người pha chế chuyên nghiệp, tất cả tùy thuộc vào sự đam mê, sự nghiêm túc của mỗi người trong quá trình học nghề, rèn luyện.

Không có ly nước nào ngon nhất, chỉ có ly nước phù hợp nhất với từng người". Câu ấy không chỉ đúng với việc uống cocktail mà còn đúng với việc chọn ngành nghề để phát triển bản thân: không có ngành nào là "vip" nhất, chỉ có nghề phù hợp với từng người hay không"

Nguyễn Toàn Mỹ - Giám sát bar nhà hàng Firkin, Q.1, TP.HCM

Trước khi làm tại bar hiện tại, tôi có hai năm làm việc tại một nhà hàng Nhật. Đó cũng là thời gian tôi học nghề, cho tôi thêm kinh nghiệm và tiếp tục củng cố giá trị của nghề mình chọn. 

Ngoài việc thực hành nghề mỗi ngày, bartender phải luôn tìm tòi học hỏi (từ sách báo, trên mạng, và một kênh quan trọng khác là đồng nghiệp của mình), phải có "gu" riêng trong công việc, là khả năng sáng tạo.

Với những kỹ năng bổ trợ cho nghề, tôi thấy quan trọng nhất là bạn phải giỏi ngoại ngữ và giao tiếp khéo léo. Chính những kỹ năng mềm này bên cạnh khả năng pha chế ngon, giỏi sẽ giúp bạn thành công hơn.

Một điều khác nữa chính là hãy "hạ cái tôi của mình xuống", điều này áp dụng với khách của mình lẫn đồng nghiệp, cấp trên. Đừng bao giờ giành phần đúng với khách, cứ nhận lỗi về mình, rồi sau đó bạn hãy trình bày với quản lý của mình sau. 

Trong công việc, thi thoảng cũng có những đồng nghiệp xem mình là "ngôi sao" trong quầy bar vì có năng lực. Tuy nhiên, những người như vậy sẽ khó đi xa trong nghề bởi không thể hòa đồng được với tập thể.

"Công thức" thăng tiến của nghề pha chế mà mỗi người thường sẽ trải qua trong quá trình công tác chính là bắt đầu làm ở vị trí nhỏ tại một chỗ nhỏ; rồi đến làm vị trí nhỏ ở một chỗ lớn; sau đó làm vị trí lớn ở chỗ nhỏ; và cuối cùng là làm vị trí lớn ở một chỗ lớn. 

Tôi đang đi trên bước đường ấy, với nhiều dự định nâng cao nghề nghiệp cho mình. Một trong những dự định đó là tôi sẽ đi dạy nghề ở những nơi có nhu cầu và mình cảm thấy thích hợp, để chia sẻ về nghề cho những bạn có cùng đam mê.

Đến giờ, khi đã đi làm được vài năm, tôi vẫn còn liên lạc với những người thầy dạy mình để chia sẻ công việc. Có người còn thường đến chỗ tôi làm để thưởng thức thức uống do chính tôi pha chế, sau đó còn trao thêm cho tôi nhiều kinh nghiệm quý báu.

 "Không có ly nước nào ngon nhất, chỉ có ly nước phù hợp nhất với từng người". Câu ấy không chỉ đúng với việc uống cocktail mà còn đúng với việc chọn ngành nghề để phát triển bản thân: không có ngành nào là "vip" nhất, chỉ có nghề phù hợp với từng người hay không. 

Nếu bạn yêu pha chế và thích phiêu du với từng món nước do mình thực hiện, sáng tạo thì hãy chọn học nghề bartender...

Mời tham gia cuộc thi "Tôi chọn nghề"

Cuộc thi viết do báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức nhằm tạo sân chơi và cổ vũ phong trào học nghề để lập thân, lập nghiệp trong giới trẻ.

Bài dự thi dưới 1.200 chữ kèm hình ảnh nhân vật, là bài chưa được đăng trên bất kỳ phương tiện truyền thông nào, kể cả mạng xã hội.

Bài dự thi gửi về email [email protected] (ghi rõ Dự thi "Tôi chọn nghề") hoặc Ban giáo dục - khoa học báo Tuổi Trẻ (số 60A Hoàng Văn Thụ, Q.Phú Nhuận, TP.HCM), ghi rõ Dự thi "Tôi chọn nghề".

Tôi hạnh phúc với Batender - Ảnh 4.
NGUYỄN TOÀN MỸ - Giám sát bar nhà hàng Firkin, Q.1, TP.HCM ​(TẤN KHÔI ghi)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Học đại học ngành nào sẽ được miễn học phí trong năm học mới?

Người theo học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục đại học sẽ không phải đóng học phí.

Học đại học ngành nào sẽ được miễn học phí trong năm học mới?

MC Minh Trang lên tiếng khi Làng Háo Hức bị phụ huynh tố nhà vệ sinh bẩn, con bị bắt nạt

MC Minh Trang - người sáng lập Làng Háo Hức - cho biết đã xin lỗi người mẹ cũng như nhờ chuyển lời xin lỗi đến bạn học sinh bị bắt nạt tại đây.

MC Minh Trang lên tiếng khi Làng Háo Hức bị phụ huynh tố nhà vệ sinh bẩn, con bị bắt nạt

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Việc xem xét lại mô hình tổ chức dạy học môn khoa học tự nhiên ở cấp THCS là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Điểm chuẩn lớp 10 vào trường tốp đầu ở Nha Trang chỉ 9 điểm, giám đốc sở nói gì?

Trường THPT Lý Tự Trọng ở phường Nha Trang là một trong những trường top đầu tỉnh Khánh Hòa (cũ), nhưng năm nay điểm chuẩn vào lớp 10 trường này chỉ 9 điểm.

Điểm chuẩn lớp 10 vào trường tốp đầu ở Nha Trang chỉ 9 điểm, giám đốc sở nói gì?

Không ép tiến độ chấm thi tốt nghiệp THPT

Các hội đồng chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên cả nước đều khởi động từ đầu tháng 7.

Không ép tiến độ chấm thi tốt nghiệp THPT

Thí sinh thi hát, kể chuyện, bật xa... tranh suất vào sư phạm

Sáng 5-7, thí sinh từ nhiều tỉnh, thành phố đã mặc áo dài, trang phục dân tộc, 'quần đùi áo số'... hội tụ về Trường đại học Sư phạm Hà Nội để thi năng khiếu xét tuyển vào ngành sư phạm.

Thí sinh thi hát, kể chuyện, bật xa... tranh suất vào sư phạm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar