21/08/2022 11:12 GMT+7

Khi nào người thầy được hạnh phúc?

NGUYỄN NGỌC
NGUYỄN NGỌC

TTO - Muốn trường học hạnh phúc, học sinh hạnh phúc thì trước hết phải khiến người thầy hạnh phúc. Vậy khi nào người thầy được hạnh phúc?

Khi nào người thầy được hạnh phúc? - Ảnh 1.

Cô Lương Thị Hoa đứng lớp dạy học trò ở điểm bản Chà Lò, Trường tiểu học Mai Sơn, huyện Tương Dương, Nghệ An - Ảnh: DOÃN HÒA

Nhằm góp thêm một góc nhìn cho diễn đàn Công chức nghỉ việc hàng loạt, Tuổi Trẻ Online giới thiệu ý kiến này của bạn đọc Nguyễn Ngọc.

"Thời gian gần đây, có không ít người mưu sinh với nghề nhưng bất mãn và cáu gắt với chính nghề nghiệp đó. Đặc biệt, đối với nghề y và nghề giáo, nỗi chán chường cùng những bế tắc của họ sẽ vô tình biến thành áp lực nhồi nhét thêm những khó khăn, trở ngại trên hành trình chữa lành và trồng người.

Và tất nhiên, đối tượng "chịu đòn" không ai khác lại chính là người bệnh, là học sinh. Nỗi lo lớn nhất tôi đặt trọn vào nghề giáo.

Bọn trẻ mới lớp 1, lớp 2 đã phải ngày ngày cặm cụi bên trang vở học chữ, làm phép tính trong tiếng đe nẹt của giáo viên. Đòn roi cùng thái độ giận dữ của người thầy vô tình biến thành cơn ác mộng khiến các con sợ hãi việc học, sợ hãi việc đến trường mỗi ngày.

Học sinh lớp lớn hơn lại thắc mắc không hiểu vì sao các em mỗi ngày đều phải dỏng tai nghe thầy cô nói xấu nghề nghiệp, đồng nghiệp và trút những bực dọc lên đầu mình thay vì được học, được phát biểu, được say mê khám phá kiến thức, định hình năng lực, hình thành nhân cách. Đó là một sự bất công!

Một người thầy chán nản trong công việc làm sao có thể dành tâm trí để soạn giảng, mày mò phương pháp dạy học mới, kích thích được nguồn năng lượng sáng tạo trong lớp lớp thế hệ trẻ? Một người thầy mang phẫn nộ, uất ức lên bục giảng sẽ nhấn chìm học sinh của mình vào những tư tưởng bi quan, những lời nói đắng chát và những hành xử phản cảm!

Một vài hình phạt cá biệt trong thời gian qua như cô giáo lên lớp mấy tháng không nói một lời, cô giáo ép buộc học sinh uống nước giặt khăn lau bảng, cô giáo bắt học sinh nhận 230 cái tát… là những minh chứng rõ nhất cho những bức bối về áp lực nghề nghiệp dẫn đến phạt trò nhưng chẳng khác gì trút giận.

Người thầy thật sự đang bế tắc bởi vô số áp lực từ nghề nghiệp. Chương trình giáo dục nặng, sĩ số lớp quá tải, những cải cách liên tục về phương pháp giảng dạy, giáo án… khiến họ xoay vòng trong vòng vây của áp lực.

Bên cạnh đó là những kỳ vọng lớn lao mà xã hội và dư luận quàng lên vai người thầy: đào tạo thế hệ trẻ vừa hồng vừa chuyên, vừa giàu trí tuệ vừa giàu nhân cách khiến hành trình dạy chữ - dạy người thêm gian khó.

Vậy mà cứ hễ người thầy có bất kỳ hành động nào, dù đơn thuần chỉ muốn uốn rèn trò vào khuôn nếp là y như rằng dư luận lại chực chờ "ném đá", lập phiên tòa "xử tội" khiến nhiều người thầy dần dà co mình lại trong "thế thủ", lên lớp cố hoàn thành vai trò dạy chữ và cứ thế biến thành "thợ dạy" đầy chua xót.

Rồi cả những nhọc nhằn trong hành trình mưu sinh bằng nghề tay trái, cố vớt vát thêm chút "mắm muối" cho bữa cơm ngọt lành, tần tảo lo toan gánh nặng cơm áo gạo tiền khiến tâm ý không dành trọn cho nghề, cho bài giảng và cho sự tiến bộ hằng ngày của học sinh.

Tất cả như dồn nén những áp lực bủa vây khiến không ít nhà giáo tự nhấn chìm mình trong đau khổ của nghề nghiệp, cuộc sống. Một người thầy không tìm thấy niềm hạnh phúc trong công việc "trồng người" thì sao có thể truyền cho học sinh nguồn năng lượng tích cực để ham học hỏi, mê khám phá, phát triển năng lực, trau dồi phẩm chất?

Muốn trường học hạnh phúc, học sinh hạnh phúc thì trước hết phải khiến người thầy hạnh phúc. Tôi nhớ một vị lãnh đạo ở TP.HCM đã phát biểu như thế cách đây chưa lâu. Và để biến giấc mơ hạnh phúc ấy thành sự thật thì cần sự nỗ lực, quyết tâm và đồng thuận trong phương pháp giáo dục của cả 3 chân kiềng: nhà trường - gia đình - xã hội.

Quan trọng nhất vẫn là giúp nhà giáo cởi trói bớt những áp lực vô hình bủa vây từ gánh nặng cơm áo gạo tiền đến công việc chuyên môn, kỳ vọng của xã hội…".

Theo bạn, ngoài nguyên nhân lương không đủ sống, chế độ ưu đãi không cao, còn lý do nào khác khiến hàng loạt cán bộ, viên chức nhà nước xin nghỉ việc hàng loạt?

Mọi phản ảnh, góp ý, hiến kế... kính mời bạn gởi đến Tuổi Trẻ Online qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc địa chỉ email: [email protected][email protected]. Cảm ơn bạn!

Công chức nghỉ việc hàng loạt: Còn 'con ông cháu cha' sẽ mất tiếp người giỏi?

TTO - Hai câu chuyện thạc sĩ Trần Xuân Tiến kể dưới đây góp phần lý giải vì sao môi trường làm việc ở cơ quan nhà nước không còn mặn mà với người trẻ, giỏi. Trong đó, có vấn đề cạnh tranh thiếu lành mạnh, thiếu sự công bằng, minh bạch.

NGUYỄN NGỌC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Sau khi hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế để phát triển, như: Khu kinh tế Dung Quất, cửa khẩu Bờ Y, dược liệu đặc hữu sâm Ngọc Linh, khu du lịch Măng Đen, đảo Lý Sơn...

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Từ 2026, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017, thực hư ra sao?

Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền thông tin Bộ Nông nghiệp và Môi trường sắp ban hành quy chuẩn khí thải mới. Trong đó, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017 lưu hành trên địa bàn.

Từ 2026, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017, thực hư ra sao?

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 ở Kon Tum?

Với địa hình đồi núi, khoảng cách giữa TP Kon Tum và TP Quảng Ngãi hiện nay lên đến 200km. Ban Thường vụ 2 tỉnh cơ bản thống nhất thành lập cơ sở 2 của tỉnh Quảng Ngãi mới ở TP Kon Tum để thuận tiện điều hành.

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 ở Kon Tum?

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Hậu Giang lấy trụ sở dôi dư làm thư viện, công viên

Trụ sở dôi dư sau sáp nhập tại Hậu Giang được ưu tiên chuyển đổi công năng để làm cơ sở y tế, giáo dục, công viên, thư viện.

Hậu Giang lấy trụ sở dôi dư làm thư viện, công viên

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đã giúp nhiều gia đình có được hạnh phúc. Tuy nhiên cũng có nhiều góc khuất nhiều người chưa hiểu hết.

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar