25/10/2013 06:30 GMT+7

Tôi bước vào đời bằng sự giả dối

THỨC THỨC
THỨC THỨC

TT - Tôi vừa hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh bên Đức về. Có thể nói quãng đường tôi đi qua đều có bàn tay của bố mẹ trải hoa hồng.

Phóng to

Nói vậy bởi gần 30 năm trôi qua tôi luôn sống trong sự giả dối, ảo tưởng về bản thân. Tất cả chỉ vì thể diện của bố mẹ. Lúc nào mẹ cũng bảo gia đình mình không thể mất mặt vì con cái ngu dốt được. Thế nên chị em tôi đứa nào cũng được bố mẹ chạy cho vào học những trường điểm, trường uy tín ngay từ khi còn nhỏ.

Trong nhiều bữa cơm, bố luôn miệng nói về con cô Vân trên cơ quan học rất giỏi, đoạt học bổng rồi đi du học nước ngoài. Mẹ cũng kể về anh A, chị B nhà bác Liên giỏi giang có tiếng. Rồi mẹ than thở khi chị em tôi không có thành tích để khoe. Thế là suốt thời chúng tôi còn học cấp I, cấp II, cấp III, mẹ đều bí mật đi “ngoại giao” để chị em tôi được danh hiệu học sinh giỏi. Mãi đến khi biết điều này, tôi thấy rất xấu hổ với thầy cô, bạn bè. Thú thật có lúc tôi không dám nhìn thẳng vào mặt thầy, cô giáo mỗi khi trả bài kiểm tra. Khi bạn bè xì xầm to nhỏ, tôi luôn chột dạ, chả khác gì “có tật giật mình”. Tôi phản ứng quyết liệt thì mẹ phân trần: “Phải dùng tiền mua danh chứ con. Thời buổi này nhục nhất là không có học, là dốt nát bị người ta khinh thường, con hiểu chưa?”.

Làm bài kiểm tra bị điểm kém, tôi chẳng dám khai thật với bố mẹ vì sợ bị đánh đòn, bị mắng mỏ. Chính vì áp lực từ sự kỳ vọng của bố mẹ buộc tôi cũng phải cố gắng đối phó, quay cóp, dùng tài liệu, dùng phao trong các giờ thi, kiểm tra. Bố mẹ “ru ngủ” chúng tôi bằng một tương lai đã được sắp đặt sẵn. Thế nên ngồi trên ghế nhà trường, tôi chẳng phải lo sau này sẽ làm ở đâu. Tôi cũng không có chính kiến hay cái tôi cá nhân gì cả. Tôi chẳng biết mình thích học gì, theo đuổi ngành gì. Bố mẹ thích nghĩa là tôi sẽ phải thích và phải... theo!

Vì vậy sau khi trượt đại học, bố mẹ đã lo cho tôi đi du học ở nước ngoài, sau đó làm nghiên cứu sinh luôn. Hành trang tôi mang theo bước vào đời chỉ là sự giả dối như thế.

Tôi chỉ còn biết vâng lời để làm một đứa con ngoan, một học trò giỏi bằng cái “mác” giả tạo. Chưa khi nào tôi được bước đi trên đôi chân của mình. Nhưng với bố mẹ thì điều đó chẳng hề quan trọng. Bố thường bảo: “Với năng lực của chúng mày thì thả ra đường chỉ có chết đói”. Tôi tự ái nhưng vẫn phải chấp nhận “sống chung với lũ”. Bởi ngày hôm nay tôi có được những tờ giấy khen treo trên tường, được học ở nước ngoài là nhờ vào sự mạnh bạo, chịu chi đồng tiền của bố mẹ. Tôi còn biết trách ai?

Thú thật khi đối mặt với những khó khăn của mình, tôi không phải nhúng tay vào. Tất cả đều đã có bố mẹ gửi gắm cả rồi. Tiền thiếu thì bố mẹ cấp. Tôi cứ sống tựa như một con robot đã được lập trình sẵn mà không được phản ứng, không được kêu ca, không được nói lên suy nghĩ, nguyện vọng của mình.

Tất cả chỉ vì bố mẹ muốn chúng tôi là “cái gì đó” để nở mày nở mặt với đồng nghiệp, bạn bè. Có lúc tôi cũng chột dạ, ngỡ ngàng vì mình được bao bọc, lồng kính quá kỹ. Giá như tôi được đi trên đôi chân mình thì dù không có nhiều thành tích, không thành đạt tôi vẫn có cái để tự hào.

Dường như tôi đã được sống chung với sự giả dối từ thuở bé nên thành quen. Có lúc tôi muốn tháo cũi sổ lồng nhưng thật không phải dễ. Đến em trai tôi cũng vậy, tất cả những danh hiệu của chị em tôi đều được đổi từ đồng tiền và mối quan hệ rộng rãi của bố mẹ.

Tôi không biết rồi chị em tôi còn là những con robot giả dối đến bao giờ nữa?

THỨC THỨC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mời bạn góp 1 món quà, gieo 1 ước mơ cùng Tiếp sức hoa mặt trời

“Ước mơ của con là hết bệnh, vì hết bệnh là con làm được tất cả”, một bé đang điều trị ung thư tại TP.HCM nói với tình nguyện viên. Các em nhỏ vẫn mang trong tim những ước mơ thật trong trẻo và đầy yêu thương.

Mời bạn góp 1 món quà, gieo 1 ước mơ cùng Tiếp sức hoa mặt trời

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Bại liệt không thể ngăn bước chân đến trường

Căn bệnh viêm tủy sống đến bất ngờ vào năm 4 tuổi khiến Tô Phương Bắc, cậu học sinh lớp 8D3 Trường THCS Bờ Y (tỉnh Kon Tum) bị bại liệt cả hai chân.

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Bại liệt không thể ngăn bước chân đến trường

Ước mơ của Thúy tiếp sức bệnh nhi, lắng nghe ước mơ của từng bạn nhỏ

Báo Tuổi Trẻ phối hợp Thành Đoàn TP.HCM và Chiến dịch Hoa phượng đỏ tổ chức chương trình “Tiếp sức hoa mặt trời” vào sáng 22-5.

Ước mơ của Thúy tiếp sức bệnh nhi, lắng nghe ước mơ của từng bạn nhỏ

Tạo thói quen đọc sách ngay hôm nay

Ông Nguyễn Mạnh Hùng nói với các bạn sinh viên "muốn làm giàu thì phải giỏi, muốn giỏi thì phải đọc sách" và chỉ ra tầm quan trọng của việc đọc.

Tạo thói quen đọc sách ngay hôm nay

Khát vọng phát triển nhìn từ lao động trẻ

Nhiều lao động trẻ vừa ra trường đã có việc làm ngay, đúng ngành nghề và thu nhập rất cao.

Khát vọng phát triển nhìn từ lao động trẻ

Săn deal 'chợ đêm online' sao để không ôm cục tức?

Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc các 'chợ mạng' vào phiên sôi động. Trên Shopee, TikTok Shop... hàng triệu sản phẩm được treo biển giảm giá, mã khuyến mãi tung ra theo giờ vàng, người mua lướt 'live', săn deal, đặt đơn liên tục.

Săn deal 'chợ đêm online' sao để không ôm cục tức?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar