06/04/2018 13:43 GMT+7

Tốc độ mạng 4G Việt Nam cao thứ hai tại Đông Nam Á

T. HÀ
T. HÀ

TTO - Trong năm 2017, tốc độ tải dữ liệu trung bình hướng xuống của mạng 4G tại Việt Nam là 35 – 37 Mbps, cao gấp 3,5 - 4,5 lần so với tốc độ trung bình của 3G hiện tại.

Thông số này được công bố tại Hội thảo – Triển lãm Quốc tế 4G/5G 2018 tổ chức tại Hà Nội sáng ngày 6-4, căn cứ theo thông tin từ Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông)- Ban tổ chức hội thảo cho biết. 

Theo một kết quả khảo sát đã được công bố thì tốc độ mạng 4G tại Việt Nam đạt mức 21,49 Mbps, đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á, sau Singapore.

Cũng tại sự kiện này, ông Jim Cathey, Phó Chủ tịch cấp cao và Chủ tịch Qualcomm Technologies khu vực châu Á- Thái Bình Dương và Ấn Độ đánh giá trong thời gian qua Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng Internet, mobile mạnh mẽ. 

Riêng với 4G LTE, chỉ trong 18 tháng triển khai chính thức đạt độ phủ tới 95% dân số Việt Nam.

Tốc độ mạng 4G Việt Nam cao thứ hai tại Đông Nam Á - Ảnh 2.

Ông Jim Cathey, Phó Chủ tịch cao cấp tập đoàn Qualcomm đánh giá Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng Internet, mobile mạnh mẽ- Ảnh: THANH HÀ

Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì tiềm năng thị trường 4G tại Việt Nam còn rất lớn, thể hiện qua một vài số liệu thống kê như có tới 76,4 triệu thuê bao 2G hoặc 41,5 triệu thuê bao 3G có thể chuyển đổi thành thuê bao 4G…

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Hồng Hải cho rằng thị trường viễn thông Việt Nam trong những năm vừa qua tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh mẽ. "Năm 2017, các nhà mạng lớn đã đầu tư phát triển mạnh mẽ cơ sở hạ tầng phục vụ cho dịch vụ viễn thông 4G, trong tương lai gần là dịch vụ 5G. 

Sự phát triển của các công nghệ này sẽ đặt ra những yêu cầu về kết nối dữ liệu siêu rộng với tốc độ dừ liệu siêu cao, nhu cầu kết nối IoT với số lượng truy cập lớn" – Thứ trưởng Phạm Hồng Hải đánh giá - "Do đó, các doanh nghiệp viễn thông và công nghệ thông tin cần có bước chuyển mình phù hợp, có phương án đầu tư chiến lược để nắm lấy cơ hội và tận dụng ưu thế về công nghệ, nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, tạo đà đột phá cho cả hệ sinh thái của nền kinh tế số phát triển".

Trong khi đó, ông Jim Cathey, Phó Chủ tịch cấp cao và Chủ tịch Qualcomm Technologies khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ cho hay Qualcomm đã làm việc với nhiều doanh nghiệp như VNPT, Viettel, Bkav… để cùng phát triển ngành công nghiệp IoT trong tương lai, phát triển mạnh tại thị trường Việt Nam và vươn ra thế giới.

"5G sẽ là trụ cột của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam vươn ra toàn cầu. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc chặt chẽ với các đối tác Việt Nam để phát triển hệ sinh thái di động," ông Jim Cathey cho biết.

T. HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phà cánh ngầm chạy điện đầu tiên trên thế giới

Phà đang dần trở lại như một phương tiện giao thông công cộng đáng tin cậy và bảo vệ môi trường tại các đô thị có mạng lưới sông nước.

Phà cánh ngầm chạy điện đầu tiên trên thế giới

Hé lộ công nghệ bên trong trái bóng tại FIFA Club World Cup 2025

Quả bóng thi đấu tại FIFA Club World Cup 2025 tích hợp nhiều công nghệ hiện đại như cảm biến IMU, ăng ten truyền dữ liệu real-time, kết hợp SAOT và VAR cùng mạng lưới camera, giúp trọng tài ra quyết định chính xác hơn.

Hé lộ công nghệ bên trong trái bóng tại FIFA Club World Cup 2025

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Bạn đã từng dùng Bluetooth để nghe nhạc qua tai nghe, AirDrop để gửi ảnh, nhưng có bao giờ thử so sánh chúng?

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Mỗi lần bạn đăng nhập hay thanh toán, mã OTP chỉ dùng được trong khoảng 30 giây rồi biến mất. Vì sao lại có giới hạn đó, và hệ thống nào đứng sau việc tạo mã nhanh chóng mà vẫn đảm bảo bảo mật?

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Trong thời đại mà sự hiện diện trực tuyến được xem như thước đo cam kết, người lao động ngày càng bị cuốn vào vòng xoáy 'phải luôn online để được nhìn nhận'. Vậy quyền được tắt máy liệu có còn tồn tại?

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?

Ra đời với lời hứa về sự tiện lợi, sạc không dây đến nay vẫn chưa đủ sức thay thế dây sạc truyền thống trong thói quen hằng ngày của người dùng. Công nghệ này liệu có đang chững lại?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar