25/04/2020 18:00 GMT+7

Tòa tối cao dựng tượng Lý Thái Tông là biểu tượng công lý

TÂM LỤA
TÂM LỤA

TTO - Theo thuyết minh của TAND tối cao, việc dựng tượng vua Lý Thái Tông có nhiều ý nghĩa to lớn. Tuy nhiên, một số chuyên gia lại cho rằng việc làm này là lãng phí và không cần thiết.

Tòa tối cao dựng tượng Lý Thái Tông là biểu tượng công lý - Ảnh 1.

Một trong ba mẫu phác thảo tượng vua Lý Thái Tông đang được TAND tối cao lấy ý kiến - Ảnh: TAND tối cao

Phó chánh án TAND tối cao vừa ký công văn gửi TAND các cấp về việc tổ chức lấy ý kiến lựa chọn mẫu phác thảo tượng vua Lý Thái Tông để đặt tại trụ sở TAND tối cao, trụ sở tòa án quân sự và tòa án các cấp.

Theo công văn này, sau khi lấy ý kiến đóng góp của TAND, Hội đồng phẩm phán TAND tối cao đã lựa chọn vua Lý Thái Tông là biểu tượng công lý của TAND và hoạt động xét xử.

Để chuẩn bị cho việc dựng tượng vua Lý Thái Tông tại trụ sở các tòa án, TAND tối cao tổ chức lấy ý kiến của cán bộ công chức trong hệ thống tòa án đối với 3 mẫu phác thảo tượng vua Lý Thái Tông.

Kèm theo công văn này, TAND tối cao có bản thuyết minh tại sao lại lựa chọn tượng Lý Thái Tông là biểu tượng công lý. 

Theo đó, vua Lý Thái Tông là người ban hành bộ “Hình thư” - bộ luật chính thức thành văn đầu tiên trong lịch sử Việt Nam; vua Lý Thái Tông đã trực tiếp xét xử nhiều vụ án nổi tiếng với tấm lòng bao dung, nhân từ…

Vì vậy, ngày 5-2, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã thống nhất tôn vinh hoàng đế Lý Thái Tông là nhân vật biểu tượng của công lý và hoạt động xét xử.

Theo thuyết minh của TAND tối cao, “công trình sẽ là tác phẩm nghệ thuật có tính thẩm mỹ, giàu sức biểu cảm, mang ý nghĩa nhân vân, chuyển tải thông điệp lịch sử về tòa án nhân dân”…

Dự kiến tượng được đúc bằng đồng đỏ, kích thước chiều cao của tượng đặt tại trụ sở TAND tối cao là 5,3m.

Sau khi tổ chức lấy ý kiến, một số chuyên gia pháp lý đã cho rằng việc TAND tối cao tự ý lựa chọn biểu tượng công lý là tùy tiện. Chưa kể việc đúc tượng để trưng bày trên toàn bộ hệ thống tòa án cả nước sẽ gây ra sự lãng phí không cần thiết…

Việc lấy ý kiến về 3 mẫu phác thảo được TAND tối cao tổ chức trong 5 ngày, từ 23-4 đến 28-4.

Ra mắt Đi tìm chân dung vua Quang Trung và Nguyễn thị Tây Sơn ký

TTO - Nhà nghiên cứu, dịch giả Nguyễn Duy Chính vừa có buổi trò chuyện với đông đảo bạn đọc quan tâm đề tài lịch sử vào chiều 2-3 tại TP.HCM về "Triều đại Tây Sơn và lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XVIII".

TÂM LỤA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật, thể thao từ Lễ hội Làng Sen toàn quốc dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại ấn tượng sâu sắc.

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM báo cáo vụ trung tâm ngoại ngữ thu học phí hàng tỉ đồng rồi 'biến mất'

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa có báo cáo về tình hình của Trung tâm ngoại ngữ Úc Châu và Úc Châu 1 gởi UBND TP.HCM.

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM báo cáo vụ trung tâm ngoại ngữ thu học phí hàng tỉ đồng rồi 'biến mất'

Một phó trưởng phòng ở Quảng Nam nghỉ hưu trước tuổi gần 7 năm nhận hơn 3,2 tỉ đồng

Một phó trưởng phòng của Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Nam nghỉ hưu trước tuổi gần 7 năm nhận hơn 3,2 tỉ đồng tiền hỗ trợ.

Một phó trưởng phòng ở Quảng Nam nghỉ hưu trước tuổi gần 7 năm nhận hơn 3,2 tỉ đồng

Đình chỉ công tác cán bộ Công an cửa khẩu sân bay Phú Quốc vì xé thẻ lên máy bay của khách

Anh H.D. - cán bộ Công an cửa khẩu ở cảng hàng không quốc tế Phú Quốc (sân bay Phú Quốc) - đã bị tạm đình chỉ công tác.

Đình chỉ công tác cán bộ Công an cửa khẩu sân bay Phú Quốc vì xé thẻ lên máy bay của khách

Nhiều thủ tục về đất đai sẽ được giao xuống cho cấp xã

Bộ Nội vụ đang ưu tiên và tập trung cao độ trình Chính phủ ban hành các nghị định về phân định thẩm quyền nhiệm vụ, quyền hạn cho chính quyền địa phương hai cấp và phân cấp, phân quyền.

Nhiều thủ tục về đất đai sẽ được giao xuống cho cấp xã

Phân vùng 'địa hạt tư pháp' điều tra, truy tố, xét xử như thế nào khi tổ chức chính quyền hai cấp?

Thay vì khái niệm lãnh thổ (trước đây là tỉnh, huyện, xã), việc tổ chức chức năng, thẩm quyền của viện kiểm sát, tòa án theo mô hình chính quyền cơ sở 2 cấp sẽ theo 'địa hạt tư pháp'.

Phân vùng 'địa hạt tư pháp' điều tra, truy tố, xét xử như thế nào khi tổ chức chính quyền hai cấp?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar