30/05/2023 17:27 GMT+7

Tổ chức lễ tổng kết năm học 'như tiệc cưới': Cần gì phải rình rang như thế?

Xung quanh câu chuyện tổ chức lễ tổng kết năm học 'như tiệc cưới', theo bạn đọc, có nhiều cách để chia tay, cần gì phải rình rang như thế! Và, đây là căn bệnh hình thức, phô trương đã lan rộng đến môi trường giáo dục.

Tổ chức lễ tổng kết năm học như tiệc cưới: Cần gì phải rình rang như thế? - Ảnh 1.

Hình ảnh lễ tổng kết năm học “như tiệc cưới" của Trường THCS Mạo Khê II, Quảng Ninh - Ảnh: Internet

Như đã thông tin, sau khi hình ảnh một bữa tiệc trăm bàn "như tiệc cưới" trong lễ tổng kết ra trường cho học sinh khối 9 tại một trường THCS ở Quảng Ninh lan truyền trên mạng, đã gây quan điểm trái chiều.

Ngay trong bạn đọc báo Tuổi Trẻ Online, số người ủng hộ không ít, nhưng phản đối cũng khá nhiều.

Tuổi học trò là tuổi đẹp nhất của một đời người, những kỷ niệm ở tuổi này thường khó quên. Rất cần những kỷ niệm khó quên như thế cho một đời người, tôi ủng hộ các hoạt động khi chia tay cuối cấp của các con, thầy, cô và phụ huynh nên bàn bạc để tổ chức cho các con phù hợp với hoàn cảnh điều kiện là được.
Ý kiến bạn đọc Ha Long

Đảm bảo an toàn là ổn

Cho rằng xã hội phát triển thì nên có những buổi liên hoan kỷ niệm như vầy. Nhà trường không tổ chức thì các em tự đứng ra tổ chức có khi còn nguy hiểm hơn, bạn đọc tên Dung viết: "Rất tốt, đừng nên so sánh thời nay với thời bao cấp nữa. Tôi ủng hộ".

Cùng quan điểm, bạn đọc Anh Kiệt nêu ý kiến: "Ai cũng từng là học sinh thì mới hiểu. Khi tổng kết cuối cấp đều muốn có một bữa cơm thân mật bạn cùng lớp, cùng thầy cô, cùng chia sẻ những điều chưa làm được và định hướng tương lai".

Theo bạn đọc này: "Trừ khi bữa tổng kết đó lãng phí, gây mất trật tự, ảnh hưởng tới sức khỏe… thì chúng ta lên án, còn không thì cứ để ký ức tuổi học trò vui vẻ, không tính toán hơn thiệt điều gì vì cũng có thể sau buổi chia tay này rất ít khi thầy cô, học trò còn gặp mặt nhau đầy đủ đến như vậy. Thời đại hiện nay kinh tế tốt hơn thì văn hóa tinh thần cũng tốt hơn thời xưa".

Cùng ủng hộ, bạn đọc Việt bổ sung: "Đừng nên cứng nhắc với con nữa, phải cho chúng nó vui chơi cuối cấp và thể hiện cảm xúc với bạn bè, thầy cô".

Đánh giá đây là cách làm mới, "được" nhiều hơn "mất", bạn đọc Teo bổ sung: "Thay vì mỗi lớp tự liên hoan thì nhà trường tổ chức, tùy theo hoàn cảnh của mỗi gia đình có thể tham gia hoặc không. Đây cũng là môi trường giáo dục ngoài trời, giúp các lớp giao lưu với nhau (học ăn, học nói, học gói, học mở).... Chỉ sợ khâu tổ chức không khéo hiệu trưởng sẽ chịu trách nhiệm".

Suy nghĩ tương tự, bạn đọc Bùi Sơn nêu quan điểm: "Làm được là điều tốt. Các em có kỷ niệm đẹp khi ra trường ai cũng vui vẻ là ổn mà. Chúng ta đừng có suy nghĩ to hay không to, mà nên suy nghĩ các em thấy vui vẻ để nhớ thời học trò. Giờ các thế hệ ra trường cũng tổ chức hội khóa này, khóa kia đấy thôi. Quan trọng nhất là vui vẻ, không có tệ nạn trong việc tổ chức, đảm bảo an toàn là ổn".

Cần gì phải rình rang như thế?

Hãy nhớ thời buổi khó khăn có gia đình còn không đủ ăn ba bữa chứ nói gì tiền làm lễ, đặt tiệc mừng kết thúc năm học. Trường học là nơi học chữ, học lễ, học làm người, không phải là nơi để thể hiện sự sang giàu qua lễ tiệc.
Ý kiến bạn đọc Đức Nguyễn

Cho rằng những buổi tiệc như thế này đối với người lớn thì không có vấn đề gì cả, nhưng lứa tuổi học sinh thì không nên, bạn đọc nick name Lenam098 viết: "Những buổi tiệc thế này quá quen với người lớn (người lớn tức là không trừ thầy cô ra), tiệc là vui, tiệc cuối năm là "phong tục mới".

Tuy nhiên, theo bạn đọc này, dưới góc độ đức dục thì những hoạt động như thế này vô hình sẽ dạy cho tiềm thức các em 3 điều: Một là: cứ ăn tiệc đi, tiền đã có cha mẹ. Hai là: hết năm thì nhất định phải có tiệc; Ba là: tiệc phải to mới phải.

"Thiết nghĩ năm cuối các em sắp chia tay nhau và nhà trường, phụ huynh nên bàn nhau tổ chức hoạt động nào đó có ý nghĩa. Có nhiều hoạt động như là: trồng cây, hoa kỷ niệm, vệ sinh sửa sang trường lớp (chẳng hạn các em lớp 9 năm sau sẽ được chơi trên cái sân có biển ghi là "được tập thể lớp 9A1 sửa sang năm 2023), rồi viết kỷ yếu, thăm nhà thầy cô, thăm viếng giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn...".

"Hãy chọn một hoạt động gì đó hợp với sức, với tuổi các em, làm thành một kỷ niệm mà các em sẽ nhớ và tự hào về nó. Đức dục không chỉ cậy vào sách, vì sách giáo dục công dân vốn đã mỏng lắm rồi!" - bạn đọc Lenam098 bổ sung.

Cho rằng căn bệnh hình thức, phô trương ngày càng lan rộng, nay lan đến cả môi trường giáo dục, bạn đọc Trung Nguyên nêu quan điểm: "Thật ra những buổi tiệc cuối năm học rình rang này chỉ làm nở mày nở mặt những người lớn như lãnh đạo trường, các phụ huynh khá giả, tạo mối quan hệ... Riêng đối với các em thì đến ăn uống rồi về, chẳng có ý nghĩa gì với các em. Có vị phụ huynh nào hỏi ý con em mình về những buổi tiệc vô bổ, màu mè ấy chưa?".

Đứng về phía những người phản đối, bạn đọc Bến Tre viết: "Quá lãng phí xa hoa hào nhoáng. Đừng gắn lễ tổng kết trang nghiêm thành một thể với đại sự kiện ẩm thực giải trí".

Ủng hộ ý kiến này, bạn đọc nick name huut****@gmail.com bổ sung: "Hình ảnh rất phản cảm quá hoành tráng, quá xa hoa lãng phí. Nhất là trong tình hình kinh tế đất nước ta còn nghèo, còn khó khăn. Mới tốt nghiệp trung học cơ sở, đã có gì đâu mà phải làm như vậy".

Lo xa hơn, bạn đọc nick name cand****@gmail.com thêm vào: "Không nên nha. Như vậy các trường khác sẽ bắt chước làm theo. Từ nguồn quỹ huy động tới việc bắt phụ huynh phải đóng tiền. Xưa làm gì có chụp ảnh kỷ yếu, nay trường nào cũng đua đòi chụp. Xưa làm gì có mặc áo cử nhân chụp hình cuối cấp. Nay tới trẻ mẫu giáo cũng chụp được. Cái phong trào gì cũng phát triển một cách từ từ hết".

Quan điểm của bạn như thế nào về những buổi lễ tổng kết năm học được tổ chức hoành tráng như thế này? Theo bạn, tổ chức lễ tổng kết thế nào vừa tránh lãng phí vừa ý nghĩa?

Kính mời bạn chia sẻ ý kiến của mình trong phần BÌNH LUẬN dưới bài viết.

Có nên tổ chức lễ tổng kết năm học trăm bàn như tiệc cưới?

Hình ảnh một bữa tiệc trăm bàn "như tiệc cưới" trong lễ tổng kết ra trường cho học sinh khối 9 tại một trường THCS ở Quảng Ninh gây quan điểm trái chiều.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

KPI cho công chức, tính sao cho hiệu quả?

Dự kiến công chức bị xếp loại "không hoàn thành nhiệm vụ" có thể bị bố trí vào vị trí việc làm có thứ bậc thấp hơn, hoặc bị cho thôi việc do không đáp ứng yêu cầu.

KPI cho công chức, tính sao cho hiệu quả?

Tài xế bức xúc bị thu phí hai lần khi rẽ vào Nhơn Trạch từ cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Nhiều tài xế phản ánh khi chạy trên tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây rẽ vào huyện Nhơn Trạch qua nút giao 319 bị thu phí 2 lần.

Tài xế bức xúc bị thu phí hai lần khi rẽ vào Nhơn Trạch từ cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Người đàn ông ở Cà Mau bị ong vò vẽ đốt hơn 100 nốt dẫn đến tử vong

Trong lúc đi câu cá gần nhà, người đàn ông bị ong vò vẽ đốt. Dù đã đến bệnh viện điều trị nhưng do bị nhiều vết đốt, ông không qua khỏi.

Người đàn ông ở Cà Mau bị ong vò vẽ đốt hơn 100 nốt dẫn đến tử vong

Đà Nẵng tính phương án đưa các sở ra khỏi Trung tâm hành chính

Trong phương án bố trí trụ sở làm việc mới sau khi sáp nhập với tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng dự tính đưa các sở đến nhiều vị trí thay vì tập trung tại một tòa nhà như 11 năm nay.

Đà Nẵng tính phương án đưa các sở ra khỏi Trung tâm hành chính

Tòa Trà Ôn ngăn chặn tài sản của người không liên quan vụ án?

Dù được cơ quan quản lý đất đai thông báo tài sản phong tỏa là của người khác, nhưng tòa huyện Trà Ôn, Vĩnh Long vẫn nói 'quyết định có hiệu lực thi hành ngay’.

Tòa Trà Ôn ngăn chặn tài sản của người không liên quan vụ án?

Đường Võ Văn Kiệt nối dài 14,6km, từ đoạn dự án dang dở đến giáp ranh Long An

Sau 10 năm dừng, đoạn nối dài đường Võ Văn Kiệt (2,7km, ở TP.HCM) đang tái khởi động. Thay vì chỉ hoàn thiện phần dang dở, TP.HCM đề xuất kéo dài thêm 11,9km đến tỉnh Long An, tạo thành một trục giao thông xuyên suốt.

Đường Võ Văn Kiệt nối dài 14,6km, từ đoạn dự án dang dở đến giáp ranh Long An
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar