01/06/2017 12:02 GMT+7

Lễ tổng kết năm học cho cô hay trò?

MINH HUỲNH
MINH HUỲNH

TTO - Đó là câu hỏi của một người mẹ cũng là nỗi lòng của không ít phụ huynh có con học trường mầm non. Lễ tổng kết năm học hằng năm, bên cạnh niềm của cha mẹ khi thấy con mình khôn lớn cũng còn đôi điều trăn trở.

Được biểu diễn múa hát trong những dịp lễ tổng kết năm học là miềm vui đối với các bé - Ảnh: TR.D.

Nhằm góp thêm một góc nhìn, Tuổi Trẻ Online xin giới thiệu bài viết của bạn Minh Huỳnh.

Từ một nỗi bâng khuâng

Tuổi học trò của tôi đi qua đã khá lâu, nhưng mỗi năm đến hè lòng cứ bồi hồi một cảm giác khó tả…

Đối với thành phần viên chức như tôi, mùa hè bây giờ chẳng còn là mối bận tâm, có chăng chỉ là tết. Thế nhưng cùng với thông tin của truyền thông, cùng với hình ảnh tràn ngập mạng xã hội, mối quan tâm về ngày tổng kết năm học lại được dịp ùa về.

Giữa lúc nhà nhà cập nhật cảm nghĩ tràn trề cùng đầy rẫy hình ảnh lung linh về ngày tổng kết của chính mình, của bạn bè mình, con cái, cháu chắt mình, tôi chợt giật mình nhớ đến việc con mình cũng đi học!

Thế mà con tôi chẳng có lấy một tấm hình! Hình biểu diễn văn nghệ giống như nhiều bé: không! Hình nhận quà cuối năm: không (dù nhà trường có gợi ý phụ huynh đóng ít nhất mỗi người 200.000 đồng)! Hình tập thể với lớp và giáo viên: không! Hình kỷ niệm nhỏ bé trước phông “lễ tổng kết năm học 2016-2017”: không!

Giật mình. Nhưng tôi vẫn tự an ủi rằng có lẽ trường bé chưa tổng kết. Sáng hôm qua, tôi đưa con đến trường thật sớm. Đập vào mắt tôi là tấm phông “lễ ra trường của các bé lớp lá” của trường mầm non X.

“Trường chỉ có lễ tổng kết cho các bé lớp lá, các bé khác thì tổng kết và phát quà tại lớp, xong nghỉ hè luôn” - cô H., chủ nhiệm lớp Nai Bi, cho biết. Tôi chào từ biệt ra về mà thấy lòng buồn buồn.

Tôi tiếc cho một trường mầm non mới xây dựng (chưa được một năm) thật hoành tráng, rộng rãi, thoáng mát, ngay vị trí “vàng” của của con đường Trường Sa nên thơ với bờ kênh trong lành uốn lượn.

Tôi tiếc cho một ngôi trường có thâm niên hoạt động trên 20 năm.

Tôi tiếc cho một ngôi trường đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc, công đoàn vững mạnh…

Tôi tiếc cho một trường mầm non chuẩn với đường giao thông đi lại thuận tiện, sân chơi được láng ximăng, có tường rào bao quanh, có đồ chơi ngoài trời bảo đảm theo điều lệ trường mầm non.

Đến một cảm giác... "sốc"!

Thế nhưng, tôi đã thật sự thất vọng khi sáng hôm sau trở lại trường để đóng học phí hè cho con thì phát hiện nơi con tôi đến lớp mỗi ngày đang tưng bừng tổ chức lễ tổng kết!

Tôi đọc thấy sự hân hoan của các giáo viên phía sau cổng trường khang trang, nơi có một khoảng sân rộng vuông vắn đủ diện tích cho hàng trăm bé tập thể dục và vui chơi thoải mái mỗi ngày.

“Sáng nay tổng kết nhưng mỗi lớp chỉ được năm bé dự thôi” - cô T., thủ quỹ nhà trường, giải thích với tôi.

Tôi xin phép được gặp hiệu trưởng. “Không phải như các cô nói đâu, mà là vì khuôn viên nhà trường hơi phức tạp, nếu cho tất cả các bé dự lễ tổng kết thì không có chỗ ngồi. Vì thế chỉ các bé diễn văn nghệ mới dự lễ” - cô P, hiệu trưởng nhà trường, cho biết.

Khi được hỏi vậy mục đích làm lễ tổng kết là cho giáo viên hay cho các bé, cô P. nói: “Thì là cho các bé. Nhưng khuôn viên trường như vậy nên mong phụ huynh thông cảm. Trường cũng không trao giấy khen cho bé nào hết, phụ huynh nào cần nộp giấy cho cơ quan thì đề nghị, trường mới cấp”.

Thực tế rất nhiều bé không biểu diễn văn nghệ vẫn được đến dự lễ tổng kết, được lên nhận phần thưởng và tất nhiên được chụp ảnh lưu niệm ghi dấu một năm tổng kết những điều đã được học.

Vậy, tiêu chí để nhà trường chọn bé được tham dự lễ tổng kết là gì? Tại sao nhà trường lại thiếu trung thực trong việc thông báo? Tại sao ngay từ lứa tuổi mầm non đã có sự thiếu công bằng, thiếu trung thực như thế này?

Rồi mai này khi lớn lên, những bé không được dự lễ tổng kết, không được trao phần thưởng (tất nhiên cũng sẽ không có hình ảnh lưu lại), không được trao giấy khen như các bạn khác sẽ nghĩ gì?

Trước đó, rất nhiều phụ huynh đã thắc mắc với tôi là tại sao gọi là phần thưởng của trường mà lại bắt phụ huynh đóng góp? Tôi cho rằng mọi thứ đều đang trong giai đoạn hoàn thiện, nên việc cùng chia sẻ kinh tế với nhà trường là điều nên làm.

Tuy nhiên, ở cương vị một phụ huynh tôi lại cứ mãi trăn trở tại sao không tạo cho các bé - những chồi non tương lai của đất nước = một sự công bằng, bình đẳng nhất có thể?

Bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm riêng của tác giả. Còn bạn, bạn có ý kiến gì về điều này? Mời bạn chia sẻ ý kiến ở ô BÌNH LUẬN dưới bài hoặc gởi qua email: [email protected]. Cảm ơn bạn!
MINH HUỲNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Vượt lên chính mình' - thông điệp ý nghĩa của những nhà vô địch

TTO - Không hẹn mà gặp, đội tuyển bóng đá nữ VN và 4 nhà vô địch SEA Games 29 Thúy Vy (wushu), Ánh Viên (bơi lội), Tú Chinh, Nguyễn Thị Huyền (điền kinh) đều nói rằng họ đã vượt lên chính mình để làm nên chiến thắng.

'Vượt lên chính mình' - thông điệp ý nghĩa của những nhà vô địch

Ai bảo vệ khách khi họ bị lộ thông tin?

TTO - Từ câu chuyện “Hãng bay để lộ thông tin khách?”, TS Nguyễn Ngọc Sơn, trưởng khoa luật Trường ĐH Tôn Đức Thắng, cho rằng luật có quy định về bảo mật thông tin cá nhân nhưng người tiêu dùng vẫn chưa được bảo vệ.

Ai bảo vệ khách khi họ bị lộ thông tin?

3 lý do khiến U-22 VN thua tan tác Thái Lan

TTO - Theo bạn đọc Hoàng Viễn, trận thua 0-3 trước Thái Lan, nguyên nhân chính là HLV Hữu Thắng đã chọn cách tiếp cận sai, sai cả về nhân sự lẫn chiến thuật.

3 lý do khiến U-22 VN thua tan tác Thái Lan

Thua tan tác Thái Lan, cầu thủ VN dở hay HLV tệ?

TTO - Cầu thủ không tệ nhưng gặp HLV quá tệ, coi đội U22 đá dễ bị hư tivi và lên tăng xông... Đó là ý kiến của một số người hâm mộ sau trận thua đáng thất vọng của đội tuyển U-22 VN trước Thái Lan.

Thua tan tác Thái Lan, cầu thủ VN dở hay HLV tệ?

Người Việt phải học cách đi thang máy, đừng để quá muộn!

TTO - Thang máy, thang cuốn ngày nay không còn quá xa lạ trong đời sống hằng ngày. Khi những tuyến tàu điện đô thị được đưa vào sử dụng ở Hà Nội, TP.HCM, thói quen tốt khi đi thang máy sẽ mang lại nhiều tiện ích.

Người Việt phải học cách đi thang máy, đừng để quá muộn!

Trước đây sư phạm 'có giá', vì sao?

TTO - Trước đây sư phạm ‘có giá’, còn là giá cao - ‘hạng thương gia’. Nhưng bây giờ sư phạm 'mất giá', vì sao?

Trước đây sư phạm 'có giá', vì sao?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar