16/10/2022 16:05 GMT+7

Tô cháo chả nóng hổi giữa trời chiều Phú Quốc

NHÃ XUÂN, ảnh: NGỌC ĐÔNG
NHÃ XUÂN, ảnh: NGỌC ĐÔNG

TTO - 5h chiều ở trung tâm Dương Đông, Phú Quốc, con đường 30/4 tấp nập người xe, một hàng cháo chả nằm nép mình khiêm tốn đầu con hẻm gần Hội tương tế người Hoa Phú Quốc. Phụ huynh chở con cũng đứng lai rai chờ mua.

Tô cháo chả nóng hổi giữa trời chiều Phú Quốc  - Ảnh 1.

Cháo chả bán trên đường 30/4 ở Phú Quốc

Chúng tôi đến quán sau khi đi tìm một quán khác theo tìm kiếm trên Google, cũng trên đường 30/4 nhưng rốt cuộc không thấy. Cách đây nhiều năm, tôi có dịp đến Phú Quốc và được thưởng thức món ăn có tên gọi là cháo chả.

Ký ức của tôi về món ăn này không nhiều, chỉ nhớ rằng hôm đấy sau khi rong ruổi khắp nơi chụp ảnh cưới cho nhỏ bạn thân bằng xe máy đến tối muộn, chúng tôi thấm mệt và được anh chú rể là người Phú Quốc dẫn đi ăn cháo chả cho ấm bụng.

Tôi chỉ nhớ chúng tôi tấp vào một quán cháo nhỏ, gần một ngôi chùa người Hoa. Tô cháo cũng không có gì quá đặc biệt, chỉ là cháo ăn với chả cá. Nhưng đó quả thật là lần đầu tiên tôi thấy người ta ăn chả cá với cháo, dù chả cá vốn chẳng xa lạ gì với tôi vì tôi sinh ra và lớn lên ở Phan Thiết.

Vậy mà tô cháo đêm ấy để lại trong tôi một ấn tượng khá đặc biệt, không ngon xuất sắc đến mức phải thòm thèm, nhưng vẫn cứ nhớ hoài và thỉnh thoảng còn nhắc.

Lần này có dịp đi Phú Quốc cùng chồng, tôi bỗng dưng nhớ ra món ăn này và muốn ăn lại. Thoáng thấy vợ có chút thất vọng vì không tìm được quán, chồng tôi nhấc máy gọi cho một anh bạn là “thổ địa” ở Phú Quốc.

“À, cháo chả hả, giờ này thì chỉ có một quán bán thôi, cũng trên đường 30/4 đó, chạy lên một chút nữa kế bên chùa người Hoa, có cô bán hàng đội nón lá…”, tôi nghe đầu dây bên kia nhiệt tình hướng dẫn.

“Nhưng mà quán vỉa hè thôi nha, cháo chả là món vỉa hè”, anh bạn e dè nói thêm khi nghe chồng tôi nói muốn đưa vợ đi ăn. Tôi phì cười, nghĩ mình có mong gì hơn.

Theo lời hướng dẫn, chúng tôi chạy xe thêm một đoạn ngắn thì phát hiện ra hàng cháo chả, dù cô bán hàng đang không đội nón lá. Quán không tên, không bảng hiệu, nằm nép sát đầu một con hẻm nhỏ kế bên trường Khải Trí.

Tô cháo chả nóng hổi giữa trời chiều Phú Quốc  - Ảnh 2.

Hàng cháo chả trên đường 30/4 ở Phú Quốc

Tấp vào quán, chúng tôi gọi hai tô đầy đủ, 35.000 đồng một tô, còn chéo quẩy ăn thêm thì 10.000 một dĩa.

Chưa đầy 1 phút sau, hai tô nóng hổi được bưng ra trước mặt gồm cháo, chả cá cắt lát mỏng, huyết luộc, giò, và một dĩa quẩy thêm.

Ngoài ra còn có giá và chanh, ớt ăn kèm, rắc thêm chút hành lá, ngò gai và tỏi phi.

Tô cháo chả nóng hổi giữa trời chiều Phú Quốc  - Ảnh 3.

Tỏi phi và rau thơm làm dậy mùi món ăn

“Quán mình bán ở đây chắc cũng gần hai chục năm rồi, từ 2h trưa đến hết, khoảng 9h tối. Gạo mình phải rang lên rồi mới nấu, còn chả thì làm từ cá ảo, cá nhồng tươi…”, mấy cô chú bán hàng nhiệt tình giải thích.

Cháo được nấu từ gạo rang nên hạt gạo nở bung mà không bị nát.

Múc một muỗng cháo rồi cảm nhận vị ngọt của cháo, vị cá tươi dai mềm quyện cùng mùi hạt tiêu, mùi tỏi phi và rau thơm làm thức tỉnh cả khoang mũi, chấm thêm miếng quẩy mềm ngọt thơm nhẹ mùi bơ, mới thấy ăn một tô cháo chả nóng hổi giữa trời chiều mưa lâm thâm sao mà hợp lý đến thế.

Tô cháo chả nóng hổi giữa trời chiều Phú Quốc  - Ảnh 4.

Một tô cháo chả đầy ụ chả, thịt, huyết

Tô cháo chả nóng hổi giữa trời chiều Phú Quốc  - Ảnh 5.

Chéo quẩy ăn kèm cháo chả

Mà nghĩ cũng lạ, một món “dễ ăn, dễ làm” chỉ gồm hai nguyên liệu chính là cháo và chả như vậy mà lại rất ít người bán, cũng ít người biết đến.

Gì chứ so với những món ăn khác trên bản đồ du lịch ẩm thực Phú Quốc như bún quậy, gỏi cá trích, thì cháo chả có là gì đâu. Không chỉ vậy, tìm hiểu thì cũng chỉ dăm ba hàng còn bán món ăn này ở khắp Phú Quốc.

Lạ hơn nữa là dường như chẳng có ở đâu bán món này ngoài Phú Quốc, hoặc là do tôi chưa được đi hết đất nước mình để biết được.

Lịch sử hình thành cộng đồng dân cư ở Phú Quốc ghi nhận ngư dân miền Trung và người Hoa đến đây từ rất sớm, nên chăng vì thế mà văn hóa ẩm thực địa phương cũng phản ánh sự hội tụ các vùng miền?

Chảo chả - món tưởng lạ nhưng ăn vào mới thấy lại vô cùng quen. Cháo gạo rang ngọt vị nước hầm xương và huyết kiểu này thì đi khắp miền Tây ở đâu mà hổng thấy, chả cá thì nguyên dải đất miền Trung ai mà không biết, lại còn ăn kèm chéo quẩy kiểu người Hoa, đây chẳng phải là món ăn nghe lạ nhưng hòa quyện nhiều yếu tố ẩm thực quen thuộc hay sao?

Rời Phú Quốc, tôi chỉ mong món ăn này không bị thất truyền, để mai mốt có dịp đến đảo ngọc lại được thưởng thức một tô cháo chả lề đường dung dị mà thơm ngon.

Tô cháo chả nóng hổi giữa trời chiều Phú Quốc  - Ảnh 6.

Quán cháo bán từ 2h chiều đến 9h tối

Món gỏi cá gỏi Hòn Sơn đánh thức vị giác du khách

TTO - Thịt cá gỏi tươi trong, ngọt giòn được người dân Hòn Sơn chế biến thành món gỏi cá gỏi “độc đáo” ăn kèm với rau sống, bánh tráng, bún, dừa nạo… khiến cho nhiều du khách phải gật gù khen ngon.

NHÃ XUÂN, ảnh: NGỌC ĐÔNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Cuốn sách 'Ăn xanh sống lành' vừa được đầu bếp Trần Lê Thanh Thiện giới thiệu đến mọi người, gửi thông điệp: Ăn chay không đơn thuần vì tôn giáo, mà vì sức khỏe an lành của chúng ta.

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Ăn canh cá cơm lá me đất, bún xáo bò cơm nguội và cà pháo trắng giòn quán Mệ Nhơn

Ẩm thực Huế luôn gây thương nhớ với những món ăn độc đáo, phong phú và đặc trưng khó lẫn. Trên đường Nguyễn Trọng Tuyển, một quán nho nhỏ mang đậm chất Huế ngay từ cái tên: Mệ Nhơn.

Ăn canh cá cơm lá me đất, bún xáo bò cơm nguội và cà pháo trắng giòn quán Mệ Nhơn

Tranh cãi 'lòng se điếu' hay 'lòng xe điếu' mới đúng chính tả?

Vài ngày qua, câu chuyện một đoạn lòng non của con lợn bùng nổ mạng xã hội. Có người gọi đó là 'lòng xe điếu', có người lại gọi là 'lòng se điếu'.

Tranh cãi 'lòng se điếu' hay 'lòng xe điếu' mới đúng chính tả?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar