09/05/2017 18:35 GMT+7

Tình yêu vợ chồng tổng thống Pháp đẹp quá bạn ơi!

KHÁNH HƯNG
KHÁNH HƯNG

TTO - 'Người ta bảo, đàn ông già yêu đàn bà trẻ là duyên. Có lẽ vậy mà những người đàn ông từ nổi tiếng đến… tai tiếng đều thích đàn bà trẻ...'

Khoảnh khắc tình cảm của hai vợ chồng tân tổng thống Pháp - Ảnh: Daily Mail

​Sự lãng mạn của người Pháp không chỉ qua những nụ cười của các chàng trai đa tình, các tiểu thuyết gia lãng mạn. Câu chuyện tình yêu của tân tổng thống 39 tuổi và người vợ 63 tuổi, còn lãng mạn còn hơn cả tiểu thuyết.  

Gửi bài cảm nhận về mối tình  này đến chuyên mục tâm sự Tuổi Trẻ Online, bạn đọc Khánh Hưng cho rằng tình yêu đích thực không hề có giới hạn về tuổi tác bởi: đơn giản, yêu là yêu thôi!

Dưới đây là bài viết của tác giả Khánh Hưng:

"Người ta bảo, đàn ông già yêu đàn bà trẻ là duyên. Có lẽ vậy mà những người đàn ông từ nổi tiếng đến… tai tiếng đều thích đàn bà trẻ. Gần đây nhất là hai ngôi sao Quách Phú Thành và Châu Kiệt Luân lần lượt cưới hai cô vợ kém 23 tuổi và 14 tuổi, hay ồn ào xa xôi một chút là chuyện của cô người mẫu nội y N.N.Trinh của đại gia A...

Nhưng cho đến khi câu chuyện tổng thống vừa đắc cử Macron gặp, yêu và cưới người vợ, bà Brigitte, cô giáo dạy kịch một thời, hơn anh 24 tuổi thì nhiều người thốt lên rằng, à cuộc đời này có thứ tình ái gọi là viên mãn.

Cuộc đời tân tổng thống Pháp lãng mạn còn hơn cả tiểu thuyết. Tôi trộm nghĩ, lúc về già ông Macron viết tự truyện với đoạn kể rằng: “Năm 15 tuổi, tôi si mê cô giáo dạy kịch 40 tuổi, người lúc đó đã có 3 con, trong đó có cô con gái bằng tuổi tôi” - hẳn chẳng ai dám tin. Thật khó tin và câu chuyện dễ khiến người ta bối rối!

Nhưng với tân Tổng thống Macron là thật. Khi đắc cử tổng thống Pháp, hàng loạt tờ báo “khai quật” tiểu sử của ông và tất cả đều cảm thấy… lạ lùng. Từ nhỏ, Macron là một đứa trẻ luôn quyết tâm đạt được những gì mình muốn, và áp dụng luôn cho “mối tình ngoại truyện” - với cô giáo tuổi tứ tuần. Trước khi rời Amiens ở tuổi 17 để tới Paris học đại học, Macron đã khẳng định với cô giáo dạy kịch của mình rằng “cho dù cô làm gì đi nữa, em cũng sẽ cưới cô”. Chắc như đinh đóng cột!

Và Macron cưới thật. Vào năm 2007, tức 14 năm sau lần gặp đầu trong lớp kịch, Macron đã kết hôn với cô giáo Trogneaux, lúc đó đã ly hôn chồng.

Tôi nhẩm tính, Macron mất một giây để yêu cô giáo nhưng mất 14 năm để chứng minh tình yêu đó không “bồng bột”. Và hẳn trong thời gian xa mặt cách lòng ông đã phải đi qua nhiều thăng trầm, đau khổ, buồn vui, bởi đơn giản ông không là Chúa.

Sẽ có người nhìn vào cuộc tình này mà bảo Macron chẳng vẻ vang gì khi cưới một cô vợ già. Họ sẽ nhìn vào Tổng thống Mỹ  Donald Trump hay một vài ông hoàng nào đó đang cặp kè chân dài mà bỡn cợt. Nhưng chẳng hề gì, ở cái ngưỡng 39 và 63, tình yêu chỉ cần bình yên bên nhau là đủ.

Nếu Macron trân trọng người vợ mình, bà Brigitte, như viên ngọc thì người đời trân trọng ông như một bậc quân tử. Năm 17 tuổi ngỏ lời yêu cô giáo 40 tuổi, vấn đề có thể hiểu được. Nhưng năm 39 tuổi, vẫn yêu nồng nàn, vẫn hôn nồng nàn người vợ 63 tuổi thì đó thực sự là “có vấn đề”. Chỉ có những gã khờ mộng mơ yêu bằng trái tim rộng lượng và bờ vai vững chắc mới “có vấn đề” như thế!

Tình ái đẹp phải chăng là khi người trong cuộc không còn bi lụy, sân si những thứ như tuổi tác? Phải chăng là khi sống vì nhau, biết đợi chờ và thì thầm những lời yêu thật nhẹ. “Chồng tôi là một người giỏi nhiều mặt, không chỉ trên cương vị một chính trị gia. Tôi không tìm được điều gì mà anh ấy không làm tốt cả" - Bà Brigitte trả lời báo chí.

Đàn bà thường là đẹp, nhưng sẽ tốt hơn nếu có một người đàn ông biết chấp nhận cái không đẹp bên cạnh. Hoặc người đàn ông biết yêu một tâm hồn đẹp, một nhân cách đẹp hơn cái ảo ảnh lung linh dễ tàn phai theo năm dài tháng rộng.

Đàn ông già yêu đàn bà trẻ - câu đó vẫn đúng với đại chúng, nhưng có một câu hay hơn thế: đàn ông dù trẻ hay già vẫn luôn yêu đàn bà. Và khi đã yêu là nồng nhiệt, gạt phăng mọi lời nói ngang tai, dù ai ngả nghiêng, dù vật đổi sao dời vẫn yêu cho đến chết.

Macron từng nói: "Không ai biết khoảnh khắc nào khiến câu chuyện giữa hai chúng tôi trở thành một câu chuyện tình yêu. Điều đó thuộc về hai chúng tôi. Đó là bí mật". Ờ thì bí mật, bởi chẳng ai biết được khoảnh khắc mình yêu một người là lúc nào. Đơn giản, yêu là yêu thôi!".

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Bạn đọc có thể trao đổi với tác giả qua ô bình luận bên dưới hoặc gửi email về [email protected]
KHÁNH HƯNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Vượt lên chính mình' - thông điệp ý nghĩa của những nhà vô địch

TTO - Không hẹn mà gặp, đội tuyển bóng đá nữ VN và 4 nhà vô địch SEA Games 29 Thúy Vy (wushu), Ánh Viên (bơi lội), Tú Chinh, Nguyễn Thị Huyền (điền kinh) đều nói rằng họ đã vượt lên chính mình để làm nên chiến thắng.

'Vượt lên chính mình' - thông điệp ý nghĩa của những nhà vô địch

Ai bảo vệ khách khi họ bị lộ thông tin?

TTO - Từ câu chuyện “Hãng bay để lộ thông tin khách?”, TS Nguyễn Ngọc Sơn, trưởng khoa luật Trường ĐH Tôn Đức Thắng, cho rằng luật có quy định về bảo mật thông tin cá nhân nhưng người tiêu dùng vẫn chưa được bảo vệ.

Ai bảo vệ khách khi họ bị lộ thông tin?

3 lý do khiến U-22 VN thua tan tác Thái Lan

TTO - Theo bạn đọc Hoàng Viễn, trận thua 0-3 trước Thái Lan, nguyên nhân chính là HLV Hữu Thắng đã chọn cách tiếp cận sai, sai cả về nhân sự lẫn chiến thuật.

3 lý do khiến U-22 VN thua tan tác Thái Lan

Thua tan tác Thái Lan, cầu thủ VN dở hay HLV tệ?

TTO - Cầu thủ không tệ nhưng gặp HLV quá tệ, coi đội U22 đá dễ bị hư tivi và lên tăng xông... Đó là ý kiến của một số người hâm mộ sau trận thua đáng thất vọng của đội tuyển U-22 VN trước Thái Lan.

Thua tan tác Thái Lan, cầu thủ VN dở hay HLV tệ?

Người Việt phải học cách đi thang máy, đừng để quá muộn!

TTO - Thang máy, thang cuốn ngày nay không còn quá xa lạ trong đời sống hằng ngày. Khi những tuyến tàu điện đô thị được đưa vào sử dụng ở Hà Nội, TP.HCM, thói quen tốt khi đi thang máy sẽ mang lại nhiều tiện ích.

Người Việt phải học cách đi thang máy, đừng để quá muộn!

Trước đây sư phạm 'có giá', vì sao?

TTO - Trước đây sư phạm ‘có giá’, còn là giá cao - ‘hạng thương gia’. Nhưng bây giờ sư phạm 'mất giá', vì sao?

Trước đây sư phạm 'có giá', vì sao?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar