16/03/2019 08:45 GMT+7

Tình yêu sẽ đoàn kết người Kiwi sau vụ xả súng

NGUYỄN ĐÌNH THẮNG (thạc sĩ tài chính ĐH Canterbury, sống ở Christchurch)
NGUYỄN ĐÌNH THẮNG (thạc sĩ tài chính ĐH Canterbury, sống ở Christchurch)

TTO - Máu đã đổ ở Christchurch vì thù hận nhưng tôi tin tình yêu sẽ đoàn kết người Kiwi và tất cả những ai đang sống ở New Zealand vượt qua thời điểm khó khăn này.

Tình yêu sẽ đoàn kết người Kiwi sau vụ xả súng - Ảnh 1.

Cấp cứu một người bị thương sau vụ xả súng tại đền thờ Al Noor tại Christchurch - Ảnh: REUTERS

Bạn tôi sống cách khu nhà thờ Hồi giáo chỉ vài trăm mét, chính xác là hơn 300m. Khoảng gần 14h, cô ấy gọi cho tôi thông báo là có tiếng súng nổ ở gần nhà. 

Trong lúc nói chuyện trấn an cô ấy, tôi nghe thấy tiếng còi xe cảnh sát chạy qua nhà mình (cách hiện trường khoảng 1,5km).

New Zealand nổi tiếng thanh bình và không có bạo động nên tôi không nghĩ sự việc nghiêm trọng mà có thể là xung đột cá nhân. 

Sau khi động viên bạn, tôi đi bộ ra siêu thị và thấy người ta bắt đầu chặn đường. Lúc từ siêu thị trở về, cả thành phố như đã đóng cửa. 

Trong 20 phút ấy, tôi chỉ thấy 1 - 2 chiếc xe chạy trên đường, còn lại chỉ có một mình tôi. Toàn bộ thành phố, cơ quan, trường học, cửa tiệm đều đóng cửa. Tất cả đều vắng lặng. Một cảm giác chưa từng có.

Lúc này, tôi khá hoang mang và lo sợ. Trở về nhà và cập nhật tin tức, tôi mới biết lúc đó cảnh sát chạy ngoài đường để truy lùng tay khủng bố còn lẩn trốn.

Chính quyền New Zealand đã đảm bảo liên lạc rất tốt và đưa ra lời khuyên rõ ràng cho người dân: hãy ở trong nhà cho đến khi có lệnh mới. 

Facebook nhanh chóng có thông báo an toàn, kết nối những người cần sự giúp đỡ và có thể giúp đỡ trong cộng đồng với nhau.

Các kênh báo đài đều chỉ nói về vụ xả súng vừa diễn ra. Nhóm du học sinh Việt Nam của chúng tôi và các sinh viên trong lớp tôi cũng nhắn tin trong group chat để cập nhật tình hình và hỏi thăm nhau. 

Nhiều bạn bè đang ở trường học vào lúc đó cho biết theo hướng dẫn an toàn, tất cả các tòa nhà đều bị đóng cửa, người bên trong không được ra, người bên ngoài cũng không được vào. Họ ở đó đến tận 18h.

Không chỉ trường đại học, trường học các cấp và cơ quan công sở cũng được lệnh đóng cửa chờ hướng dẫn mới của cảnh sát.

Mọi người được cập nhật thông tin liên tục và cố gắng ở trong nhà nên dù sốc và lo lắng nhưng vẫn giữ được bình tĩnh, không hoảng loạn. Ngoài tivi, báo đài, Facebook, ai làm ở cơ quan, trường học còn được cập nhật qua email.

Vụ việc đẫm máu này là điều bất ngờ gây choáng váng với tất cả mọi người sống ở đây, dù là người bản địa hay người nước ngoài.

Christchurch nhỏ bé, chỉ khoảng 400.000 dân, như một quận ở Hà Nội hoặc TP.HCM. Thành phố nói riêng và cả New Zealand nói chung đều rất bình yên. 

Nhà tôi sống ở đây hầu như chẳng bao giờ khóa cửa khi đi ngủ vì hoàn toàn yên tâm về vấn đề an ninh, an toàn. 

Ban ngày, rất ít khi thấy cảnh sát. Họ có mặt vào buổi tối để đi tuần tra mà chủ yếu là kiểm tra uống rượu bia và đảm bảo mọi người không gây tai nạn giao thông.

Đến khoảng 18h, dù vẫn còn cảnh báo an ninh nhưng chính quyền đã thông báo mọi người có thể về nhà. 

Lúc này, do mọi người đều hoặc về nhà hoặc đi đón người thân nên đường phố đầy xe cộ. Một đoạn đường ngắn 5 - 6km nhưng phải mất cả giờ mới đến nơi.

Cô bạn tôi, người gọi điện thoại báo tin cho tôi, sau này kể lại bạn và những người cùng phòng rất căng thẳng. 

Tất cả đều ngồi trong nhà, đóng cửa và không dám ra nhưng do quá gần hiện trường, họ nghe tiếng còi cảnh sát rõ mồn một. 

Theo lời cô ấy, lúc xảy ra vụ việc, trước nhà bạn có một phụ nữ ngồi trong ôtô. Chị này run rẩy và khóc ngay trong xe vì quá sợ hãi. Bạn tôi và những người trong nhà đã chạy ra mời chị ấy vào trong để tạm lánh và trấn tĩnh lại.

Bạn bè là người các nước lẫn người Kiwi mà tôi biết đều bất ngờ không hiểu tại sao một người Úc còn rất trẻ lại có thể cực đoan và ghét người nhập cư đến mức có thể hành động dã man và lạnh lùng đến thế. Nhưng dã man và lạnh lùng dường như không đủ để diễn tả những gì đã xảy ra.

Có nhiều người Kiwi đã bật khóc vì sốc, hoảng sợ và không thể tin điều kinh hoàng như thế đã xảy ra. 

Máu đã đổ ở Christchurch vì thù hận nhưng tôi tin tình yêu sẽ đoàn kết người Kiwi và tất cả những ai đang sống ở New Zealand vượt qua thời điểm khó khăn này.

TTO - Theo hãng tin Reuters, trong cập nhật mới nhất có đến 49 người thiệt mạng và 25 người bị thương nặng. Hung thủ thậm chí còn gắn máy quay phát trực tiếp cảnh giết người.

NGUYỄN ĐÌNH THẮNG (thạc sĩ tài chính ĐH Canterbury, sống ở Christchurch)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mỹ sẽ từ bỏ nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine?

Việc ông Trump tuyên bố 'Nga và Ukraine sẽ lập tức đàm phán về một lệnh ngừng bắn' khiến nhiều người lo ngại xứ sở cờ hoa có thể sớm rút khỏi tiến trình đàm phán về một cuộc chiến mà họ cho là 'tình huống của châu Âu'.

Mỹ sẽ từ bỏ nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine?

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Lịch sử cho thấy ngừng bắn dựa trên dàn xếp của các nước lớn mà bỏ qua lợi ích của những nước nhỏ chưa bao giờ là thỏa thuận bền vững.

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Hòa đàm Istanbul và toan tính của ông Putin

Đàm phán trực tiếp đầu tiên sau hơn ba năm chiến sự giữa Nga và Ukraine hôm 16-5 kết thúc ảm đạm như bầu trời xám xịt của Istanbul hôm đó.

Hòa đàm Istanbul và toan tính của ông Putin

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Tờ Washington Post gọi những diễn biến ngoại giao ngay trước hòa đàm Nga - Ukraine tại Istanbul là 'cơn náo động ngoại giao'.

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Gói tín dụng 9,18 tỉ USD giải ngân bằng đồng nhân dân tệ cung cấp cho các quốc gia CELAC đang thể hiện nỗ lực vẽ lại bản đồ quyền lực của Bắc Kinh tại ‘sân sau’ của Mỹ.

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau

Trong chuyến công du đầu tiên sau khi tái đắc cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump ưu tiên lợi ích kinh tế tại các quốc gia vùng Vịnh, bỏ qua các đồng minh truyền thống và gây lo ngại về xung đột lợi ích.

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar