04/04/2020 12:19 GMT+7

Tinh thần Olympic của người Nhật

HUY ĐĂNG
HUY ĐĂNG

TTO - Việc Olympic Tokyo 2020 bị hoãn vì dịch COVID-19 không phải là lần đầu tiên trong lịch sử người Nhật phải thay đổi kế hoạch tổ chức kỳ Olympic của họ. 80 năm trước, nước Nhật từng phải trải qua nỗi đau này...

Tinh thần Olympic của người Nhật - Ảnh 1.

Ông Kazuo Goto và chiếc áo kỷ niệm Olympic 1964 - Ảnh: AFP

Tôi từng chạy với cái đầu ngẩng cao dưới ánh mặt trời. Những người cầm đuốc cần phải chạy với lương tâm trong sáng như pha lê. Hiện chúng ta đang ở vào thời điểm không thể tổ chức mọi thứ như kế hoạch.

Kazuo Goto

Đó là Olympic 1940, được lên kế hoạch ban đầu ở Tokyo. Kỳ Olympic thứ 12 này cũng là kỳ Olympic đầu tiên diễn ra ngoài phạm vi châu Âu và Bắc Mỹ.

Lần đầu bất thành

Vì vậy, người Nhật năm đó rất háo hức với kế hoạch tổ chức Olympic của mình. Chính phủ Nhật xem Olympic 1940 như một cột mốc đánh dấu sự hồi sinh của đất nước sau thảm họa động đất Great Kanto 1923 đã tàn phá nhiều thành phố, khu đô thị lớn ở vùng Kanto. Đây cũng là dịp kỷ niệm 2.600 năm đế chế huyền thoại Jimmu.

Và về mặt chuyên môn, người Nhật cũng đặc biệt háo hức với giấc mơ vươn lên top đầu làng thể thao thế giới khi ấy. 

Ở Olympic 1936, Nhật đứng thứ 8 trên bảng tổng sắp huy chương với 6 HCV, 4 HCB và 8 HCĐ. Trước Olympic 1940, Nhật được xem là cường quốc số 1 thế giới ở môn bơi lội (Nhật giành đến 4 HCV bơi lội ở Olympic 1936) - một trong những môn thể thao cơ bản của Olympic.

Nhưng đến năm 1937, chiến tranh Trung - Nhật nổ ra và dư luận thế giới bắt đầu kêu gọi hủy bỏ Olympic 1940. 

Ban đầu, các đại biểu người Nhật của Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) vẫn kiên trì cho rằng chiến tranh sẽ sớm kết thúc. Thái độ này được duy trì hơn nửa năm cho đến tận giữa năm 1938. 

Nhưng cuối cùng Olympic 1940 cũng phải hủy bỏ. Chính xác hơn, ban đầu nó được dời sang Helsinki, Phần Lan và rồi hủy bỏ hoàn toàn vì Thế chiến II nổ ra.

Koichi Kido - cố vấn của hoàng đế Hirohito khi đó - tuyên bố: "Khi hòa bình ngự trị trở lại ở vùng Viễn Đông, chúng ta có thể lại tổ chức Olympic ở Tokyo và chứng minh cho thế giới thấy tinh thần Nhật Bản thực thụ". 

Lời tuyên bố đó không hề vô nghĩa. 24 năm sau, đại hội Olympic cuối cùng cũng đến với Tokyo.

Thành công với Olympic 1964

Diễn ra 19 năm sau thảm họa bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, Olympic 1964 là cơ hội để nước Nhật chứng tỏ cho thế giới thấy sự hồi sinh thần kỳ của họ. 

Và họ đã thành công khi Olympic 1964 đánh dấu một loạt cột mốc đặc biệt trong lịch sử thế vận hội.

Cụ thể có đến 93 quốc gia tham dự Olympic Tokyo 1964, con số đông đảo nhất của một kỳ Olympic tính đến thời điểm đó. Đó cũng là lần đầu tiên Olympic được phát sóng vệ tinh trên toàn thế giới, thu hút đến khoảng 800 triệu lượt xem. 

Ban đầu, ban tổ chức ước tính có 70% tổng lượng vé tất cả các sự kiện của đại hội sẽ được bán ra, nhưng con số cuối cùng vượt qua ước tính của họ (tổng cộng bán được hơn 2 triệu vé). 

Để có được những thành tựu đó, người Nhật cũng đã bỏ ra khoản đầu tư kỷ lục: 4,6 tỉ USD và trở thành kỳ đại hội thể thao đắt giá nhất lịch sử tính đến thời điểm đó.

Đã hơn 5 thập niên trôi qua, những người dân Nhật từng chứng kiến kỳ Olympic lịch sử đó giờ không còn nhiều, nhưng tinh thần của người Nhật vẫn vậy. 

Kazuo Goto - một trong số những người được trao trọng trách rước đuốc ở Olympic 1964, ủng hộ quyết định hoãn của IOC và ban tổ chức. Người đàn ông 73 tuổi thậm chí còn kêu gọi hủy cuộc rước đuốc trước thềm Olympic 2020 để bảo vệ an toàn cho mọi người.

Ít nhất đến lúc này, Olympic không bị hủy bỏ, IOC xác định lịch thi đấu mới, được lùi lại đúng 1 năm so với lịch ban đầu. 

Những hậu quả vì chiến tranh cùng 24 năm chờ đợi đã không thể quật ngã "tinh thần Olympic" của người Nhật, vậy cơn đại dịch lần này có làm khó họ trong lần thứ 2 đăng cai thế vận hội mùa hè?

Olympic mùa đông 2022 lo ngại

Việc xác định lịch thi đấu mới của Olympic Tokyo (từ ngày 23-7 đến 8-8-2021) đã khiến ban tổ chức Olympic mùa đông Bắc Kinh 2022 tỏ ra lo ngại do sẽ diễn ra vào tháng 2-2022, đồng nghĩa với việc chỉ có 6 tháng giữa hai kỳ Olympic.

Phía ban tổ chức Bắc Kinh 2022 không nói rõ khó khăn của họ là gì, nhưng chỉ nhấn mạnh họ đang ở vào một "tình huống đặc biệt" và cần phải thương lượng với Ủy ban Olympic quốc tế (IOC).

Có thể Bắc Kinh 2022 lo lắng về lượng du khách nước ngoài sẽ giảm sút do quá nhiều sự kiện thể thao dồn dập trong một khoảng thời gian ngắn.

Vẫn giữ tên Olympic Tokyo 2020 nhưng tổ chức vào hè 2021

TTO - Tối 30-3, trang chủ của Olympic đã đăng thông báo về thời điểm chính thức tổ chức Olympic Tokyo 2020 vào năm 2021, sau khi đã quyết định hoãn tổ chức vào năm nay do dịch COVID-19.

HUY ĐĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tây Ninh tổ chức giải marathon chuẩn quốc tế chạy vòng quanh núi Bà Đen

Ngày 2 và 3-8 tới, Tây Ninh sẽ tổ chức giải chạy marathon chuẩn quốc tế với quy mô khoảng 8.000 vận động viên quanh núi Bà Đen.

Tây Ninh tổ chức giải marathon chuẩn quốc tế chạy vòng quanh núi Bà Đen

Văn Hậu đã ra sân tập

Sau thời gian tập vật lý trị liệu, Đoàn Văn Hậu đã có thể ra sân tập với bóng.

Văn Hậu đã ra sân tập

Lyon thoát rớt hạng một cách ngoạn mục nhờ PSG 'nghĩa hiệp'

2 tuần sau khi bị đánh rớt hạng vì vi phạm Luật công bằng tài chính, Lyon đã thoát án phạt thần kỳ, nhờ vào sự giúp đỡ phút chót của PSG.

Lyon thoát rớt hạng một cách ngoạn mục nhờ PSG 'nghĩa hiệp'

CLB Hà Nội bắt đầu hành trình đòi lại ngôi vương V-League

Chiều 10-7, đội á quân V-League 2024-2025 CLB Hà Nội chính thức trở lại tập luyện để chuẩn bị cho mùa giải mới.

CLB Hà Nội bắt đầu hành trình đòi lại ngôi vương V-League

Xe cầu thủ Diogo Jota màu xanh, qua clip giả mạo thành màu đen

Video lan truyền trên mạng được cho là ghi lại vụ tai nạn khiến hai anh em cầu thủ Diogo Jota và André Silva thiệt mạng hôm 3-7.

Xe cầu thủ Diogo Jota màu xanh, qua clip giả mạo thành màu đen

Libero tuyển bóng chuyền Việt Nam chấn thương 'lãng xẹt' vì ăn mừng cùng đồng đội

Tuyển bóng chuyền nam Việt Nam gặp thiệt thòi không hề nhỏ trong trận gặp Campuchia tại SEA V.League chiều 10-7, khi libero Cao Đức Hoàng dính chấn thương.

Libero tuyển bóng chuyền Việt Nam chấn thương 'lãng xẹt' vì ăn mừng cùng đồng đội
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar