02/11/2018 19:42 GMT+7

Tình báo Trung Quốc dụ viên chức và nhà khoa học Pháp ra sao?

HOÀNG DUY LONG
HOÀNG DUY LONG

TTO - Cơ quan tình báo Pháp cảnh báo tình báo Trung Quốc đã mở chiến dịch quy mô lớn móc nối hàng ngàn viên chức và nhà khoa học Pháp cung cấp thông tin mật.

Tình báo Trung Quốc dụ viên chức và nhà khoa học Pháp ra sao? - Ảnh 1.

chủ yếu sử dụng Linkedin để tuyển mộ người ở Pháp - Ảnh: LP

Chỉ có một thái độ ứng xử duy nhất: Từ chối mọi lời mời của người lạ vì đây là mối đe dọa mới đối với lợi ích quốc gia của chúng ta"

Thông báo của cơ quan tình báo Pháp

Các viên chức cấp cao và nhà khoa học ở Pháp vừa nhận được mail đề nghị cảnh giác với âm mưu bị gài bẫy làm gián điệp cho Trung Quốc. Đài phát thanh France Info (Pháp) ngày 31-10 cho biết hai đơn vị gửi mail là Tổng cục An ninh đối ngoại (DGSE) và Tổng cục An ninh nội địa (DGSI).

Hai cơ quan tình báo này ghi nhận các cơ quan tình báo Trung Quốc đã mở chiến dịch quy mô nhằm xâm nhập vào phạm vi cấp cao của bộ máy chính quyền, các cơ quan quyền lực và các doanh nghiệp lớn của Pháp.

Mời ra nước ngoài để chiêu dụ moi thông tin mật

Tình báo Trung Quốc đã lập gần 500 tài khoản ảo trên mạng xã hội, đặc biệt là Linkedln để tiếp cận các đối tượng là cán bộ, viên chức, nhà khoa học làm việc trong chính quyền và các công ty chiến lược về hạt nhân, y tế, viễn thông, tin học.

Bẫy chiêu dụ rất khéo. Tình báo Trung Quốc gửi tin nhắn xưng là chuyên viên săn tìm nhân tài, chuyên viên tư vấn, lãnh đạo tổ chức tư vấn rồi đề nghị đối tượng cộng tác.

Ban đầu đối tượng chỉ cần gửi báo cáo nhận xét với chủ đề chung chung và nhận được thù lao rất hậu. Ví dụ một nhân vật làm việc trong đại sứ quán Pháp ở châu Á được đề nghị từ 300-500 euro để làm báo cáo về mối quan hệ Pháp-Trung trước thềm hội nghị cấp cao G20.

Kế đến, đối tượng được mời sang Trung Quốc tham dự hội nghị, hội thảo, trao đổi với đối tác tiềm năng hoặc đàm phán hợp đồng. Mọi chi phí sẽ có người lo hết. Khi trở về nước, đối tượng được yêu cầu lập báo cáo với nhiều yêu cầu cung cấp thông tin cụ thể hơn, bí mật hơn.

Một cán bộ làm việc trong Bộ Kinh tế Pháp được mời sang Trung Quốc. Sau 2 giờ làm việc, cán bộ này được "thưởng" 4 ngày đi lặn biển và thăm thú các đảo. Hình ảnh và hóa đơn thanh toán được lưu giữ để sau này bức ép cán bộ nọ cộng tác.

Nói chung có nhiều dấu hiệu nhận biết để cảnh giác như thông tin do tình báo Trung Quốc giả danh thường mơ hồ, luôn yêu cầu bản khai lý lịch cập nhật (để có thể đánh cắp thông tin), viện cớ bảo mật để sử dụng tin nhắn mã hóa.

Tình báo Trung Quốc dụ viên chức và nhà khoa học Pháp ra sao? - Ảnh 3.

Tổng cục An ninh đối ngoại Pháp (DGSE) vừa phát cảnh báo về tình báo Trung Quốc. Trong ảnh là trụ sở DGSE ở Paris - Ảnh: AFP

Hàng chục ngàn người trở thành mục tiêu

Cơ quan tình báo Pháp đánh giá tình báo Trung Quốc đã tiếp cận gần 4.000 người, trong đó có hàng trăm người đã nằm trong quy trình thảo hiệp. Tình báo Trung Quốc còn yêu cầu nhiều đối tượng Pháp tham dự thi tuyển vào các bộ. Đối tượng chấp nhận cộng tác do ngây thơ, hám lợi, trả ơn hay bị đe dọa tố giác.

Trả lời France Info, một cựu nhân viên tình báo DGSE với bí danh Beryl 614 tiết lộ thật ra chiến dịch chiêu mộ của tình báo Trung Quốc liên quan đến hàng chục ngàn viên chức và nhà khoa học Pháp và kéo dài từ nhiều năm nay.

DGSE và DGSI đã theo dõi, phát hiện cách thức hoạt động của tình báo Trung Quốc và tìm cách khoanh vùng người trung gian nhưng có thể nhận thấy chiến dịch chiêu dụ có phạm vi rộng nên bây giờ mới công khai phát cảnh báo.

Mục tiêu cuối cùng của tình báo Trung Quốc là tuyển mộ các viên chức và nhà khoa học Pháp để biến họ thành đặc tình cài cắm cung cấp thông tin mật từ Pháp hoặc văn phòng của Pháp ở nước ngoài.

Beryl 614 khẳng định tình báo Trung Quốc sẵn sàng trả công đến hàng ngàn, hàng chục ngàn euro và trong một số trường hợp trả đến hàng trăm ngàn euro nếu tin mật cực kỳ quan trọng và người được tuyển có nguy cơ vào tù.

Báo Le Figaro (Pháp) đã nêu cụ thể hàng chục đơn vị bình phong của tình báo Trung quốc như Hiệp hội Liên minh châu Âu-Trung Quốc ở Pháp, Trung tâm nghiên cứu phát triển Trung Quốc-châu Âu, Trung tâm Trung Quốc về kinh tế và chính trị quốc tế…

Không chỉ nước Pháp, mấy tháng trước các cơ quan tình báo ở Mỹ và Đức cũng đã phát cảnh báo tương tự.

Tình báo Trung Quốc dụ viên chức và nhà khoa học Pháp ra sao? - Ảnh 4.

Động cơ máy bay do Safran (Pháp) và General Electric (Mỹ) hợp tác sản xuất - Ảnh: Safran

Ngày 30-10 giờ địa phương, Bộ Tư pháp Mỹ thông báo 10 nhân viên tình báo Trung Quốc đã bị truy tố về tội làm gián điệp kinh tế. Các bị can đã tìm cách đánh cắp thông tin mật liên quan đến động cơ máy bay đang được Mỹ và Pháp phát triển. 10 người này gồm 2 sĩ quan tình báo, 6 tin tặc và 2 đặc tình. Cuộc điều tra do FBI hợp tác với phản gián Pháp thực hiện.

Từ tháng 1-2010 đến tháng 5-2015, hai sĩ quan tình báo ở tỉnh Giang Tô đã chỉ đạo nhóm tin tặc đánh cắp thông tin về công nghệ động cơ của Tập đoàn Pháp Safran có chi nhánh ở Tô Châu và Tập đoàn Capstone Turbine ở Los Angeles (Mỹ) chuyên sản xuất tua bin khí. Ở chi nhánh Tô Châu có hai đồng bọn tiếp tay. Tin tặc cũng tập trung vào các công ty tham gia phát triển động cơ ở Arizona, Massachusetts và Oregon.


HOÀNG DUY LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi đây là một 'vùng đệm an ninh cần thiết' dọc biên giới với Ukraine.

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Iran phản ứng sau khi Đài CNN tiết lộ thông tin tình báo Israel chuẩn bị tấn công các cơ sở hạt nhân của Tehran, ngay cả khi chính quyền ông Trump đang đàm phán hạt nhân với Iran.

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Cựu thủ tướng Yingluck bị buộc bồi thường cho các khoản lỗ của chương trình trợ giá gạo của chính phủ Thái Lan khi bà cầm quyền.

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Hạ viện Mỹ do Đảng Cộng hòa kiểm soát đã thông qua dự luật chi tiêu và cải cách thuế (tax) quy mô lớn với chỉ một phiếu chênh lệch.

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Máy bay đâm xuống khu dân cư gây cháy dữ dội nhiều nhà, xe

Chiếc máy bay rơi xuống một khu phố ở San Diego, Mỹ, gây ra đám cháy lớn làm hư hại ít nhất 15 ngôi nhà và nhiều ô tô.

Máy bay đâm xuống khu dân cư gây cháy dữ dội nhiều nhà, xe

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc

Gần đây Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có một cuộc “diệt chủng” nhằm vào nông dân da trắng ở Nam Phi và đề xuất đưa họ sang Mỹ tị nạn. Song việc kiểm chứng của Đài CNN lại cho thấy thông tin không phải như vậy.

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar