06/01/2021 07:30 GMT+7

Tình báo Mỹ: Nga 'nhiều khả năng' đứng sau loạt tấn công mạng ở Mỹ

ANH THƯ
ANH THƯ

TTO - Văn phòng giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ cùng 3 cơ quan khác ra tuyên bố chung nói rằng 'nhiều khả năng' Nga đứng sau loạt tấn công mạng được xác định liên quan đến khoảng 10 cơ quan liên bang của Mỹ vào tháng trước.

Tình báo Mỹ: Nga nhiều khả năng đứng sau loạt tấn công mạng ở Mỹ - Ảnh 1.

Các cơ quan chính phủ Mỹ, bao gồm FBI và NSA, ra tuyên bố chung về nguồn gốc của các vụ tấn công mạng nhắm vào các cơ quan chính phủ và phi chính phủ Mỹ trong thời gian vừa qua - Ảnh: REUTERS

Trong tuyên bố chung ngày 5-1, Văn phòng giám đốc Tình báo quốc gia, Cục Điều tra liên bang (FBI), Cơ quan An ninh quốc gia (NSA), và Cơ quan An ninh mạng và an ninh hạ tầng (CISA) thuộc Bộ An ninh nội địa cho biết mục tiêu của các tin tặc dường như là để thu thập thông tin tình báo chứ không nhằm mục đích phá hoại.

Tuyên bố cho rằng các cuộc tấn công là một hành động gián điệp hơn là chiến tranh mạng như lập luận trước đó của một số nghị sĩ Mỹ, theo Đài CNN.

Các cơ quan trên nói rằng tin tặc "có thể là người gốc Nga, liên quan đến hầu hết hoặc tất cả các cuộc tấn công mạng nhắm vào cơ quan chính phủ và phi chính phủ được phát hiện gần đây".

Tuyên bố chung thông tin rằng cuộc điều tra vẫn đang tiếp tục và có thể sẽ có thêm những nạn nhân là các cơ quan chính phủ, theo hãng tin Reuters. Trong khi đó, Đài CNN nhận định tuyên bố chung ngày 5-1 đã đưa ra đánh giá cụ thể và dứt khoát nhất về nguồn gốc của các cuộc tấn công.

Đây là tuyên bố chính thức đầu tiên của chính quyền Tổng thống Donald Trump, do trước đây ông Trump đã chỉ tay cho rằng có thể Trung Quốc mới là kẻ đứng sau các vụ tấn công mạng này.

"Chúng tôi đang thực hiện mọi bước cần thiết để hiểu toàn bộ quy mô của loạt tấn công này và đưa ra những ứng phó phù hợp" - Nhà Trắng phản hồi về tuyên bố chung của các cơ quan tình báo trên.

Các cuộc tấn công mạng nhằm vào các cơ quan chính phủ Mỹ như Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ An ninh nội địa, Bộ Tài chính và Bộ Thương mại được coi là các vụ tấn công tồi tệ nhất kể từ sau vụ rò rỉ dữ liệu điện tử của hầu hết người dân Mỹ cách đây 5 năm.

Công ty bảo mật FireEye, cũng bị tấn công mạng, đã phát hiện ra sự việc trên, bao gồm nhiều vụ xâm nhập mạng bắt nguồn từ một bản cập nhật phần mềm bị lỗi từ SolarWinds, công ty bán các chương trình quản lý mạng được sử dụng rộng rãi tại Mỹ.

Các vụ tấn công khác sử dụng những người bán lại dịch vụ đám mây của Microsoft, và các tin tặc nhắm đến thông tin trong email là chính.

Tin tặc tấn công Mỹ: Ông Trump nói Trung Quốc, chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện nói Nga

TTO - Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho rằng Nga đứng sau vụ tấn công mạng nhắm vào các cơ quan chính phủ Mỹ, nhưng ông Trump nghi do Trung Quốc và giờ chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ khẳng định là do Nga.

ANH THƯ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Pearson và Google Cloud hợp tác giáo dục AI

Pearson và Google Cloud bắt tay phát triển các công cụ hỗ trợ AI dành cho ngành giáo dục.

Pearson và Google Cloud hợp tác giáo dục AI

Phà cánh ngầm chạy điện đầu tiên trên thế giới

Phà đang dần trở lại như một phương tiện giao thông công cộng đáng tin cậy và bảo vệ môi trường tại các đô thị có mạng lưới sông nước.

Phà cánh ngầm chạy điện đầu tiên trên thế giới

Hé lộ công nghệ bên trong trái bóng tại FIFA Club World Cup 2025

Quả bóng thi đấu tại FIFA Club World Cup 2025 tích hợp nhiều công nghệ hiện đại như cảm biến IMU, ăng ten truyền dữ liệu real-time, kết hợp SAOT và VAR cùng mạng lưới camera, giúp trọng tài ra quyết định chính xác hơn.

Hé lộ công nghệ bên trong trái bóng tại FIFA Club World Cup 2025

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Bạn đã từng dùng Bluetooth để nghe nhạc qua tai nghe, AirDrop để gửi ảnh, nhưng có bao giờ thử so sánh chúng?

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Mỗi lần bạn đăng nhập hay thanh toán, mã OTP chỉ dùng được trong khoảng 30 giây rồi biến mất. Vì sao lại có giới hạn đó, và hệ thống nào đứng sau việc tạo mã nhanh chóng mà vẫn đảm bảo bảo mật?

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Trong thời đại mà sự hiện diện trực tuyến được xem như thước đo cam kết, người lao động ngày càng bị cuốn vào vòng xoáy 'phải luôn online để được nhìn nhận'. Vậy quyền được tắt máy liệu có còn tồn tại?

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar