24/02/2024 06:50 GMT+7

Tin tức thế giới 24-2: Nga, Trung Quốc phản ứng trước lệnh trừng phạt của Mỹ

Mỹ áp lệnh trừng phạt lên hơn 500 đối tượng Nga; Lãnh đạo Thượng viện Mỹ thăm Ukraine, nơi đánh dấu hai năm xung đột; Mỹ và Trung Quốc thảo luận về hợp tác quân sự Nga - Triều... là những tin tức thế giới đáng chú ý ngày 24-2.

* Mỹ, Trung Quốc ra tuyên bố khác nhau sau cuộc thảo luận về hợp tác quân sự Nga, Triều Tiên
* Nga thách thức các lệnh trừng phạt mới của Mỹ
* Thụy Sĩ sẽ tổ chức hội nghị hòa bình Ukraine vào mùa hè

Tổng thống Mỹ Joe Biden - Ảnh: REUTERS

Tổng thống Mỹ Joe Biden - Ảnh: REUTERS

Hôm 23-2 là ngày có nhiều hoạt động liên quan tới cột mốc đánh dấu tròn 2 năm chiến sự Ukraine - Nga.

* Mỹ áp lệnh trừng phạt hơn 500 đối tượng Nga vì Ukraine, Navalny

Hôm 23-2, Mỹ chính thức áp hàng loạt lệnh trừng phạt nhắm tới hơn 500 cá nhân và tổ chức Nga. Đây là loạt trừng phạt liên quan tới việc Nga khởi động "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine cũng như cái chết của ông Alexei Navalny.

Mỹ phản đối hành động của Nga với Ukraine, đồng thời cáo buộc Matxcơva có vai trò trong cái chết của ông Navalny, nhà hoạt động đối lập chỉ trích Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định đợt trừng phạt trên nhằm khiến Tổng thống Putin "trả cái giá đắt hơn nữa" cho hành động của Nga ở trong và ngoài nước.

Các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ nhắm vào hệ thống thanh toán Mir của Ngân hàng Trung ương Nga, các tổ chức tài chính và ngành công nghiệp quân sự, hành động né trừng phạt, việc sản xuất năng lượng và một số lĩnh vực khác. Các quan chức bị Mỹ cáo buộc có liên quan tới cái chết của ông Navalny cũng nằm trong danh sách trừng phạt lần này.

* Nga, Trung Quốc phản ứng trước lệnh trừng phạt của Mỹ

Phản ứng trước động thái trừng phạt của Mỹ hôm 23-2, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov đặt dấu hỏi: "Phải chăng Washington không nhận ra rằng các lệnh trừng phạt sẽ không hạ được chúng tôi?".

Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov - Ảnh: REUTERS

Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov - Ảnh: REUTERS

Trong khi đó, Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington gọi lệnh trừng phạt lên các công ty Trung Quốc là "động thái điển hình của việc cưỡng bức kinh tế, chủ nghĩa đơn phương và hành động bắt nạt".

Các công ty có trụ sở ở Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Kazakhstan và Liechtenstein cũng nằm trong danh sách trừng phạt với cáo buộc né lệnh trừng phạt của phương Tây lên Nga.

* Cộng hòa Czech, Canada, Đan Mạch tài trợ mua đạn pháo cho Ukraine

Bộ Quốc phòng Cộng hòa Czech ngày 23-2 thông báo đã nhận được sự hỗ trợ từ Canada, Đan Mạch và các quốc gia khác nhằm tài trợ mua gấp hàng trăm nghìn quả đạn pháo từ các nước thứ 3 để gửi đến Ukraine.

Bộ trưởng Quốc phòng Cộng hòa Czech Jana Cernochova xác nhận thông tin trên khi tiết lộ: “Có những quốc gia khác (cùng tham gia tài trợ) với điều kiện là họ sẽ không được đề cập đến”.

Truyền thông châu Âu đưa tin các quốc gia ở “lục địa già” đang tìm cách huy động 1,5 tỉ USD tài trợ khẩn cấp để cung cấp đạn dược cho Ukraine theo kế hoạch của Cộng hòa Czech.

Còn Đài CBC của Canada trích dẫn các nguồn tin xác nhận Ottawa có thể đóng góp tới 30 triệu CAD (22,3 triệu USD).

* Mỹ lại chặn khinh khí cầu

Hôm 23-2, quân đội Mỹ chặn một khinh khí cầu do thám nhỏ ở bang Utah, nhưng cho hay dụng cụ này không gây đe dọa cho hàng không dân dụng cũng như an ninh quốc gia. Trao đổi với Reuters, một quan chức Mỹ không nêu tên cho biết khinh khí cầu này không có khả năng tự thao tác.

Khinh khí cầu trở nên nhạy cảm đối với an ninh quốc gia Mỹ hơn sau nhiều sự vụ gần đây. Hồi năm ngoái, một máy bay Mỹ ngoài khơi South Carolina bắn hạ một khinh khí cầu nghi là khinh khí cầu do thám của Trung Quốc.

* Mỹ và Trung Quốc thảo luận về hợp tác quân sự Nga, Triều Tiên

Ngày 23-2, Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay một quan chức cấp cao Mỹ phụ trách vấn đề Triều Tiên đã có cuộc họp qua video với đặc sứ Trung Quốc về quan hệ với bán đảo Triều Tiên. Hai bên đã thảo luận về mối quan hệ hợp tác quân sự giữa Triều Tiên và Nga.

Theo tuyên bố từ phía Mỹ, Washington và Bắc Kinh đã đề cập tới "hành vi ngày càng leo thang và gây bất ổn" của Triều Tiên. Hai bên cũng nói rằng quan hệ hợp tác ngày càng phát triển giữa Bình Nhưỡng và Matxcơva "vi phạm nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc".

Trong khi đó, một tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói Bắc Kinh "có lợi ích chung trong khu vực và cộng đồng quốc tế về việc duy trì hòa bình, ổn định ở bán đảo Triều Tiên", đồng thời có lợi ích trong việc thúc đẩy tiến trình cho giải pháp chính trị.

* Lãnh đạo Thượng viện Mỹ thăm Ukraine, kêu gọi Quốc hội thông qua gói viện trợ

Lãnh đạo đa số tại Thượng viện Mỹ Chuck Schumer kêu gọi chủ tịch Hạ viện nước này "làm điều đúng đắn", giúp thông qua dự luật có khoản chi tiêu viện trợ cho Ukraine.

Ông Schumer là thành viên phái đoàn gồm 5 thượng nghị sĩ bên Đảng Dân chủ của Mỹ thăm thành phố Lviv (Ukraine), gặp gỡ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 23-2. Chuyến đi này là một phần trong hoạt động đánh dấu hai năm chiến sự Ukraine, thời điểm Nga phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt".

Tại cuộc họp báo hôm 23-2, ông Schumer khẳng định đã được ông Zelensky và các quan chức Mỹ, Ukraine nhấn mạnh rằng Ukraine sẽ thất bại nếu không có viện trợ của Mỹ.

Mỹ là nước ủng hộ nhiều nhất cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga. Tuy nhiên gói viện trợ mới của chính quyền Tổng thống Biden đang "mắc kẹt" ở Quốc hội. Đảng Cộng hòa ở Hạ viện ngăn dự luật này vì cho rằng các điều khoản chi tiêu chưa thỏa đáng, không giải quyết mối lo ngại của họ về an ninh biên giới. Ngoài ra, quan điểm của phe Cộng hòa về viện trợ Ukraine cũng cứng rắn hơn phe Dân chủ.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) và lãnh đạo đa số tại Thượng viện Mỹ Chuck Schumer - Ảnh: REUTERS

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) và lãnh đạo đa số tại Thượng viện Mỹ Chuck Schumer - Ảnh: REUTERS

* Thụy Sĩ sẽ tổ chức hội nghị hòa bình Ukraine vào mùa hè

Ngày 23-2, Thụy Sĩ nói với Liên Hiệp Quốc rằng họ muốn tổ chức một hội nghị cấp cao về hòa bình Ukraine trong mùa hè năm nay. Liên Hiệp Quốc đã có một cuộc họp nhằm đánh dấu tròn hai năm ngày Nga khởi động "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine.

Hiện nay, Ukraine đang vận động ủng hộ cho kế hoạch hòa bình 10 điểm của Tổng thống Zelensky. Mong muốn này đang chịu ảnh hưởng theo nhiều hướng, từ tâm lý mệt mỏi vì chiến tranh cho tới thực tế rằng cuộc xung đột Israel - Hamas ở Dải Gaza đang thay thế Ukraine trở thành tâm điểm chính trị quốc tế.

Vũ khí Triều Tiên cung cấp cho Nga tại Ukraine nghi dùng linh kiện Mỹ, Âu

Một tên lửa đạn đạo của Triều Tiên do quân đội Nga phóng ra ở Ukraine hồi tháng trước bị phát hiện có chứa hàng trăm bộ phận nguồn gốc từ các công ty ở Mỹ và châu Âu.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump bảo vệ Bộ Tư pháp giữa chỉ trích liên quan tỉ phú ấu dâm Jeffrey Epstein

Ông Trump kêu gọi bỏ qua vụ việc ông Epstein khi Bộ Tư pháp bị chỉ trích vì cách xử lý các giả thuyết xung quanh cái chết của tỉ phú này.

Ông Trump bảo vệ Bộ Tư pháp giữa chỉ trích liên quan tỉ phú ấu dâm Jeffrey Epstein

Mỹ cần tiếp cận đa phương với ASEAN

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio khẳng định các biện pháp thuế quan không đồng nghĩa Mỹ quay lưng với ASEAN. Cụ thể ra sao?

Mỹ cần tiếp cận đa phương với ASEAN

'Thuế quan Mỹ cũng là cơ hội cho Thái Lan'

Nghị sĩ Thái Lan Chaiwat Sathawornwichit trao đổi với Tuổi Trẻ về ảnh hưởng thuế quan của Mỹ với kinh tế Thái Lan và ASEAN.

'Thuế quan Mỹ cũng là cơ hội cho Thái Lan'

Tin tức thế giới ngày 13-7: Triều Tiên ủng hộ Nga hết mình; EU, Mexico phản ứng với thuế của Mỹ

Nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, tuyên bố 'ủng hộ vô điều kiện'; Đàm phán bế tắc, Hamas - Israel đổ lỗi cho nhau.

Tin tức thế giới ngày 13-7: Triều Tiên ủng hộ Nga hết mình; EU, Mexico phản ứng với thuế của Mỹ

Ông Trump tuyên bố áp thuế 30% với EU và Mexico từ 1-8

Ngày 12-7, Tổng thống Trump công bố sẽ áp mức thuế 30% với hàng nhập khẩu từ Mexico và Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1-8, sau nhiều tuần đàm phán mà không đạt được thỏa thuận thương mại toàn diện.

Ông Trump tuyên bố áp thuế 30% với EU và Mexico từ 1-8

Đài Loan tập trận 10 ngày, đưa hệ thống HIMARS của Mỹ ra công viên

Ngày 12-7, quân đội Đài Loan bắt đầu triển khai một trong những vũ khí tấn công mới và chính xác nhất của hòn đảo này: hệ thống pháo phản lực cơ động cao HIMARS do Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất.

Đài Loan tập trận 10 ngày, đưa hệ thống HIMARS của Mỹ ra công viên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar