23/02/2024 13:25 GMT+7
Trở lại chủ đề

Sợi dây kinh nghiệm 'nhiều màu' của Mỹ sau 2 năm chiến sự Ukraine

Một quan chức quốc phòng cấp cao đề nghị không nêu tên của Mỹ khẳng định “tính chất chiến tranh” đang thay đổi, và những bài học rút ra từ Ukraine là “một nguồn tài nguyên lâu dài” cho Washington.

Pháo thủ phòng không thuộc Lữ đoàn bộ binh cơ giới số 93 của Ukraine theo dõi bầu trời ở vùng Donetsk, ngày 20-2 - Ảnh: AFP

Pháo thủ phòng không thuộc Lữ đoàn bộ binh cơ giới số 93 của Ukraine theo dõi bầu trời ở vùng Donetsk, ngày 20-2 - Ảnh: AFP

Báo Washington Post dẫn lời các quan chức Mỹ cho hay chiến trường Ukraine đã chứng minh rằng mọi việc quân đội Mỹ làm trên thực địa - từ lập kế hoạch nhiệm vụ, tuần tra, đến công nghệ hỗ trợ… - đều cần phải được xem xét lại.

Do đó, xung đột ở Ukraine là cơ hội để các nhà quân sự Mỹ nghiên cứu và điều chỉnh Chiến lược Phòng thủ quốc gia - tài liệu liệt kê những ưu tiên của Lầu Năm Góc.

Chính xác thì Mỹ đã rút được kinh nghiệm gì?

Dưới đất

Ông Stacie Pettyjohn, giám đốc chương trình quốc phòng tại Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS - một tổ chức tư vấn), cho biết xung đột Nga - Ukraine đã trở thành một cuộc chiến tiêu hao sức lực khi mỗi bên đều cố gắng làm suy yếu bên kia. Mô hình này từng được cho là đã lỗi thời.

Điều này làm lung lay niềm tin lâu nay của Lầu Năm Góc rằng vũ khí có độ chính xác cao và đắt tiền là chìa khóa để giành chiến thắng trong các cuộc xung đột.

Các loại đạn dẫn đường bằng GPS Mỹ cấp cho Ukraine cũng dễ bị gây nhiễu. Quân đội Ukraine đã phải thích nghi bằng cách kết hợp với các loại pháo cũ hơn không có tính năng điều khiển, phối hợp với máy bay không người lái (UAV) để tăng độ chính xác.

Binh sĩ Ukraine vận hành pháo phòng không tự hành Gepard ở Odessa ngày 22-2 - Ảnh: REUTERS

Binh sĩ Ukraine vận hành pháo phòng không tự hành Gepard ở Odessa ngày 22-2 - Ảnh: REUTERS

Các chỉ huy huấn luyện của Mỹ cảnh báo rằng hầu hết thiết bị điện tử đều là mục tiêu tiềm năng.

Taylor - tướng chỉ huy tại Trung tâm Huấn luyện quốc gia (NTC) - kể lại câu chuyện một phi công trực thăng Apache đã tránh thành công hệ thống phòng không trong một cuộc tấn công mô phỏng. Nhân viên đóng vai lực lượng địch không thể xác định đường đi của chiếc trực thăng, nhưng sau khi kiểm tra dữ liệu điện thoại di động có sẵn trên thị trường, họ có thể lập bản đồ hành trình của thiết bị này khi nó di chuyển qua sa mạc với tốc độ 200km/h.

Mối nguy từ thiết bị điện tử như điện thoại di động được so sánh với hành vi hút thuốc lá ở tiền tuyến trong Thế chiến 2 - khi quân địch nhắm vào những đốm sáng màu cam của đầu thuốc lá.

Ngoài ra, quân đội Mỹ cũng hạn chế việc binh sĩ dùng điện thoại di động chụp ảnh và quay video rồi up lên mạng xã hội, vô tình tiết lộ vị trí hay thiết bị cho địch.

Trên trời

Bầu trời ở Ukraine mỗi ngày đều tràn ngập các cuộc tấn công của UAV. Chúng có số lượng lớn, rẻ tiền và có khả năng tránh bị phát hiện.

Sự phổ biến của UAV khiến Lầu Năm Góc thấy có nhu cầu trong việc phát triển và trang bị các hệ thống chống UAV tốt hơn. Tại Jordan tháng trước, 3 binh sĩ Mỹ đã thiệt mạng sau khi một chiếc UAV tấn công mà không bị phát hiện.

Quân nhân Ukraine thuộc đội trinh sát trên không của Lữ đoàn 45 vận hành UAV - Ảnh: AFP

Quân nhân Ukraine thuộc đội trinh sát trên không của Lữ đoàn 45 vận hành UAV - Ảnh: AFP

Học tập từ thực địa ở Ukraine, quân đội Mỹ bắt đầu thử nghiệm thả những loại đạn nhỏ từ UAV. Chiến thuật đã được Nhà nước Hồi giáo (IS) sử dụng và sau đó trở nên phổ biến ở Ukraine.

Mỹ cũng loại bỏ hai UAV giám sát là Shadow và Raven vì thiếu hiệu quả.

"Chúng tôi rút ra bài học từ chiến trường - đặc biệt là ở Ukraine - rằng hoạt động trinh sát trên không căn bản đã thay đổi", Tham mưu trưởng Lục quân, tướng John C. Randy George nói.

Tướng John C. James B. Hecker, người đứng đầu các hoạt động của lực lượng không quân Mỹ ở châu Âu và châu Phi, cho biết trong một hội nghị chuyên đề gần đây rằng người Ukraine đã phát hiện một số giải pháp sáng tạo để phát hiện UAV.

Cụ thể, họ đã thu thập hàng ngàn chiếc smartphone, gắn micro và kết nối chúng với mạng lưới có khả năng phát hiện âm thanh vo ve đặc thù của các UAV. Thông tin này sau đó được chuyển đến lực lượng phòng không.

Cuộc chiến Nga - Ukraine sau hai năm

TTCT - Thứ bảy tuần này, 24-2, là đúng hai năm ngày Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố "Tôi đã quyết định tiến hành một chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine". Sau hai năm, ông đã đạt mục tiêu gì?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tiếp xúc song phương Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị

Trong khuôn khổ tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 và các hội nghị liên quan tại Malaysia, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có các cuộc tiếp xúc song phương với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Algeria và Úc.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tiếp xúc song phương Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị

Nga chia sẻ với Mỹ ý tưởng mới về hòa bình cho Ukraine

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết người đồng cấp Nga Sergei Lavrov đã chia sẻ một "ý tưởng mới" về Ukraine trong cuộc gặp tại Malaysia.

Nga chia sẻ với Mỹ ý tưởng mới về hòa bình cho Ukraine

Việt Nam nhấn mạnh ý nghĩa chiến lược của việc củng cố quan hệ ASEAN và các nước

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đưa ra các đề xuất tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN với các đối tác diễn ra ở Malaysia.

Việt Nam nhấn mạnh ý nghĩa chiến lược của việc củng cố quan hệ ASEAN và các nước

Cướp biển châu Á tăng 83%, thời buổi khó khăn nên cướp biển nhiều

Thống kê cho thấy có 95 vụ cướp biển nhắm vào tàu thuyền ở khu vực châu Á trong sáu tháng đầu năm 2025, đặc biệt tập trung ở khu vực eo biển Malacca.

Cướp biển châu Á tăng 83%, thời buổi khó khăn nên cướp biển nhiều

Houthi lại tấn công tàu hàng trên Biển Đỏ để trả đũa?

Việc Houthi tái phát động các cuộc tấn công nhằm vào tàu Magic Seas và Eternity C tại Biển Đỏ dường như gửi đi thông điệp trước cuộc gặp giữa ông Trump và ông Netanyahu, đồng thời thể hiện sự ủng hộ với Palestine.

Houthi lại tấn công tàu hàng trên Biển Đỏ để trả đũa?

Ngoại trưởng Rubio: 'Mỹ không có ý định từ bỏ vai trò tại châu Á'

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio khẳng định Washington cam kết duy trì hiện diện và tăng cường các mối quan hệ chiến lược tại châu Á - Thái Bình Dương.

Ngoại trưởng Rubio: 'Mỹ không có ý định từ bỏ vai trò tại châu Á'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar