25/06/2011 18:01 GMT+7

Tin tặc "chôm" danh bạ của cựu thủ tướng Anh

DUY KỲ ANH (theo Reuters và CNET)
DUY KỲ ANH (theo Reuters và CNET)

TTO - Một nhóm tin tặc mang tên "TeaMp0isoN" đã tuyến bố đánh cắp được những dữ liệu riêng tư của cựu thủ tướng Anh Tony Blair.

Một liên kết đến website PasteBin (một dịch vụ chia sẻ nội dung văn bản) chứa những thông tin đánh cắp từ cựu thủ tướng Tony Blair đã được phơi bày trên Twitter của TeaMp0isoN, bao gồm danh bạ điện tử, thông tin liên lạc với các thành viên Nghị viện, thậm chí cả số điện thoại... vị nha sĩ riêng của ngài thủ tướng. Kèm theo liên kết trên Twitter là một lời bình đả kích thủ tướng Tony Blair của TeaMp0isoN.

Phóng to
TeaMpOisoN “tư thù” Tony Blair vì ông khi còn đương nhiệm đã gửi quân đến IRAQ - Ảnh: Cnet

Trước đó cùng ngày, một nội dung trên Twitter của TeaMp0isoN cũng nhấn mạnh rằng nhóm này đang nhắm đến Tony Blair "vì tội gửi quân tham chiến đến Iraq". TeaMp0isoN cũng công khai mối quan hệ mật thiết với nhóm hacker thân Palestine có tên là "Mujahideen Hacking Unit ". Nhóm này từng tấn công Facebook vào tháng 12 năm ngoái bằng phương thức "Deface" (thay đổi giao diện website).

Phóng viên của trang công nghệ Cnet đã thử liên hệ với văn phòng thủ tướng - nơi Tony Blair từng làm việc để khai thác thêm thông tin, nhưng phía văn phòng thủ tướng Anh không đưa ra bất cứ bình luận gì về vụ việc.

Cách đây ít ngày, chính TeaMp0isoN đã tấn công vào website của một thành viên trong nhóm tin tặc đang "đình đám" LulzSec và để lại thông điệp rằng TeaMp0isoN sẽ công khai mọi thông tin mật về LulzSec như: IP, điện thoại, hình ảnh, địa chỉ nhà riêng,... các thành viên của LulzSec. Việc LulzSec bị tấn công cũng không nằm ngoài dự đoán, bởi cách nổi tiếng nhanh nhất cho các nhóm hacker kiểu như TeaMp0isoN chính là "hạ bệ" các nhóm hacker có tên tuổi.

Brazil lại khổ vì tin tặc

Hôm qua (24-6), ông Hilberto Paganotto, giám đốc trung tâm xử lý dữ liệu của Brazil đã thông báo về một đợt tấn công mới của tin tặc nhằm website của viện Địa lý và thống nước này. Đây là ngày thứ ba liên tiếp kể từ khi LulzSec ghé thăm website của chính phủ Brazil.

Thủ phạm của vụ tấn công là Fail Shell, một nhóm nhỏ của LulzSec ở Brazil. Sau khi "thu hoạch" được một lượng kha khá các dữ liệu nhạy cảm, nhóm tin tặc này đã tung tất cả lên Twitter của mình. Những thông tin này bao gồm những dữ liệu các nhân của Tổng thống Dilma Rousseff, bộ trưởng bộ Giáo dục Fernando Haddad cùng một số nghị sĩ khác. Hiện giới chức Brazil chưa đưa ra bất kì bình luận nào sau vụ việc.

DUY KỲ ANH (theo Reuters và CNET)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hơn 659.000 vụ tấn công mạng nhằm vào cơ quan, doanh nghiệp Việt, 'tường lửa' nào giúp bảo vệ?

Tại Việt Nam, những năm gần đây ghi nhận hàng loạt vụ tấn công mạng nghiêm trọng, từ ransomware đến đánh cắp dữ liệu qua hình thức lừa đảo (phishing)...

Hơn 659.000 vụ tấn công mạng nhằm vào cơ quan, doanh nghiệp Việt, 'tường lửa' nào giúp bảo vệ?

Người Đan Mạch sắp có bản quyền khuôn mặt và giọng nói của chính mình?

Trước nguy cơ deepfake lan rộng, Đan Mạch đang xem xét dự luật cho phép người dân giữ bản quyền với khuôn mặt, giọng nói của họ.

Người Đan Mạch sắp có bản quyền khuôn mặt và giọng nói của chính mình?

Captcha hoạt động ra sao mà biết bạn không phải robot?

Bạn bấm vào ô xác nhận Captcha 'Tôi không phải là người máy', rồi tiếp tục như không có gì. Nhưng bạn không biết ngay khoảnh khắc đó, Google đang âm thầm đánh giá bạn dựa trên vô số tín hiệu tưởng chừng vô hình.

Captcha hoạt động ra sao mà biết bạn không phải robot?

Hệ sinh thái an ninh mạng của người Việt tích hợp cập nhật thông tin tình báo

Hệ sinh thái sản phẩm an ninh mạng NCS giúp các cơ quan, doanh nghiệp xây dựng nền tảng bảo mật vững chắc, tích hợp AI và thông tin tình báo liên tục được cập nhật với vai trò cảnh báo sớm.

Hệ sinh thái an ninh mạng của người Việt tích hợp cập nhật thông tin tình báo

Khi AI quyết định bạn được nói gì trên mạng

Trong thế giới số, nơi mọi người đều có thể lên tiếng, liệu các thuật toán lọc bình luận đang giúp bảo vệ cộng đồng, hay vô tình ngăn cản tiếng nói của chính người dùng?

Khi AI quyết định bạn được nói gì trên mạng

Cảm biến vân tay và cuộc sống số: Một chạm, nhiều đổi thay

Từ smartphone trong túi đến ổ khóa căn hộ hay ngân hàng số, công nghệ vân tay đã trở thành một phần quen thuộc trong đời sống số.

Cảm biến vân tay và cuộc sống số: Một chạm, nhiều đổi thay
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar