09/11/2021 07:30 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tin sáng 9-11: Số ca mắc tăng, TP.HCM mở rộng xét nghiệm, không hạn chế đi lại

L.ANH - X.MAI
L.ANH - X.MAI

TTO - Số mắc mới COVID-19 đã tăng ở nhiều tỉnh thành. Tại TP.HCM đang mở rộng xét nghiệm, nhóm nguy cơ xét nghiệm định kỳ, nhưng nhiều tỉnh đang áp dụng các biện pháp mạnh hơn nghị quyết 128 của Chính phủ và hướng dẫn 4800 của Bộ Y tế.

Tin sáng 9-11: Số ca mắc tăng, TP.HCM mở rộng xét nghiệm, không hạn chế đi lại - Ảnh 1.

F0 điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 6, TP Thủ Đức, TP.HCM trong ngày được ra viện trở về nhà - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Số ca COVID-19 đã tăng trong 2 tuần gần đây, ngày 8-11 cả nước ghi nhận 7.988 ca mắc là cao nhất trong 2 tuần trở lại đây. Trong đó, số mắc đã tăng lại ở TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội, một số tỉnh miền Tây...

Tại Hà Nội, ngày 8-11 ghi nhận 106 ca mắc mới, trong đó có 56 ca cộng đồng, như vậy trong 2 tuần gần đây Hà Nội đã có nhiều ngày có số mắc trên 100 ca, số ca ghi nhận đã tương đương thời điểm phải giãn cách chống dịch.

Tỉnh An Giang vừa nâng cấp độ dịch lên cấp 3 (vùng cam) và đang áp dụng nhiều biện pháp mạnh: tạm dừng vận chuyển hành khách công cộng, dịch vụ ăn uống chỉ cho bán hàng mang đi...

Không nghe điện thoại, không phát thuốc cho F0 sẽ bị xử lý theo quy định

Đây là một trong những chỉ đạo của Sở Y tế TP.HCM đến các địa phương trong buổi họp giao ban trực tuyến gần đây. Theo Sở Y tế, qua công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch trên địa bàn TP đã nhận thấy việc triển khai ở một số địa phương cần chú ý và củng cố.

Sở cho biết sẽ kiểm tra thực tế công tác quản lý và cấp thuốc cho F0 trên địa bàn. Nếu đơn vị nào không thực hiện cấp phát thuốc cho F0, chưa sẵn sàng nghe điện thoại khi F0 gọi đến… sẽ bị xử lý theo quy định.

Tăng ‘vùng cam’, TP.HCM không hạn chế đi lại

Hiện tại, theo đánh giá cấp độ dịch tại phường, xã, thị trấn, tính đến ngày 8-11, TP.HCM có 13 địa phương ở cấp độ 3 (vùng cam, nguy cơ cao). Căn cứ Kế hoạch 3515 của UBND TP, việc đi lại của người dân tại các địa bàn là không hạn chế. Tuy nhiên, người dân cần tuân thủ các điều kiện về tiêm chủng, xét nghiệm, cách ly theo quy định.

Qua giám sát, nhiều người lao động ở các địa phương khác trở lại TP.HCM làm việc dương tính với COVID-19, Sở Y tế TP.HCM đề nghị các đơn vị phối hợp với doanh nghiệp nắm bắt thông tin, phát hiện sớm và xử lý kịp thời, tránh lây lan dịch bệnh.

TP.HCM: Mở rộng xét nghiệm, nhóm nguy cơ sẽ xét nghiệm RT-PCR định kỳ

Theo Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, TP đang lên kế hoạch triển khai xét nghiệm với quy mô mẫu rộng hơn nhằm đánh giá tình hình sát thực tế hơn. Cụ thể, TP.HCM dự định xét nghiệm với tỉ lệ 4/1.000 dân. Theo tính toán, với 10 triệu dân thì mỗi ngày, TP phải xét nghiệm ít nhất khoảng 6.000 mẫu.

Sở Y tế cũng vừa có hướng dẫn tạm thời thực hiện công tác xét nghiệm COVID-19 trên địa bàn quận, huyện và TP Thủ Đức. Trong hướng dẫn này nêu rõ các địa phương không thực hiện xét nghiệm định kỳ với quy mô toàn dân trên địa bàn phường, xã, thị trấn hoặc cả quận, huyện.

Theo đó, sẽ xét nghiệm giám sát đối với các khu vực nguy cơ (chợ đầu mối, chợ truyền thống, bến xe, siêu thị, cơ sở bảo trợ xã hội...), nhóm nguy cơ (tiểu thương, nhân viên bán hàng, nhân viên bán vé, nhân viên bảo vệ, xe ôm, shipper...) trên địa bàn dân cư theo kế hoạch giám sát định kỳ, ngẫu nhiên của địa phương.

Tần suất xét nghiệm định kỳ hằng tháng bằng PCR mẫu gộp 10. Tỉ lệ lấy mẫu xét nghiệm tương ứng theo cấp độ dịch (địa phương ở cấp độ 1 xét nghiệm 10% đối tượng, ở cấp độ 2 là 20% đối tượng, ở cấp độ 3 và 4 là 30% đối tượng).

Người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh trong vòng 6 tháng, chỉ xét nghiệm khi có triệu chứng nghi ngờ hoặc khi cần điều tra dịch tễ, hoặc người đến từ địa bàn có dịch cấp độ 4 hoặc người thuộc diện phải cách ly y tế theo quy định.

Tin sáng 9-11: Số ca mắc tăng, TP.HCM mở rộng xét nghiệm, không hạn chế đi lại - Ảnh 3.

Nhân viên y tế tại Bệnh viện hồi sức COVID-19 kiểm tra thông tin, điều trị cho bệnh nhân - Ảnh: DUYÊN PHAN

Đã có 12 tỉnh thành triển khai tiêm chủng cho trẻ 12-17 tuổi

Theo Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, tính đến ngày 9-11 đã có 12 tỉnh thành gồm Quảng Ninh, Ninh Bình, Lào Cai, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, TP.HCM, Cà Mau, Bình Dương, Vĩnh Long, Đồng Nai, Kiên Giang, Sóc Trăng triển khai tiêm chủng cho trẻ 12-17 tuổi, với ít nhất trên 1 trẻ trong độ tuổi đã được tiêm ngừa (toàn quốc có 9,4 triệu cháu 12-17 tuổi).

Tốc độ tiêm chủng nói chung trên toàn quốc cũng đang gia tăng và đạt 92,3 triệu mũi tính đến ngày 9-11.

Số ca COVID-19 ở một số tỉnh thành

- Hà Nội trong 24 giờ qua ghi nhận 106 ca COVID-19 mới, trong đó có 56 ca cộng đồng, 38 ca ở khu cách ly và 12 ca khu phong tỏa. Có 58 ca đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin và 16 ca mới tiêm 1 mũi. Số còn lại chưa tiêm chủ yếu do chưa đến tuổi.

Phân bố 56 ca cộng đồng theo 13 quận, huyện: Gia Lâm (19), Ba Đình (9), Hoàng Mai (7), Long Biên (5), Thanh Xuân (4), Cầu Giấy (3), Đống Đa (3), Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Nam Từ Liêm, Thanh Trì, Ứng Hòa (1). Hà Nội trong đợt dịch 4 có tổng cộng 5.104 ca.

 - Ảnh 3.

Đội tuyển Việt Nam ở tại khách sạn Grand Plaza và thực hiện các yêu cầu về xét nghiệm COVID-19 của CDC Hà Nội do nơi này ghi nhận một số ca COVID-19 từ ngày 6-11- Ảnh: HỮU TẤN

- Trong tuần qua, tỉnh Thái Bình ghi nhận 16 ca COVID-19 mới, trong đó có 3 ca trong cộng đồng tại xã Vũ Lễ. Thái Bình đã có 123.076 người được tiêm đủ 2 mũi (chiếm 9,47%) và 865.960 người được tiêm chủng ít nhất 1 mũi, chiếm 68,16% số người từ 18 tuổi trở lên.

- Ngày 8-11, thành phố Cần Thơ ghi nhận thêm 400 ca COVID-19 mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 trên địa bàn thành phố từ ngày 8-7 đến nay là 10.119 người; trong đó, có 116 người tử vong và 6.594 bệnh nhân đã được điều trị khỏi. Đến nay, đã có 95,4% số người từ 18 tuổi trở lên đã được tiêm một mũi vắc xin và 34,8% được tiêm mũi hai.

- Sa Pa truy vết vì du khách Hà Nội mắc COVID-19. Công tác truy vết liên quan đến một ca bệnh thuộc đoàn du khách của Hà Nội gồm 14 người lên thị xã Sa Pa từ ngày 4-11. Về Hà Nội, ngày 6-11, một người trong đoàn xét nghiệm PCR và có kết quả dương tính.

- Bà Rịa - Vũng Tàu tính từ 18h ngày 7-11 đến 18h ngày 8-11 có 149 ca COVID-19, trong đó có 72 ca cộng đồng. Từ ngày 16-10 đến nay ghi nhận 1.142 ca, trong đó 633 ca mắc trong cộng đồng. Từ ngày 3 đến 8-11, số ca tăng nhanh với 652 ca, tăng 370 ca so với tuần trước đó.

- Trong 24 giờ qua, tỉnh Phú Thọ ghi nhận 36 ca COVID-19. Phú Thọ đã tiêm 997.192 mũi vắc xin COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên, trong đó 879.509 người mới được tiêm mũi 1 và 117.683 người được tiêm đủ 2 mũi, đạt 83,1% người dân từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất một liều vắc xin COVID-19.

- Bình Dương trong 24 giờ qua ghi nhận 823 ca COVID-19. Đến nay Bình Dương ghi nhận 239.728 ca COVID-19, trong đó có 2.503 bệnh nhân tử vong. Bình Dương hiện đang điều trị cho 12.313 bệnh nhân, trong đó 7.510 bệnh nhân đang được điều trị tại nhà và 4.803 bệnh nhân được điều trị tại các cơ sở y tế; có 179 bệnh nhân nặng.

 - Ảnh 4.

Việc lấy mẫu xét nghiệm PCR cho toàn bộ trường hợp test nhanh dương tính khiến số ca mắc của Đồng Nai vẫn ở mức cao - Ảnh: A LỘC

- Ngày 8-11, Bạc Liêu áp dụng cấp độ 3 - nguy cơ cao (vùng cam) đối với cấp tỉnh, thời gian áp dụng từ 0h ngày 9-11. Tính đến 6h ngày 8-11, Bạc Liêu có tổng cộng 5.490 ca COVID-19 (trong đó có 52 ca nhập cảnh); 3.919 ca đang được cách ly điều trị; có 1.525 ca đã bình phục và 46 ca tử vong.

- Đắk Nông ghi nhận thêm 33 ca COVID-19, gồm tại thành phố Gia Nghĩa 12 ca, các huyện Cư Jút - 3 ca, Đắk Glong - 1 ca, Đắk Mil - 7 ca, Krông Nô - 10 ca; nâng tổng số ca COVID-19 từ đầu mùa dịch lên 1.207 người.

- Đắk Lắk trong 24 giờ qua có thêm 287 ca COVID-19, trong đó có 127 ca trong cộng đồng, nâng tổng số ca COVID-19 từ trước tới nay lên 5.337 ca. Có 2.696 ca đang được điều trị và 28 ca tử vong. Buôn Ma Thuột là tâm điểm với 1.359 ca COVID-19.

- Vĩnh Long, tính đến ngày 8-11 có 3.326 ca COVID-19, đã điều trị khỏi 2.597 ca. Riêng từ ngày 6 đến 8-11, tỉnh ghi nhận 341 ca mắc, trong đó có 296 ca mắc phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc. Đến hết ngày 8-11, tỉnh đã tiêm vắc xin COVID-19 mũi 1 cho người trên 18 tuổi đạt hơn 87% và tiêm đầy đủ 2 mũi, đạt gần 18%.

Theo TTXVN

Tin COVID-19 chiều 8-11, cả nước 7.988 ca mắc mới, TP.HCM, Tiền Giang, An Giang cùng tăng

TTO - Chiều tối nay 8-11, Bộ Y tế cho biết cả nước đã ghi nhận 7.988 ca mắc COVID-19 mới, đây là số mắc cao nhất trong khoảng 2 tuần trở lại đây.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ngày 5-7, tòa án Pháp đã tuyên một bác sĩ phụ khoa 10 năm tù vì xâm hại tình dục 9 bệnh nhân trong quá trình khám bệnh.

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Trước tình hình hàng loạt tai nạn điện thương tâm liên tục xảy ra, yêu cầu về 1 thiết bị chống giật an toàn cao, hiệu quả, ngăn ngừa tối đa các nguy cơ xảy ra tai nạn điện được đặt ra cấp bách.

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam bị gãy dương vật, do thói quen bẻ 'cậu nhỏ' vào buổi sáng khi thức dậy.

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 26 quy định nhiều nội dung mới về việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, hướng đến mục tiêu quản lý minh bạch, hiệu quả và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bệnh.

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Một nam bệnh nhân tại TP.HCM nghi bị bạn gái quen qua mạng lừa đảo sang Campuchia, trên người có nhiều vết thương, dấu hiệu bị chích điện dẫn đến tổn thương đa cơ quan.

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh bé nhà mình đưa ngón tay cái hoặc thậm chí nhiều ngón tay vào miệng mút? Đừng quá lo lắng và hoang mang, nhưng nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục có thể ảnh hưởng tới răng, hàm... của trẻ.

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar