14/06/2022 16:17 GMT+7

Tin nhắn vào điện thoại - thuốc trị 'đại dịch cô đơn' ở Nhật Bản

TTXVN
TTXVN

TTO - Tổ chức phi lợi nhuận Enrich ra mắt dịch vụ miễn phí dành cho người trưởng thành thông qua mạng xã hội Line ở Nhật Bản. Dịch vụ này gửi tin nhắn định kỳ đến điện thoại của người dùng để xác nhận sự an toàn của họ.

Tin nhắn vào điện thoại - thuốc trị đại dịch cô đơn ở Nhật Bản - Ảnh 1.

"Đại dịch cô đơn" đã trở nên tồi tệ hơn tại Nhật Bản trong suốt đại dịch COVID-19, khi mọi người có ít cơ hội gặp gỡ nhau hơn - Ảnh minh họa: JAPAN TIMES/GETTY IMAGES

Lâu nay, khi nói đến thực tế xã hội Nhật Bản nhiều người qua đời trong cô độc, người ta thường nghĩ đến những người cao tuổi sống neo đơn. Tuy nhiên, hiện nay ngày càng nhiều người ở độ tuổi trung niên lo lắng họ có thể chịu chung số phận.

Ông Isao Konno, 62 tuổi, có em trai là Yoshio Konno qua đời trong cô độc ở tuổi 51 vào tháng 2-2015 tại nhà riêng do bị hạ thân nhiệt và một tuần sau đó thi thể mới được phát hiện. Lần cuối ông Isao liên lạc với em trai mình là 3 ngày trước khi em trai qua đời và ông luôn ước giá như mình sớm nhận ra tình trạng sức khỏe của em trai.

Trăn trở về cái chết cô đơn của em trai đã thôi thúc ông Isao thành lập một tổ chức phi lợi nhuận có tên Enrich, với mong muốn giúp những người neo đơn không rơi vào thảm cảnh tương tự.

Tháng 11-2018, Enrich ra mắt dịch vụ giám sát an toàn miễn phí dành cho người trưởng thành thông qua mạng xã hội Line được sử dụng rộng rãi tại Nhật Bản.

Dịch vụ này tự động gửi tin nhắn định kỳ đến điện thoại của người dùng để xác nhận sự an toàn của họ. Nếu không nhận được phản hồi "OK" từ người dùng trong vòng 24 giờ, hệ thống sẽ tiếp tục gửi tin nhắn hoặc gọi điện thoại để xác nhận lần nữa. Nếu người dùng vẫn không phản hồi, hệ thống sẽ gửi cảnh báo đến các số điện thoại liên hệ khẩn cấp.

Tính đến tháng 5-2022, dịch vụ này có khoảng 5.800 người đăng ký, phần lớn ở độ tuổi 30-50.

Tháng 4 vừa qua, Chính phủ Nhật Bản công bố kết quả một cuộc khảo sát hơn 20.000 người trưởng thành ở nước này. Điều ngạc nhiên là số người được hỏi ở độ tuổi 20-30 cho biết họ cảm thấy cô đơn nhiều hơn số người cao tuổi.

"Đại dịch cô đơn" đã tồn tại ở Nhật Bản từ rất lâu trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Tuy nhiên, những biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt được áp dụng để ngăn chặn COVID-19 khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn khi mọi người có ít cơ hội gặp gỡ nhau hơn.

Các cơ quan y tế công cộng ở Nhật Bản đã có nhiều biện pháp hỗ trợ những người cao tuổi sống một mình. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu sự hỗ trợ dành cho những người trẻ tuổi đang đối mặt với sự cô đơn và cô lập xã hội vốn là những tình trạng khó xác định, phức tạp và khó giải quyết.

Cách tự chữa trị cảm giác cô đơn hậu COVID-19

TTO - Cô đơn là cảm thấy một mình dù các tiếp xúc xã hội nhiều như thế nào. Cảm giác này có thể tác động đến tất cả chúng ta - già, trẻ, lớn, bé - và vào bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời.

TTXVN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sáp nhập tỉnh, 'khối nghỉ hè', 'khối nghỉ hưu' chiếm sóng tìm kiếm của cư dân mạng

Trong quý 2, cư dân mạng Việt Nam quan tâm nhiều đến việc sáp nhập tỉnh, thành, và kỳ nghỉ hè với 'khối nghỉ hưu' và 'khối nghỉ hè'.

Sáp nhập tỉnh, 'khối nghỉ hè', 'khối nghỉ hưu' chiếm sóng tìm kiếm của cư dân mạng

Campuchia bác cáo buộc tấn công mạng Thái Lan

Campuchia khẳng định thông tin lan truyền cho rằng nước này sử dụng tin tặc Triều Tiên để tấn công các cơ quan của Thái Lan là sai trái.

Campuchia bác cáo buộc tấn công mạng Thái Lan

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

AI đang giúp cảnh báo sớm thiên tai như động đất, lũ, sóng thần nhờ phân tích dữ liệu cảm biến, vệ tinh và mô phỏng lan truyền.

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

TikTok sắp tung phiên bản Mỹ

Tờ The Information ngày 6-7 đưa tin TikTok đang phát triển một phiên bản mới của ứng dụng dành cho người dùng tại Mỹ.

TikTok sắp tung phiên bản Mỹ

Khi AI... vạch trần sinh viên dùng AI viết luận văn

Hiện nay, một số công cụ như Turnitin và GPTZero có khả năng phát hiện đạo văn, bài luận do AI 'sáng tác' hay số liệu ảo, biểu đồ ảo...

Khi AI... vạch trần sinh viên dùng AI viết luận văn

Nhân lực AI 'cháy hàng' tại Trung Quốc

Các vị trí liên quan đến AI đã trở thành 'miếng bánh thơm' trên thị trường việc làm Trung Quốc, ra trường có việc ngay.

Nhân lực AI 'cháy hàng' tại Trung Quốc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar