13/03/2014 09:55 GMT+7

Tin nhắn cuối cùng của thanh niên Iran mang hộ chiếu giả

ĐÔNG PHƯƠNG
ĐÔNG PHƯƠNG

TTO - “Tôi an toàn rồi” - đó là tin nhắn cuối cùng trên mạng xã hội của Pouria Nourmohammadi - một thanh niên Iran 19 tuổi mang hộ chiếu giả trên chuyến bay mất tích MH370. Tin này được cập nhật vài giờ trước khi chiếc máy bay MH370 mất tích.

Phóng to
Bức ảnh do Pouria Nourmohammadi đăng tải hôm 4-3 - Ảnh: Facebook

Theo báo Time ngày 12-3, thanh niên Nourmohammadi đăng tin trên Facebook rằng mình đã an toàn và cho biết "cảm thấy hào hứng” cho chuyến đi đổi đời ở châu Âu. Nourmohammadi đang trong chặng đầu tiên của chuyến bay đưa anh này tới Đức - nơi mẹ anh đang chờ để giúp anh bắt đầu cuộc sống mới.

Nhưng anh đã không đến được Đức. Chuyến bay MH370 của Hãng Malaysia Airlines biến mất hôm 8-3 cùng 239 người đang đi từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh. Sáu ngày sau khi máy bay mất tích, tàu hải quân và máy bay của ít nhất 9 quốc gia vẫn chưa tìm thấy bất kỳ dấu vết nào của máy bay.

Nourmohammadi đã úp mở rằng anh sẽ thực hiện một chuyến đi dài để đổi đời. "Vì một số vấn đề tôi sẽ hủy tài khoản của tôi. Các bạn của tôi, tôi nói nghiêm túc đấy, nếu tôi đã làm bất cứ điều gì không tốt với các bạn, hãy tha thứ cho tôi bởi vì có thể...", anh viết trên Facebook hôm 24-2.

Đến khi Nourmohammadi đăng các bức ảnh anh chụp tại tháp đôi Petronas thì một số người bạn mới biết anh đã rời Iran."Vậy cậu đi rồi ư? Cậu sẽ quay lại chứ?". "Không" - Nourmohammadi trả lời.

Nourmohammadi đang thực hiện một phi vụ liều lĩnh. Anh kêu gọi bạn bè cầu nguyện cho anh vào đêm anh rời đi. Sau khi đi qua chốt kiểm tra hộ chiếu của sân bay quốc tế Kuala Lumpur, anh đăng dòng tin nhắn: "Cám ơn tất cả những người đã cầu nguyện cho tôi, tôi an toàn rồi".

Vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn một số thanh niên Iran liều mình thực hiện các chuyến đi đổi đời. Nhiều người dùng các biện pháp bất hợp pháp để đến được các nước phương Tây, nhiều trường hợp đã phải đi theo các đường dây buôn người.

Việc hai người Iran bị phát hiện lên máy bay Malaysia bằng hộ chiếu đánh cắp làm dấy lên nghi ngờ về một vụ khủng bố hay cướp máy bay. Tuy nhiên, các cơ quan điều tra không đánh giá cao giả thuyết này. Tổng thư ký Interpol Ronald Noble cho biết Nourmohammadi và Seyed Hamid Reza Delavar, 29 tuổi, "có thể không phải là khủng bố".

Lãnh đạo lực lượng cảnh sát Malaysia Khalid Abu Bakar hôm qua cũng cho biết nam thanh niên có thể dùng hộ chiếu đánh cắp để đến châu Âu. Ông cho biết đã liên lạc với mẹ của Nourmohammadi ở Frankfurt, Đức.

ĐÔNG PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hoa sen nở từ hạt giống 1.400 năm tuổi

Những ngày này, hàng ngàn đóa sen đang nở rộ tại thành phố Gyōda, tỉnh Saitama, Nhật Bản. Điều đặc biệt là nhiều hoa sen trong số đó mọc lên từ những hạt giống có niên đại lên đến 1.400 năm.

Hoa sen nở từ hạt giống 1.400 năm tuổi

Người phụ nữ Úc cuối cùng cũng thừa nhận giết gia đình chồng bằng nấm độc

Tòa án bang Victoria (Úc) kết luận bà Erin Patterson giết 3 người, mưu sát 1 người bằng nấm độc trong bữa trưa hồi tháng 7-2023.

Người phụ nữ Úc cuối cùng cũng thừa nhận giết gia đình chồng bằng nấm độc

Độc lạ hệ thống che mát công nghệ cao quanh nhà thờ Hồi giáo ở Saudi Arabia

Hệ thống ô (dù) che nắng hiện đại ở nhà thờ Hồi giáo Saudi Arabia gây ấn tượng lớn đến mức chúng bị nghi ngờ là không có thật.

Độc lạ hệ thống che mát công nghệ cao quanh nhà thờ Hồi giáo ở Saudi Arabia

Triều Tiên cấm du khách là nhà báo, KOL phương Tây

Triều Tiên từ chối cho những người có ảnh hưởng ở phương Tây tham gia đoàn du khách đến Hội chợ thương mại Mùa thu tháng 10.

Triều Tiên cấm du khách là nhà báo, KOL phương Tây

Tiền giấy mới của Nhật Bản bị 'ế’

Sau một năm, tiền giấy mới của Nhật Bản chỉ chiếm 28,8% tổng số tiền giấy đang được sử dụng.

Tiền giấy mới của Nhật Bản bị 'ế’

Sự thật về bức ảnh 'bé gái Palestine thò tay cầu cứu dưới đống đổ nát'

Gần đây, mạng xã hội lan truyền bức ảnh một bé gái đang thò tay và nhìn qua khe tường nứt ở Palestine, được cho là đang cầu cứu.

Sự thật về bức ảnh 'bé gái Palestine thò tay cầu cứu dưới đống đổ nát'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar