24/07/2019 17:30 GMT+7

Tin đồn hiến tế khiến 8 người bị đánh hội đồng đến chết

TƯỜNG NGUYỄN
TƯỜNG NGUYỄN

TTO - Cảnh sát Bangladesh cho biết ít nhất 8 người đã thiệt mạng oan vì bị đám đông dân chúng đánh đập do bị nghi là những kẻ bắt cóc trẻ em.

Tin đồn hiến tế khiến 8 người bị đánh hội đồng đến chết - Ảnh 1.

Hình ảnh minh họa cho một trường hợp thiệt mạng - Ảnh: REUTERS

Ngày 24-7, tại cuộc họp báo ở thủ đô Dhaka, cảnh sát trưởng Javed Patwary cho biết các nạn nhân, trong đó có 2 phụ nữ, đã bị đám đông giận dữ đánh đập dã man vì bị nghi ngờ là những kẻ bắt cóc trẻ em để đem đi hiến tế. Đã có ít nhất 8 trường hợp như vậy trong một tuần qua.

Theo hãng tin AFP, trong số những nạn nhân bị giết hại có một bà mẹ đơn thân đang nuôi 2 con nhỏ tên Taslima Begum. 

Người phụ nữ xấu số này đã bị đám đông giận dữ đánh đập cho tới chết ngay trước cổng một trường học hôm 20-7. Cảnh sát đã bắt giữ 8 người trong vụ việc này.

Ngoài ra, một người đàn ông khiếm thính cũng đã bị đánh cho tới chết ở khu vực bên ngoài thủ đô Dhaka khi đang trên đường tới thăm con gái.

Chuyện này xuất phát từ các tin đồn, chủ yếu lan truyền trên mạng xã hội Facebook, cho rằng một dự án xây cây cầu trị giá 3 tỉ USD đang tiến hành tại Bangladesh cần phải được hiến tế bằng tính mạng của nhiều người nếu muốn hoàn thành tốt đẹp.

Cây cầu này - sẽ là lớn nhất Bangladesh sau khi khánh thành - đang được xây dựng trên sông Padma, một nhánh chính của sông Hằng.

Cảnh sát trưởng Patwary cho biết cảnh sát đã phân tích từng trường hợp và xác nhận không có đối tượng nào bắt cóc trẻ em. Ngoài những nạn nhân trên, hơn 30 người khác cũng đã bị tấn công với lý do tương tự.

Giới chức địa phương cho biết các đồn cảnh sát trên khắp đất nước 160 triệu dân này đã nhận được lệnh trấn áp tin đồn thất thiệt nói trên. Ít nhất 25 kênh YouTube, 60 trang mạng xã hội Facebook và 10 trang web đã bị đóng cửa. Cảnh sát đã bắt giữ ít nhất 5 đối tượng nghi phát tán tin đồn thất thiệt trên.

Những vụ đồn thổi từng xảy ra tại Bangladesh nhưng hiện tượng tàn bạo lần này đã làm "dấy lên lo ngại rằng đây là dấu hiệu về sự mất lòng tin của người dân đối với hệ thống luật pháp hiện hành", theo nhận định của ông Monirul Islam, giáo sư xã hội học tại ĐH Dhaka.

Năm ngoái, theo hãng tin AFP, những tin đồn về chuyện bắt cóc trẻ em cũng đã xảy ra tại Ấn Độ và lan truyền chủ yếu qua WhatsApp, cũng đã khiến khoảng 30 người bị đánh hội đồng đến chết như lần này ở Bangladesh.

Vào năm 2010, theo báo chí địa phương, tại Bangladesh cũng từng xảy ra tin đồn về chuyện hiến tế người để làm cầu.

TƯỜNG NGUYỄN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Thông tin nói rằng cụm từ "AstraZeneca" được dịch thành "con đường tới cái chết" trên Google Dịch đang lan truyền rộng rãi, nhưng các nhà ngôn ngữ học khẳng định đây chỉ là tin đồn thêu dệt.

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Luôn phải cảnh giác khi bị thúc giục chuyển tiền, nhận link chuyển khoản

Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, không truy cập và đăng nhập thông tin tài khoản ngân hàng hoặc thông tin thẻ tín dụng tại bất kỳ đường link theo yêu cầu qua điện thoại, tin nhắn hoặc email không rõ nguồn gốc.

Luôn phải cảnh giác khi bị thúc giục chuyển tiền, nhận link chuyển khoản

Video xúc động về cựu binh hát trong chương trình tài năng Mỹ là sản phẩm của AI

Đoạn video xúc động về cựu binh Thế chiến 2 hát tưởng nhớ người bạn gây sốt mạng xã hội Mỹ, nhưng đây thực chất lại chỉ là sản phẩm dàn dựng bằng công nghệ AI tinh vi.

Video xúc động về cựu binh hát trong chương trình tài năng Mỹ là sản phẩm của AI

Sự thật phía sau video Trung Quốc phá vòng phong tỏa của Israel để cứu trợ Gaza

Đoạn video gây sốt trên mạng xã hội được cho là ghi lại cảnh Trung Quốc đã phá vòng phong tỏa của Israel để thả hàng cứu trợ Dải Gaza thực chất là thông tin sai sự thật.

Sự thật phía sau video Trung Quốc phá vòng phong tỏa của Israel để cứu trợ Gaza

Video thả tảng đá nặng 1 tấn xuống xe Tesla Cybertruck là giả, do AI tạo ra

Một video đang gây sốt trên mạng xã hội cho thấy chiếc Tesla Cybertruck vẫn nguyên vẹn sau khi bị thả tảng đá 1 tấn từ trên cao xuống. Tuy nhiên, thực tế đây là video giả, được tạo ra bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).

Video thả tảng đá nặng 1 tấn xuống xe Tesla Cybertruck là giả, do AI tạo ra

Chưa có chứng cứ cho thấy ông Biden che giấu việc mình bị ung thư tuyến tiền liệt

Việc ông Biden công bố thông tin mắc ung thư tuyến tiền liệt đã làm dấy lên nhiều nghi vấn và tranh cãi, nhưng các chuyên gia khẳng định đây là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi và không có dấu hiệu bị che giấu như đồn đoán.

Chưa có chứng cứ cho thấy ông Biden che giấu việc mình bị ung thư tuyến tiền liệt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar