26/06/2022 18:06 GMT+7

Tin COVID-19 chiều 26-6: Chỉ 32 tỉnh thành ghi nhận ca mắc mới nhưng Hà Nội và TP.HCM đều tăng

LAN ANH
LAN ANH

TTO - Bản tin COVID-19 chiều 26-6 của Bộ Y tế cho biết có 32 tỉnh thành ghi nhận ca mắc mới trong ngày, với tổng số 557 ca (giảm 100 ca so với ngày trước đó). Tuy nhiên cả Hà Nội và TP.HCM đều tăng số mắc.

Tin COVID-19 chiều 26-6: Chỉ 32 tỉnh thành ghi nhận ca mắc mới nhưng Hà Nội và TP.HCM đều tăng - Ảnh 1.

Một nhân viên y tế tại Trạm y tế xã Phù Lỗ đang tư vấn cũng như hỏi các thông tin từ phía một phụ huynh đưa trẻ đến tiêm - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Tính từ 16h ngày 25-6 đến 16h ngày 26-6, trên Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 557 ca nhiễm mới, trong đó 0 ca nhập cảnh và 557 ca ghi nhận trong nước (giảm 100 ca so với ngày trước đó) tại 32 tỉnh, thành phố, có 476 ca trong cộng đồng.

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (177), TP.HCM (32), Bắc Ninh (32), Phú Thọ (26), Quảng Ninh (21), Nghệ An (21), Bắc Kạn (20),

Quảng Bình (18), Lào Cai (16), Vĩnh Phúc (14), Thái Nguyên (14), Tuyên Quang (14), Đà Nẵng (14), Thanh Hóa (12), Thái Bình (12), Thừa Thiên Huế (12), Sơn La (11), Nam Định (11), Ninh Bình (11), Yên Bái (11), Quảng Trị (10),

Hà Nam (10), Hòa Bình (9), Lâm Đồng (6), Hải Dương (6), Cao Bằng (6), Điện Biên (3), Hưng Yên (2), Khánh Hòa (2), Lai Châu (2), Quảng Nam (1), Bến Tre (1).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Yên Bái (-32), Bắc Ninh (-21), Phú Thọ (-19).

Tin COVID-19 chiều 26-6: Chỉ 32 tỉnh thành ghi nhận ca mắc mới nhưng Hà Nội và TP.HCM đều tăng - Ảnh 2.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bắc Kạn (+20), Thừa Thiên Huế (+12), Hà Nội (+8).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 680 ca/ngày.

Tiếp tục chuỗi ngày không thêm ca tử vong

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.743.448 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.490 ca nhiễm).

Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4-2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.735.681 ca, trong đó có 9.646.997 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.605.038), TP.HCM (610.018), Nghệ An (485.531), Bắc Giang (387.719), Bình Dương (383.796).

Tin COVID-19 chiều 26-6: Chỉ 32 tỉnh thành ghi nhận ca mắc mới nhưng Hà Nội và TP.HCM đều tăng - Ảnh 3.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 7.300 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi đến nay là 9.649.814 ca.

Số bệnh nhân đang thở oxy là 27 ca, trong đó: Thở oxy qua mặt nạ: 21 ca; Thở oxy dòng cao HFNC: 4 ca; Thở máy không xâm lấn: 0 ca; Thở máy xâm lấn: 2 ca; ECMO: 0 ca.

Từ 17h30 ngày 25-6 đến 17h30 ngày 26-6 ghi nhận 0 ca tử vong. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 0 ca. Hầu hết trong 30 ngày vừa qua đều không ghi nhận ca tử vong.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.084 ca, chiếm tỉ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Trong ngày 25-6 có 345.608 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 229.551.802 liều, trong đó: Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 204.374.077 liều (các mũi 1, 2, 3, 4); Trẻ từ 12-17 tuổi là 17.868.412 liều (các mũi 1, 2, 3). Trẻ từ 5-11 tuổi là 7.309.313 liều gồm: mũi 1 là 5.617.257 liều; mũi 2 là 1.692.056 liều.

Tin COVID-19 chiều 25-6: Hơn 650 ca mới, nhiều ngày không có ca ECMO và tử vong

TTO - Tính từ 16h ngày 24-6 đến 16h ngày 25-6, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 657 ca nhiễm mới trong nước (tăng 4 ca so với ngày trước đó) tại 36 tỉnh, thành phố (có 512 ca trong cộng đồng).

LAN ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ngày 5-7, tòa án Pháp đã tuyên một bác sĩ phụ khoa 10 năm tù vì xâm hại tình dục 9 bệnh nhân trong quá trình khám bệnh.

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Trước tình hình hàng loạt tai nạn điện thương tâm liên tục xảy ra, yêu cầu về 1 thiết bị chống giật an toàn cao, hiệu quả, ngăn ngừa tối đa các nguy cơ xảy ra tai nạn điện được đặt ra cấp bách.

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam bị gãy dương vật, do thói quen bẻ 'cậu nhỏ' vào buổi sáng khi thức dậy.

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 26 quy định nhiều nội dung mới về việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, hướng đến mục tiêu quản lý minh bạch, hiệu quả và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bệnh.

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Một nam bệnh nhân tại TP.HCM nghi bị bạn gái quen qua mạng lừa đảo sang Campuchia, trên người có nhiều vết thương, dấu hiệu bị chích điện dẫn đến tổn thương đa cơ quan.

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh bé nhà mình đưa ngón tay cái hoặc thậm chí nhiều ngón tay vào miệng mút? Đừng quá lo lắng và hoang mang, nhưng nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục có thể ảnh hưởng tới răng, hàm... của trẻ.

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar