01/07/2021 14:21 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tin chống vắc xin sai lệch tràn lan, làm hại hàng triệu người châu Á

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Đủ loại thông tin chống vắc xin đang lan truyền ở châu Á khiến tỉ lệ tiêm ngừa COVID-19 tại nhiều nước ở mức thấp, đe dọa cuộc chiến chống dịch của khu vực.

Tin chống vắc xin sai lệch tràn lan, làm hại hàng triệu người châu Á - Ảnh 1.

Người dân Indonesia đến tiêm ngừa COVID-19 tại một điểm tiêm ở ngoại ô Jakarta ngày 30-6 - Ảnh: REUTERS

Anh Gerry Casida nằm trong danh sách ưu tiên tiêm ngừa COVID-19 ở Philippines vì bị bệnh suyễn, tuy nhiên anh quyết định không đi tiêm vì đọc các thông tin trên mạng xã hội.

"Tôi đọc nhiều bài đăng trên Facebook rằng có nhiều người chết ở các nước vì vắc xin và thông tin bị che giấu" - anh Casida nói.

Hàng triệu người ở châu Á cũng giống Casida, bị dọa bởi những thông tin sai lệch về vắc xin, làm ảnh hưởng đến nỗ lực tiêm ngừa tại khu vực.

Tại Philippines, dù có tỉ lệ ca mắc COVID-19 mới cao ngất ngưởng, các khảo sát mới đây cho thấy người dân ở nhiều nơi không muốn tiêm vắc xin.

Theo khảo sát của tổ chức Social Weather Stations, có đến 68% dân số Philippines không chắc chắn hoặc không muốn tiêm ngừa. Tại Thái Lan, 1/3 người dân từ chối tiêm vắc xin, theo khảo sát của Suan Dusit, trong khi theo một khảo sát khác, tỉ lệ này tại Indonesia là 1/5.

"Đây là bối cảnh truyền thông đã bị ô nhiễm. Thông tin sai lệch về vắc xin gieo rắc nỗi sợ hãi cho mọi người" - bà Melissa Fleming, phó tổng thư ký phụ trách truyền thông toàn cầu của Liên Hiệp Quốc, nói.

Trong số nhiều nhóm thảo luận chống vắc xin trên mạng xã hội mà Hãng tin Bloomberg tìm hiểu, một nhóm tại Philippines cho rằng những người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 sẽ bị "đóng dấu của quái vật".

Còn tại Malaysia, những thông tin như vắc xin gây nguy hiểm đến nội tạng, biến đổi gene đang tràn lan trên ứng dụng WhatsApp. Nhiều thuyết âm mưu khác cũng rất phổ biến là vắc xin có chip siêu nhỏ để lấy thông tin sinh trắc học của người được tiêm.

Tin chống vắc xin sai lệch tràn lan, làm hại hàng triệu người châu Á - Ảnh 2.

Một người dân ở Indonesia được tặng gà sau khi tiêm ngừa COVID-19 ngày 15-6 - Ảnh: REUTERS

Chính phủ nhiều nước đã vất vả để thuyết phục người dân tin vào vắc xin. Chẳng hạn, Bộ trưởng Khoa học Malaysia Khairy Jamaluddin phải lên tiếng khẳng định rằng vắc xin rất an toàn và không có chứa chip siêu nhỏ.

Trong khi đó, Chính phủ Singapore hồi tháng 5-2021 nhanh chóng tuyên bố giải thích sau khi một nhóm bác sĩ đặt câu hỏi về việc liệu vắc xin sử dụng công nghệ mRNA có làm biến đổi gene hay không.

"Với tư cách là một bác sĩ, tôi rất thất vọng trước sự thiếu khoa học và thiếu chuyên nghiệp trong cách diễn giải bằng chứng khoa học và cư xử của những bác sĩ này. Nó tạo ra sự hoang mang, sợ hãi trong công chúng, đồng thời tuyên truyền những điều hoang đường, sai sự thật" - ông Koh Poh Koon, quan chức y tế cấp cao Singapore, nói.

Ngoài ra, việc có ít lựa chọn về vắc xin cũng khiến người dân nơi đây nảy sinh tâm lý chờ đợi thêm.

Để khuyến khích người dân, tại một số nước như Philippines, Tổng thống Rodrigo Duterte thậm chí dọa sẽ bỏ tù những người không đi tiêm, còn một số vùng nông thôn ở Indonesia tặng gà cho người đến tiêm ngừa.

Tại Hong Kong, tặng phiếu mua sắm, vé máy bay và thậm chí treo thưởng cả một căn hộ trị giá 1,4 triệu USD cho người đi tiêm rút thăm may mắn.

"Vũ khí lớn nhất mà virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 đang có để chống lại con người là sự do dự về vắc xin và sự thiếu phản ứng phối hợp trên toàn thế giới. Những vũ khí đó đang khiến cho COVID-19 chiến thắng một cách khó tin" - bác sĩ Leong Hoe Nam thuộc Bệnh viện Mount Elizabeth Novena, Singapore nói.

Châu Âu không cấp phép cho phiên bản vắc xin AstraZeneca do Ấn Độ sản xuất

TTO - Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu ngày 30-6 thông báo không cấp phép cho Covishield (phiên bản vắc xin AstraZeneca do Ấn Độ sản xuất) do có khả năng “khác biệt” với phiên bản gốc.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: Vắc xin covid-19 châu Á

Tin cùng chuyên mục

Từ năm 2026, người ngoại tình tại Mỹ và Nam Phi sẽ bị bắt?

Thông tin người ngoại tình trong hôn nhân sẽ bị xử lý hình sự gây xôn xao tại Mỹ và Nam Phi trong nhiều tháng qua, nhưng thực tế không có dự luật nào như vậy tồn tại.

Từ năm 2026, người ngoại tình tại Mỹ và Nam Phi sẽ bị bắt?

Sự thật về cáo buộc ông Biden giấu bệnh ung thư: Chuyên gia nói gì?

Dư luận tranh cãi sau phát ngôn của ông Trump về "ung thư giai đoạn 9" của ông Biden - một thuật ngữ y học không tồn tại - khiến nhiều người đặt câu hỏi: liệu đây là sự nhầm lẫn hay một chiến thuật chính trị có chủ đích?

Sự thật về cáo buộc ông Biden giấu bệnh ung thư: Chuyên gia nói gì?

Việc treo hình ông Trump khổ lớn trước trụ sở Bộ Nông nghiệp Mỹ là có thật

Bức ảnh cỡ lớn của ông Donald Trump treo cạnh ảnh tổng thống Abraham Lincoln trên tòa nhà Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) trong tuần qua là có thật, theo xác nhận từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).

Việc treo hình ông Trump khổ lớn trước trụ sở Bộ Nông nghiệp Mỹ là có thật

Thông tin 'Mỹ nhận máy bay do Qatar sản xuất' là sai sự thật

Gần đây, mạng xã hội rộ lên thông tin Lầu Năm Góc có phê duyệt việc tiếp nhận "chiếc máy bay do Qatar sản xuất" để làm Air Force One tiếp theo vào tháng 5-2025. Tuy nhiên ngày 21-5 Lầu Năm Góc chính thức lên tiếng thông tin này là sai sự thật.

Thông tin 'Mỹ nhận máy bay do Qatar sản xuất' là sai sự thật

Nam sinh mất 500 triệu sau màn 'đọc lệnh bắt online' của công an giả

Nam sinh 20 tuổi ở Hà Nội bị lừa 500 triệu đồng sau khi nhận cuộc gọi video từ kẻ giả danh công an, dọa liên quan vụ án ma túy, đọc lệnh bắt online.

Nam sinh mất 500 triệu sau màn 'đọc lệnh bắt online' của công an giả

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc

Gần đây Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có một cuộc “diệt chủng” nhằm vào nông dân da trắng ở Nam Phi và đề xuất đưa họ sang Mỹ tị nạn. Song việc kiểm chứng của Đài CNN lại cho thấy thông tin không phải như vậy.

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar