05/01/2014 06:20 GMT+7

Tìm xác mẹ dưới lòng sông sâu

VŨ TOÀN - GIA BẢO
VŨ TOÀN - GIA BẢO

TT - 3g ngày 31-12-2013, trong giá rét dưới 11OC, bà Nguyễn Thị Mai (51 tuổi, ở xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) vẫn chèo nốc (chiếc xuồng) ngược sông Ngàn Phố đi thả lưới. Nhưng khác với mọi lần trước, chuyến mưu sinh này bà không quay về nữa.

Phóng to
Những người con trai của bà Mai lặn tìm thi thể mẹ - Ảnh: Gia Hưng

Mấy chục năm nay bà Mai cùng chồng xuôi ngược sông Ngàn Phố để kiếm con tôm, con cá nuôi tám đứa con. Ba năm nay chồng đau ốm nên bà Mai phải ngược xuôi trên sông một mình từ mờ sáng để mưu sinh. Ông Phước kể giọng buồn rầu: “3g khuya ngày 31-12, bà Mai lay tôi dậy tìm cái đèn pin. Tưởng bà lấy thêm cái mền đắp cho mấy đứa nhỏ đỡ lạnh, ai ngờ bà xuống sông đi thả lưới”.

Trời sáng, ông Phước vẫn không thấy bà Mai về như mọi ngày để lấy xe đạp chở cháu đi học. Vừa lúc ấy, nghe người làng gọi lớn báo tin “bà Mai bị nước cuốn trôi rồi” thì ông Phước thả dép hoảng hốt chạy bộ theo bờ cát, ngược lên phía dòng sông. Ở nơi ấy, ông thấy chiếc nốc của nhà mình đang trôi như chiếc lá giữa dòng, còn bóng dáng quen thuộc của bà Mai thì không thấy đâu.

Ông Võ Văn Đức, chủ tịch UBND xã Sơn Giang, nhìn về phía cầu Tràn kể lại: “Khi nghe anh Hòa bán quán bên bờ sông báo tin có người chết đuối, tôi chạy ra ngay. Anh Hòa bảo lúc 6g30 thấy một người ngụp lặn dưới sông mà không biết người ấy làm gì, đến khi thấy chiếc nốc không người chèo của bà Mai trôi ra khỏi gầm cầu Tràn mới đoán bà bị trôi”. Việc đầu tiên ông Đức làm là hướng dẫn người ra cắm cọc tại vị trí bà Mai bị chìm, rồi cử người đi mua một can nước mắm cho mười người dân chài uống để lặn xuống dòng sông giá rét tìm thi thể bà Mai.

Trong mười thợ lặn đó có ba con trai của bà Mai là Nguyễn Văn Ái, Nguyễn Văn Quốc, Nguyễn Văn Bộ. Do bố mẹ một đời làm nghề sông nước nên ba anh em Ái cũng theo nghề này nhưng đây là lần đầu tiên họ lặn xuống sông tìm người chết đuối, mà người đó lại là mẹ mình. Ái kể: “Trời và nước lạnh buốt, lặn chạm đáy sông ít phút là phải đạp chân đẩy người lên vì toàn thân tê cóng. Khúc sông rộng hơn trăm mét, sâu chừng 5m nên phải liên tục ngoi lên lấy sức để lặn tiếp. Ba anh em bàn nhau chia ba hướng xung quanh cái cọc đã được định vị để ngụp lặn tận đáy nhưng vẫn không thấy thi thể mẹ. Quần nát dòng sông suốt buổi sáng hôm đó, cuối cùng người đẩy thi thể bà Mai lên khỏi mặt nước chính là người cháu ruột của bà tên Nguyễn Văn Huyên.

Tại ngôi nhà nghèo của bà Mai, tôi gặp con út của bà là Lan đang học lớp 7. Lan vừa khóc vừa nói: “Đêm nào mẹ cũng ngủ với con, đến tầm 4g sáng thì mẹ dậy đi thả lưới, 6g bắt đầu “lận” lưới (lần từng mắt lưới để lấy cá) nhưng không hiểu sao hôm đó mẹ lại đi sớm thế. Do sông ít cá nên lưới của mẹ chỉ dính toàn cá bù, cá diệc và cá lấn cấn. Bữa nào được ít thì đem về nhà ăn, may mắn lắm mới kiếm được vài ký mang lên chợ Phố Châu bán được 40.000-50.000 đồng. Mẹ cứ chắt bóp hằng ngày như thế cho con đi học. Giờ mẹ lâm nạn chắc con phải nghỉ học”.

Một người con trai của bà Mai nói: “Cả đời mẹ làm nghề lưới nhưng do nhà chỉ có một chiếc nốc nên cháu phải đi kéo lưới thuê chỗ khác. Mấy năm nay cha đau ốm nên mẹ càng nóng ruột xoay xở kiếm tiền lo thuốc thang cho cha, trời rét mấy mẹ cũng xuống sông đi lưới một mình từ mờ sáng. Nếu đi lưới có hai người thì chưa chắc mẹ đã bị nước cuốn trôi”.

Hôm đưa thi thể bà Mai về nhà, những đứa con của bà kéo chiếc nốc về bến sông, trên nốc chưa có một con cá nào.

VŨ TOÀN - GIA BẢO

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ luyện tập và tham gia diễu binh, diễu hành trong lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP.HCM, chàng chiến sĩ đã bưng tráp sang dạm ngõ ‘hậu phương’.

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Anh sợ một mai em buông tay, căn nhà này sẽ trống vắng không chỉ bởi thiếu đi tiếng cười.

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Khi gia đình mất kết nối

Một số gia đình đang bị mất kết nối khi vợ chồng chỉ còn là vỏ bọc bên ngoài, không thể nói chuyện cùng nhau. Ba mẹ với con cái cũng vậy.

Khi gia đình mất kết nối

Yêu hết mình, chia tay hết hồn!

Với không ít bạn trẻ, tiền bạc có thể không phải là thước đo tình yêu. Nhưng trong nhiều trường hợp, tài chính lại là phép thử cay đắng nhất.

Yêu hết mình, chia tay hết hồn!

Cô gái tặng hoa và chiến sĩ diễu binh: Vẫn giữ liên lạc, lời hứa hẹn chưa thể nói

Trong mùa đại lễ 30-4, khoảnh khắc cô gái tặng hoa cho chiến sĩ trong đoàn diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước bất ngờ gây sốt mạng xã hội.

Cô gái tặng hoa và chiến sĩ diễu binh: Vẫn giữ liên lạc, lời hứa hẹn chưa thể nói

Đừng bắt đàn ông phải mở 'hộp mù tâm lý'

Đàn ông không hề vô tâm, chỉ là do đang ưu tiên cho mục tiêu quan trọng hơn trong từng giai đoạn của cuộc đời. Họ thường nhìn sự việc một cách ngắn nhất, dễ nhất và ít phức tạp nhất.

Đừng bắt đàn ông phải mở 'hộp mù tâm lý'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar